Giảng viên giảng dạy trình độ đại học phải có bằng tiến sỹ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên.

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ công bố dự thảo thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp của giáo viên THPT, bao gồm: giáo viên THPT hạng III, giáo viên THPT hạng II và giáo viên THPT hạng I.

Thông tư này áp dụng đối với giáo viên trung học phổ thông trong các trường công lập có cấp trung học phổ thông đồng thời có thể áp dụng đối với giáo viên trung học phổ thông trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông công lập bao gồm: nhiệm vụ; tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp; tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Giáo viên trung học phổ thông hạng III tối thiểu có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;

Ứng dụng được công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học và giáo dục học sinh trung học phổ thông;

Có trình độ ngoại ngữ bậc 1; giáo viên ngoại ngữ phải có trình độ ngoại ngữ thứ hai bậc 2 hoặc sử dụng thành thạo tiếng dân tộc trong việc giảng dạy, giáo dục học sinh ở vùng dân tộc thiểu số;

Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên hàng năm đạt loại trung bình trở lên…

Giáo viên THPT hạng II tối thiểu có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT;

Ứng dụng hiệu quả và hướng dẫn đồng nghiệp vận dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học và giáo dục học sinh THPT;

Có trình độ ngoại ngữ bậc 2; giáo viên ngoại ngữ phải có trình độ ngoại ngữ thứ hai bậc 3 hoặc sử dụng tốt tiếng dân tộc trong việc giảng dạy, giáo dục học sinh ở vùng dân tộc thiểu số;

Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên hàng năm đạt loại khá trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng Tiêu chuẩn chức danh giáo viên THPT hạng II; có thâm niên ở chức danh giáo viên THPT hạng III từ 3 năm trở lên...

Giáo viên THPT hạng I tối thiểu có bằng tốt nghiệp thạc sỹ đúng hoặc phù hợp với môn học giảng dạy; có bằng thạc sỹ quản lý giáo dục nếu là phó hiệu trưởng; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT nếu không có bằng đại học sư phạm;

Có khả năng phổ biến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học và giáo dục học sinh THPT cho đồng nghiệp;

Có trình độ ngoại ngữ bậc 3; giáo viên ngoại ngữ phải có trình độ ngoại ngữ thứ hai bậc 3; hoặc sử dụng thành thạo tiếng dân tộc để giảng dạy, giáo dục học sinh ở vùng dân tộc thiểu số;

Có chứng chỉ bồi dưỡng Tiêu chuẩn chức danh giáo viên THPT hạng I; thực hiện việc bồi dưỡng thường xuyên hàng năm đạt loại giỏi; có thâm niên ở chức danh giáo viên trung học phổ thông hạng II từ 3 năm trở lên…

Giảng viên đại học là một trong những đối tượng nhận được sự quan tâm của đông đảo độc giả của LuatVietnam đặc biệt là vấn đề lương của đối tượng này. Dưới đây là chi tiết mức lương của giảng viên đại học trong năm 2022.

Mục lục bài viết [Ẩn]

  • 1. Giảng viên đại học gồm những ai?
  • 2. Yêu cầu về trình độ đào tạo của giảng viên
  • 3. Giảng viên đại học được xếp lương như thế nào?
  • 3.1 Giảng viên là viên chức tại trường đại học, cao đẳng sư phạm
  • 3.2 Giảng viên đại học là người lao động

1. Giảng viên đại học gồm những ai?

Khoản 29 Điều 1 Luật Giáo dục đại học năm 2018 quy định về giảng viên như sau:

Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; có trình độ đáp ứng quy định của Luật này, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.

Đồng thời, khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục năm 2019 có quy định các đối tượng được gọi là giảng viên như sau:

Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.

Có thể thấy, hiện không có định nghĩa cụ thể, chi tiết về giảng viên là ai. Tuy nhiên, từ các căn cứ nêu trên, có thể hiểu, giảng viên là người thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trong các trường cao đẳng, đại học trở lên, có nhân thân rõ ràng, phẩm chất cũng như đạo đức, sức khoẻ tốt.

Ngoài ra, vẫn tại khoản 29 Điều 1 Luật Giáo dục đại học năm 2018, quy định về giảng viên còn được đề cập đến nội dung sau đây:

Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động, quy định về vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng của cơ sở giáo dục đại học.

Như vậy, giảng viên là người giảng dạy trong các trường cao đẳng, đại học và gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sứ, giáo sư.

2. Yêu cầu về trình độ đào tạo của giảng viên

Khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Giáo dục đại học năm 2018 nêu rõ:

Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ, trừ chức danh trợ giảng; trình độ của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là tiến sĩ. Cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên; phát triển, ưu đãi đội ngũ giáo sư đầu ngành để phát triển các ngành đào tạo.

Như vậy, giảng viên có trình độ đào tạo tối thiểu là thạc sĩ trừ trợ giảng, khi giảng viên dạy trình độ thạc sĩ thì yêu cầu về trình độ đào tạo là thạc sĩ, nếu dạy trình độ tiến sĩ thì yêu cầu về trình độ thạc sĩ là tiến sĩ.

Ngoài ra, với các chức danh giảng viên khác nhau tại các cấp học khác nhau, yêu cầu về trình độ đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu cụ thể như sau:

Giảng viên

Yêu cầu

Viên chức trong cơ sở đại học công lập

[Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT sửa đổi bởi Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT]

Giảng viên cao cấp

- Là tiến sĩ có bằng phù hợp vị trí việc làm, ngành/chuyên ngành giảng dạy.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giảng viên cao cấp hạng I.

Giảng viên chính

- Là thạc sĩ trở lên có bằng phù hợp vị trí việc làm, ngành/chuyên ngành giảng dạy.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giảng viên chính hạng II.

Giảng viên

- Là thạc sĩ trở lên có bằng phù hợp vị trí việc làm, ngành/chuyên ngành giảng dạy.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giảng viên hạng III.

Trợ giảng

Là cử nhân tốt nghiệp đại học trở lên có bằng phù hợp vị trí việc làm, ngành/chuyên ngành giảng dạy.

Viên chức trong các trường cao đẳng sư phạm công lập

[Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT sửa đổi bởi Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT]

Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp

- Là tiến sĩ có bằng phù hợp vị trí việc làm, ngành/chuyên ngành giảng dạy.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nếu không tốt nghiệp đại học sư phạm/đại học sư phạm kỹ thuật

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giảng viên cao đẳng cao cấp hạng I.

Giảng viên cao đẳng sư phạm chính

- Là thạc sĩ có bằng phù hợp vị trí việc làm, ngành/chuyên ngành giảng dạy.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nếu không tốt nghiệp đại học sư phạm/đại học sư phạm kỹ thuật

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giảng viên cao đẳng chính hạng II.

Giảng viên cao đẳng sư phạm

- Là thạc sĩ có bằng phù hợp vị trí việc làm, ngành/chuyên ngành giảng dạy.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nếu không tốt nghiệp đại học sư phạm/đại học sư phạm kỹ thuật

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giảng viên cao đẳng hạng III.

3. Giảng viên đại học được xếp lương như thế nào?

3.1 Giảng viên là viên chức tại trường đại học, cao đẳng sư phạm

Căn cứ Điều 9 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT và Điều 10 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT, viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm được xếp lương như sau:

Giảng viên

Hệ số

Mức lương

- Cao đẳng sư phạm cao cấp.

- Đại học cao cấp

- Viên chức loại A3, nhóm 1 [A3.1].

- Từ 6,2 - 8,0.

Dao động từ 9.238.000 - 11.920.000 đồng/tháng

- Cao đẳng sư phạm chính.

- Đại học chính.

- Viên chức loại A2, nhóm 1 [A2.1].

- Từ 4,4 - 6,78.

Dao động từ 6.556.000 - 10.102.200 đồng/tháng

- Cao đẳng sư phạm.

- Giảng viên đại học.

- Trợ giảng.

- Viên chức loại A1.

- Từ 2,34 - 4,98.

Dao động từ 3.486.600 - 7.420.200 đồng/tháng

Theo đó, để độc giả có thể theo dõi ảnh dưới đây để biết chi tiết lương của từng hạng theo từng bậc lương.

3.2 Giảng viên đại học là người lao động

Ngoài viên chức là giảng viên được ký hợp đồng làm việc với các trường công lập thì hưởng lương theo các hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng với bảng lương của viên chức trong các đơn vị sự nghiệp thì hiện nay có không ít giảng viên là người lao động ký hợp đồng lao động với các trường cao đẳng, đại học.

Trong trường hợp này, giảng viên hợp đồng lao động không xếp lương theo hệ số và mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng như viên chức mà thực hiện chế độ lương, thưởng theo thoả thuận với Hiệu trường các trường cao đẳng, đại học và được ghi cụ thể trong hợp đồng lao động.

Khi đó, mức lương của giảng viên hợp đồng có thể cao, có thể thấp hơn mức lương của giảng viên là viên chức cùng giảng dạy một trình độ nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Căn cứ Nghị định 38/2022/NĐ-CP, lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022 sẽ được tăng thêm 6% và cụ thể như sau:

Chủ Đề