Giấy biên nhận thế chấp xe ô tô là gì

Thực hiện Công văn 8601/VPCP-CN ngày 15/8/2017 của Chính Phủ, mới đây Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Công văn số 7000/NHNN-PC hướng dẫn việc cấp Giấy biên nhận giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe đang thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài [gọi tắt là cấp Giấy biên nhận xe thế chấp]. Cụ thể như sau:

Ngân hàng [tổ chức tín dụng] nhận thế chấp xe ô tô có trách nhiệm cấp bản gốc Giấy biên nhận thế chấp cho bên thế chấp [chủ xe] trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đối với trường hợp cấp mới; hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên thế chấp xe đối với trường hợp cấp đổi, cấp lại Giấy biên nhận thế chấp.

Đối với các trường hợp thế chấp xe trước ngày 01/9/2017:

– Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày 31/08/2017, Ngân hàng có trách nhiệm thông báo cho chủ xe về việc tổ chức tiến hành cấp Giấy biên nhận thế chấp cho phương tiện giao thông đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.

– Trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của chủ xe, ngân hàng nhận thế chấp có trách nhiệm cấp 01 bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký xe, 01 bản gốc Giấy biên nhận thế chấp cho bên thế chấp.

Đặc biệt Lưu ý về việc cấp Giấy biên nhận xe thế chấp như sau:

1. Giấy xác nhận về việc giữ bản chính giấy đăng ký xe mà Ngân hàng đã cấp trước ngày 01/9/2017 không có giá trị kể từ 01/12/2017. 

2. Trường hợp chủ xe vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì hai bên vẫn có thể thỏa thuận để Ngân hàng tiến hành cấp Giấy biên nhận thế chấp phương tiện.

Mặc dù đây không phải là một văn bản Quy phạm pháp luật có giá trị thay thế các quy định của Luật Giao thông đường bộ về việc, nhưng nó sẽ giúp người tham gia giao thông đảm bảo hơn phần nào đó khi thực hiện các quy tắc giao thông theo quy định, đặc biệt là quy định về việc người điều khiển phương tiện phải mang theo đăng ký xe.

  23/12/2021 09:09

Giaothonghanoi - Phương tiện khi tham gia giao thông khi đã thế chấp xe cho ngân hàng thì khi tham gia giao thông cần có bản sao chứng thực Giấy đăng ký phương tiện giao thông và bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực. Nếu bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng hoặc bản sao chứng thực giấy đăng ký xe hết hiệu lực thì sẽ bị xử phạt với lỗi không có Giấy đăng ký xe.


Ảnh minh hoạ. 

Hỏi: Khi xe [ô tô] tôi di chuyển trên đoạn đường Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, bị CSGT kiểm tra giấy tờ và trong đó có giấy tờ đăng kiểm và giấy chứng nhận ngân hàng đang tạm giữ giấy tờ bản gốc là bản công chứng do ngân hàng cấp bi hết hạn. Xin hỏi nếu tôi bị phạt thì phạt bao nhiêu?
Hằng Phạm [TP Hồ Chí Minh]

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông:
“2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a] Đăng ký xe;
b] GPLX đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của luật này;
c] Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của luật này;
d] Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới."
Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải mang đầy đủ 4 loại giấy tờ trên trong đó có Giấy đăng ký xe.

Tuy nhiên ngày 15 tháng 8 năm 2017 Văn phòng Chính phủ có Công văn số 8601/VPCP-CN về sử dụng Giấy đăng ký phương tiện tham gia giao thông trong trường hợp thế chấp phương tiện giao thông tại tổ chức tín dụng, như sau:

“1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông để tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự trong việc thế chấp phương tiện”.

Ngày 31 tháng 8 năm 2017 Ngân hang nhà nước Việt Nam có Công văn số 7000/NHNN-PC  về việc cấp Giấy biên nhận giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, quy định:

“1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận thế chấp [sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng nhận thế chấp] có trách nhiệm cấp cho bên thế chấp một [01] bản gốc Giấy biên nhận thế chấp khi nhận thế chấp phương tiện giao thông theo hướng dẫn tại văn bản này.

Trường hợp khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm bằng phương tiện giao thông, việc cấp Giấy biên nhận thế chấp do tổ chức tín dụng nhận thế chấp và bên thế chấp thỏa thuận”.

Theo quy định trên, phương tiện khi tham gia giao thông khi đã thế chấp xe cho ngân hàng thì khi tham gia giao thông cần có bản sao chứng thực Giấy đăng ký phương tiện giao thông và bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực. Nếu bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng hoặc bản sao chứng thực giấy đăng ký xe hết hiệu lực thì sẽ bị xử phạt với lỗi không có Giấy đăng ký xe.

Về mức phạt đối với người điều khiển xe ô tô không có Giấy đăng ký xe

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định, bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.
Về việc bạn có thắc mắc và phản ánh hành vi lực lượng Cảnh sát giao thông nhận tiền của lái xe bạn có thể phản ánh trực tiếp tới cơ quan nơi xử lý vi phạm vụ việc trên để được giải đáp và xử lý thỏa đáng.

Tag:

Các tin khác

Độc giả bình luận

Chủ Đề