Giữa thế ký 19 Nhật Bản phải tiến hành cải cách để

I. Cuộc Duy Tân Minh Trị

1. Tình hình kinh kế trước cải cách

- Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân [Sô- gun] làm vào khủng hoảng suy yếu.

* Kinh tế:

- Nông nghiệp lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa đói kém thường xuyên.

- Công nghiệp: kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng.

* Xã hội: nổi lên mâu thuẫn giữa nông dân, tư sản thị dân với chế độ phong kiến lạc hậu.

* Chính trị: Nổi lên mâu thuẫn giữa Thiên hoàng và Tướng quân.

- Giữa lúc Nhật Bản khủng hoảng suy yếu, các nước tư bản Âu - Mĩ tìm cách xâm nhập.

+ Đi đầu là Mĩ dùng vũ lực buộc Nhật Bản “mở cửa” sau đó Anh, Pháp, Nga, Đức cũng ép Nhật ký các Hiệp ước bất bình đẳng.

+ Trước nguy cơ bị xâm lược Nhật Bản phải lựa chọn một trong hai con đường là: bảo thủ duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, hoặc là cải cách.

2. Cuộc Duy tân Minh Trị

Tháng 01/1868 Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị [Meiji] trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách;

* Nội dung cải cách Minh Trị:

Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị [May-gi] đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hâu.

- Về chính trị :

+ Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.

+ Ban hành Hiến pháp 1889.

- Về kinh tế:

+ Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.

+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.

- Về quân sự:

+ Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.

+ Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.

+ Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.

- Về giáo dục:

+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.

+ Chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy…

+ Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây ...

* Tính chất – ý nghĩa:

- Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

-Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.

* Kết quả :

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một nước tư bản công nghiệp:

- Giúp nước Nhật giữ vững được độc lập chủ quyền trước sự xâm lược của đế quốc phương Tây, thoát khỏi nguy cơ trở thành một nước thuộc địa.

- Đưa Nhật Bản trở thành một nước đế quốc hùng mạnh duy nhất ở châu Á.

Tại sao vào thế kỉ XIX, Nhật Bản phải tiến hành cải cách?

A. Để duy trì chế độ phong kiến.

B. Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu.

Đáp án chính xác

C. Để tiêu diệt Tướng quân.

D. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến.

Xem lời giải

Phương pháp: sgk trang 5, suy luận Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách.

Cách giải: Từ giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng về chính trị, kinh tế – xã hội.

=> Đặt ra yêu cầu Nhật Bản phải lụa chọn một trong hai con đường: tiếp tục duy trì chế độ phong kiến bảo thủ để bị các nước đế quốc xâu xé hay tiến hành cải cách duy tân, đưa Nhật phát triển theo con đường các nước tư bản phương Tây.

=> Nhật Bản đã lựa chọn con đường thứ hai. Tháng 1-1968, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương.

Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách?

19/10/2021 1,483

Câu hỏi Đáp án và lời giải
Câu Hỏi:
Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách?
A. Để duy trì chế độ phong kiến
B. Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu
C. Để tiêu diệt Tướng quân
D. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến
Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 1 : Nhật Bản
Đáp án và lời giải
đáp án đúng: B
Nhật Bản phải tiến hành cải cách vì để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu

Chu Huyền [Tổng hợp]

Báo đáp án sai Facebook twitter

Trả lời câu hỏiin nghiêng

[trang 67 sgk Lịch Sử 8]:-Trình bày nội dung và kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị.

Trả lời:

- Cuộc Duy Tân Minh Trị, được tiến hành trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự:

+ Về kinh tế Chính phủ đã thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống... phục vụ giao thông liên lạc.

+ Về chính trị, xã hội: Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm Chính quyền , thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.

+ Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng...

- Kết quả: đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.

[trang 69 sgk Lịch Sử 8]:-Vì sao kinh tế Nhật Bản từ cuối thế kỉ XIX phát triển mạnh?

Trả lời:

- Do Nhật tiến hành hàng loạt những cải cách trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa...

- Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật [1894 - 1895], nhờ số tiền bồi thường và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc, kinh tế Nhật Bản càng phát triển mạnh mẽ.

- Trong 14 năm [từ 1900 đến 1914], tỉ lê công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã tăng từ 19% lên 42%. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện, như Mít-xưi và Mít-su-bi-si giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật. Các hãng này làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp đường sắt, tàu biển...

[trang 69 sgk Lịch Sử 8]:-Dựa vào lược đồ [SGK, trang 68], trình bày sự mở rộng thuộc địa của đế quốc Nhật.

Trả lời:

- Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản đã đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng. Chiến tranh Nga - Nhật [1904 -1905] kết thúc với sự thất bại của đế quốc Nga.

- Nhật chiếm bán đảo Liêu Đông, phía nam đảo Xa-kha-lin, Đài Loan và cảng Lữ Thuận của Trung Quốc. Năm 1914 Nhật Bản đã dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông. Thuộc địa của đế quốc Nhật mở rộng rất nhiều.

[trang 69 sgk Lịch Sử 8]:-Em có nhận xét gì về các cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản vào đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

- Công nhân tham gia đấu tranh đông đảo và ngày một dâng cao dưới sự lãnh đạo của nhiểu tổ chức như Đảng Xã hội dân chủ và các nghiệp đoàn...

- Năm 1901, Đảng xã hội dân chủ thành lập dưới sự lãnh đạo của Cai-tai-a-ma Xen.

- Năm 1906, phong trào công nhân phát triển mạnh. Năm 1907 có 57 cuộc bãi công.

Bài 1 [trang 69 sgk Lịch sử 8]:Nêu nội dung và ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị 1868.

Lời giải:

* Nội dung cải cách Minh Trị:

Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị [May-gi] đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hâu.

- Về chính trị :

+ Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.

+ Ban hành Hiến pháp 1889.

- Về kinh tế:

+ Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.

+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.

- Về quân sự:

+ Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.

+ Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.

+ Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.

- Về giáo dục:

+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.

+ Chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy…

+ Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây ...

* Tính chất – ý nghĩa:

- Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

-Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.

Bài 2 [trang 69 sgk Lịch sử 8]:Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc ?

Lời giải:

- Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công nghiệp đã kéo theo sự tập trung trong sản xuất, thương nghiệp, ngân hàng. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện như Mit-xtri, Mit-su-bi-si... giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.

- Sang đầu thế kỉ XX, Nhật Bản còn thi hành những chính sách hiếu chiến, xâm lược và bành trướng mạnh mẽ. Thuộc địa của đế quốc Nhật được mở rộng rất nhiều như bán đảo Liêu Đông, Đài Loan, cảng Lữ Thuận, Sơn Đông...

Bài tập Sách bài tập

Bài 1 trang 43 VBT Lịch Sử 8:Điền tiếp vào phần để trống dưới đây nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị.

Lời giải:

- Về kinh tế:

+ Thống nhất đơn vị tiền tệ trong cả nước.

+ Xóa bỏ sự độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến.

+ Đầu tư phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc và cơ sở hạ tầng.

- Về chính trị - xã hội:

+ Xóa bỏ chế độ nông nô.

+ Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền.

+ Quan tâm đầu tư, phát triển văn hóa – giáo dục.

- Ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị:

+ Giúp Nhật Bản giữ vững được độc lập, chủ quyền, thoát khỏi nguy cơ bị các nước đế quốc phương tây xâm lược.

+ Làm chuyển biến bộ mặt kinh tế - xã hội của Nhật Bản, đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc công nghiệp tư bản chủ nghĩa.

Bài 2 trang 43 VBT Lịch Sử 8:Căn cứ vào đâu để khẳng định cuộc Duy tân Minh trị là cuộc cách mạng tư sản? đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời em cho là đúng.

Lời giải:

Các câu trả lời đúng là:

[X]Chính quyền phong kiến Sô-gun đã chuyển sang tay Quý tộc tư sản do Thiên hoàng Minh Trị đứng đầu.

[X]Xóa bỏ cát cứ, thống nhất thị trường dân tộc.

[X]Thống nhất tiền tệ, xóa bỏ quyền sở hữu phong kiến về ruộng đất.

Bài 3 trang 43 VBT Lịch Sử 8:Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc? Điền dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng và cho ý kiến nhận xét.

Lời giải:

Các câu trả lời đúng là:

[X]Nhiều công ty độc quyền xuất hiện như Mít-xưi và Mít-su-bi-si... giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.

[X]Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản đã thi hành một số chính sách xâm lược và bành trướng mạnh mẽ. Chiến tranh Nga – Nhật kết thúc với sự thất bại của đế quốc Nga.

Nhận xét: Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật Bản. Đến đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Mặc dù tiến lên chủ nghĩa tư bản, song, ở Nhật Bản, thế lực của giới võ sĩ Samurai vẫn được duy trì. Điều này là một nhân tố quan trọng khiến cho chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản mang tính chất “phong kiến quân phiệt”.

Bài 4 trang 44 VBT Lịch Sử 8:Em hãy đọc và cho biết đoạn văn sau nói về nhân vật nào trong lịch sử Nhật Bản?

“Ông lên ngôi vua năm 15 tuổi [1867]. Năm 1868, ông buộc tướng quân Mạc phủ từ chức...... và chiến tranh Nga – Nhật năm 1905”

Lời giải:

- Nhân vật được nhắc đến: Thiên hoàng Minh Trị [1852 – 1912].

Bài 5 trang 45 VBT Lịch Sử 8:Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về nguyên nhân dẫn đến cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản đầu thế kỉ XX:

Lời giải:

[X]Tất cả các ý trên.

Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách?

A. Để duy trì chế độ phong kiến.
B. Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu.
C. Để tiêu diệt Tướng quân.
D. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến.
Đáp án và lời giải
Đáp án:B

Câu hỏi thuộc đề thi sau. Bạn có muốn thi thử?

Bài tập trắc nghiệm 15 phút Nhật Bản - Các nước châu Á, châu Phi [thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX] - Lịch sử 11 - Đề số 3

Làm bài

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác cùng bài thi.

  • [VD] Nhân tố hàng đầu quyết định thành công của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản [1868] là

  • So vói cuộc Duy tân Minh trị [Nhật Bản], cải cách Rama [Xiêm] thế kỉ XIX chú trọng nhất lĩnh vực

  • Minh Trị Thiên hoàng đã có hành động như thế nào đối với chế độ Mạc phủ?

  • Cuộc cải cách Duy Tân Minh trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?
  • Nội dung nào không thể hiện vai trò của cải cách Minh Trị?

  • Cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã kí Hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên với quốc gia nào?

  • Tính chất của cuộc Duy tân năm 1868 ở Nhật?

  • Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách?
  • Ai là người lãnh đạo cuộc Duy tân ở Nhật Bản?

  • Tính chất của cuộc chiến tranh Nga - Nhật [1904-1905]?

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.

  • Ngoài việc cung cấp gỗ quý, rừng còn có tác dụng gì cho môi trường sống của con người.

  • Đối với chất thải công nghiệp và sinh hoạt, Luật bảo vệ môi trường quy định:

  • Bảo vệ thiên nhiên hoang dã cần ngăn chặn những hành động nào dưới đây.

  • Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là:

  • Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên tái sinh:

  • Muốn thực hiện quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trong các lĩnh vực cần có:

  • Bảo vệ chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ là nội dung cơ bản của pháp luật về:

  • Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của ai sau đây?

  • Ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội được pháp luật quy định trong luật nào dưới đây:

  • Đâu không phải là nội dung của pháp luật về phát triển bền vững của xã hội?

Video liên quan

Chủ Đề