Hay phân tích mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia

Mối quan hệ giữa Luật Quốc tế và Luật Quốc gia

Xem thêm:

1. Cấu trúc hệ thống luật quốc tế

Xuất phát từ góc độ lý luận chung về pháp luật, có thể xem xét sự tồn tại của luật quốc tế, bao gổm một tổng thể các quy phạm luật quốc tế, có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành và các chế định cụ thể, thông qua các hình thức pháp lý do các chủ thể luật quốc tế xây dựng, theo trình tự, thủ tục và những phương thức nhất định. Sự tồn tại này gồm hai mặt của một chỉnh thể có tính thống nhất.

Một là, hệ thống cấu trúc bên trong của luật quốc tế với các yếu tố sau:

– Các nguyên tắc như hệ thống nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc pháp luật chung, nguyên tắc trong từng ngành hay từng chế định độc lập của luật quốc tế.

– Các quy phạm luật quốc tế được phân biệt căn cứ vào giá trị hiệu lực, nội dung hoặc hình thức thể hiện.

– Các ngành và chế định độc lập, như Luật biển quốc tế, Luật điều ước quốc tế, Luật hàng không quốc tế, Luật ngoại giao và lãnh sự,…

Hai là, hệ thống cấu trúc bên ngoài của luật quốc tế thể hiện sự tương thích với đặc thù quá trình hình thành và phương thức viện dẫn, áp dụng các loại nguổn của chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế mà từ phương diện khoa học luật quốc tế, có thể phân biệt thành các nguồn có chứa đựng quy phạm luật quốc tế và những hình thức mang tính chất hỗ trợ cho việc xây dựng, áp dụng và thực hiện có hiệu quả luật quốc tế.

Như vậy, nội dung và cấu trúc hệ thống của luật quốc tế đã phản ánh bản chất pháp luật của quá trình thoả thuận vể ý chí giữa các quốc gia, trên cơ sở tương quan lực lượng và tương quan về lợi ích trong quan hệ quốc tế, được biểu hiện dưới dạng các nguyên tắc hoặc quy phạm luật quốc tế. Sự thoả thuận giữa các chủ thể luật quốc tế là nền tảng và xuất phát điểm cho việc hình thành quy phạm và thực hiện các quy phạm đó, vì lợi ích của mỗi quốc gia, cũng như vì lợi ích của cộng đổng quốc tế.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa luật quốc tế và luật quốc gia

Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia tuy là vấn đề lý luận truyền thống của luật quốc tế nhưng vẫn đồng thời mang tính thời sự sâu sắc đối với mỗi quốc gia trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và phát triển pháp luật. Trong khoa học pháp lý truyền thống dã có một số học thuyết tiêu biểu xem xét về mối quan hệ này.

– Thuyết nhất nguyên luận có xuất phát điểm từ nguyên lý của trường phái “Pháp luật tự nhiên” về việc quan niệm pháp luật là hệ thống thống nhất, bao gồm trong đó hai bộ phận là luật quốc tế và luật quốc gia. Những quy phạm của hai bộ phận này được xếp theo thứ bậc trên, dưới. Học thuyết này chia thành hai trường phái là trường phái ưu tiên luật quốc tế và ưu tiên luật quốc gia.

– Thuyết nhị nguyên luận, quan niệm luật quốc tế và luật quốc gia là hai hệ thống luật khác nhau, tồn tại độc lập và giữa chúng không có mối quan hệ qua lại.

Đây là những học thuyết thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá về mối quan hệ giữa hai hệ thống luật còn phiến diện. Bởi vì, sự tiếp cận khoa học và hiện đại về mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia phải bằng việc làm sáng tỏ cơ sở lý luận, đồng thời chỉ ra được tính chất của sự tác động qua lại giữa hai hệ thống luật với nhau.

Cơ sở lý luận của mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia được hình thành từ sự thống nhất hai chức năng đối nội và đối ngoại trong hoạt động của nhà nước; từ một số chức năng chung của hai hệ thống luật trong quá trình điều chỉnh các quan hệ pháp luật mà quốc gia là chủ thể; từ việc tham gia vào các quan hệ pháp luật có tính chất khác nhau của nhà nước nhằm phục vụ cho lợi ích quốc gia, dân tộc, đồng thời vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Do đó, không thể có sự tách biệt giữa hai hệ thống luật mà trái lại, trên thực tế đã tất yếu hình thành giữa chúng mối quan hệ biện chứng, trong đó:

2.1. Luật quốc gia có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự hình thành và phát triển của luật quốc tế

Bản chất quá trình xây dựng các quy phạm luật quốc tế mà các quốc gia tiến hành thông qua phương thức thoả thuận chính là quá trình đưa ý chí quốc gia vào nội dung của luật quốc tế. Ý chí này phản ánh tương quan lực lượng và tương quan lợi ích của các quốc gia, vì vậy, lợi ích quốc gia trở thành điều kiện cơ bản cho nhu cầu hợp tác, phát triển luật quốc tế. Ngoài ra, trong lịch sử hình thành và phát triển luật quốc tế, nhiều quy phạm của Luật nhân đạo quốc tế, Luật ngoại giao, lãnh sự hay nhiều nguyên tắc của luật quốc tế có nguồn gốc xuất phát từ quan điểm, quan niệm của luật quốc gia.

2.2. Luật quốc tế có tác dộng tích cực nhằm phát triển và hoàn thiện luật quốc gia

Tính chất tác đông của luật quốc tế đối với luật quốc gia được đánh giá bằng thực tiễn thực thi nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế, tổ chức quốc tế của quốc gia, thể hiện ở những hoạt động cụ thể, ví dụ, nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của luật quốc gia phù hợp với những cam kết quốc tế của chính quốc gia đó. Bên cạnh đó, luật quốc tế còn tác động đến luật quốc gia thông qua vai trò của hệ thống này đối với đời sống pháp lý tại mỗi quốc gia, phản ánh tương quan giữa hai hệ thống khi điều chỉnh những vấn đề thuộc lợi ích phát triển và hợp tác quốc tế của quốc gia.

Hiện nay, việc vận dụng lý luận khoa học pháp lý hiện đại về mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia vào thực tiễn pháp lý của mỗi quốc gia không có sự đồng nhất về cách tiếp cận.

2.3. Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia ở Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam, vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa luật quốc tế và pháp luật quốc gia thông qua việc giải quyết mổi quan hệ giữa điều ước quốc tế hiện đang có hiệu lực với Việt Nam và pháp luật Việt Nam cũng đang là vấn đề thời sự. Trong bối cảnh của công cuộc cải cách, mở cửa tại Việt Nam, điều ước quốc tế trở thành công cụ pháp lý chủ yếu, điều chỉnh hiệu quả quan hệ hợp tác quốc tế toàn diện của Việt Nam với các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Từ năm 1990 trở lại đây, số lượng các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập ngày một nhiều, làm tăng lên đáng kể các cam kết quốc tế và các nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế đối với Việt Nam. Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế ghi nhận trong điều ước quốc tế hiện nay đòi hỏi sự hiện diện một khung pháp luật quốc gia về điều ước quốc tế phù hợp, để tạo cơ sở cũng như các đảm bảo thực tế cho việc thực thi các thoả thuận quốc tế của Việt Nam.

Trong các văn bản pháp luật hiện hành tại Việt Nam đều thể hiện quan điểm của nhà nước Việt Nam trong việc nghiêm chỉnh tuân thủ và tôn trọng các nghĩa vụ cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã chính thức ràng buộc, trên cơ sở của nguyên tắc bình đẳng, có đi có lại, hợp tác phát triển.

Mặc dù hiện tại, pháp luật Việt Nam về điều ước quốc tế chưa xác định rõ ràng vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật quốc gia, nhưng trong các văn bản pháp luật, hiệu lực thi hành của điều ước quốc tế mà Việt Nam hiện là thành viên vẫn được bảo đảm bởi việc thừa nhận ưu thế của điều ước quốc tế trong tương quan với pháp luật Việt Nam.

Trong nhiều quan hệ điều ước quốc tế thuộc những lĩnh vực hợp tác chuyên môn, như lĩnh vực về quyền con người, việc sử lý nhàm hài hoà hoá các quy phạm của điều ước với quy phạm của luật Việt Nam được tiến hành bàng hoạt động lập pháp của Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền./..

Share by Luật sư Online – iluatsu.com

Giữa luật quốc tế và luật quốc gia có mối quan hệ biện chứng. Mối quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế là vấn đề lí luận truyền thống của luật quốc tế nhưng vẫn đồng thời mang tính thời sự sâu sắc đối với mỗi quốc gia trong quá trình xây dựng hoàn thiện và phát triển pháp luật.

Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia

Mục lục:

1. Lịch sử hình thành quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia

Mối quan hệ giữa các quốc gia được hình thành và phát triển cùng với sự xuất hiện của các quốc gia độc lập qua các giai đoạn lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Ngay từ thời chiếm hữu nô lệ đã xuất hiện những nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia.Tuy nhiên, do trình độ sản xuất thấp kém, chưa hình thành thị trường chung thế giới nên các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế còn rất thô sơ, chỉ áp dụng để diều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực. Bước sang thời kỳ phong kiến, cùng với sự phát triển của chế độ phong kiến, quan hệ giữa các quốc gia phong kiến ngày càng được mở rộng trên nhiều lĩnh vực như. Từ đây pháp luật quốc tế có sự phát triển vượt bậc với sự gia tăng của quy phạm tập quán về biển, hình thành cơ quan ngoại giao, lãnh sự của một số quốc gia trên lãnh thổ của quốc gia khác và sử dụng phổ biến điều ước quốc tế như một công cụ để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Thời kỳ tư bản chủ nghĩa đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của các quan hệ quốc tế. Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ngày càng chặt chẽ mà biểu hiện cụ thể đó là sự xuất hiện và được thừa nhận rộng rãi của những nguyên tắc, quy phạm tiến bộ: nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác…. Những nguyên tắc này dần trở thành những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Nhưng những nội dung tiến bộ của pháp luật quốc tế thời kỳ này chỉ mang tính hình thức vì nó chỉ là công cụ dể giai cấp tư sản bảo vệ lợi ích của mình trên trường quốc tế. Pháp luật quốc tế chỉ thực sự có bước ngoặt đáng kể sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đánh dấu sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và tiếp theo là sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Pháp luật quốc tế thời kỳ này có sự biến đổi về chất với những nội dung dân chủ, tiến bộ. Pháp luật quốc tế vẫn tồn tại và phát triển trong mối quan hệ biện chứng với pháp luật quốc gia. Trải qua các giai đoạn phát triển, mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia luôn chặt chẽ và từng bước phát triển ngày càng hoàn thiện.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa luật quốc tế và luật quốc gia

Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có mối quan hệ biện chứng, xuất phát từ lợi ích chung của quốc gia, dân tộc và cộng đồng quốc tế. Sự tác động qua lại giữa pháp luật quốc tếpháp luật quốc gia được thể hiện ở hai khía cạnh:

a] Pháp luật quốc gia ảnh hưởng quyết định tới sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế

Sự hình thành các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế cũng như nội dung của chúng hoàn toàn tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các quốc gia. Quan điểm của mỗi quốc gia trong quá trình thỏa thuận đó phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc và quy phạm nền tảng của chính pháp luật quốc gia. Pháp luật quốc gia thể hiện sự định hướng về nội dung, tính chất của pháp luật quốc tế. Mọi sự thay đổi và phát triển tiến bộ của pháp luật quốc gia đều tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của pháp luật quốc tế.

b] Pháp luật quốc tế có tác động tích cực nhằm phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia

Tính chất tác động của luật quốc tế đối với luật quốc gia được đánh giá bằng thực tiễn thực thi nghĩa vụ thành viên diều ước quốc tế, tổ chức quốc tế của quốc gia, thể hiện ở những hoạt động cụ thể khác nhau trong đó có hành vi sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật của luật quốc gia sao cho phù hợp với những cam kết quốc gia đó đã ký kết hoặc tham gia. Chính vì thế, các quy định có nội dung tiến bộ thể hiện thành tựu mới của khoa học pháp lý quốc tế sẽ dần được chuyển tải vào văn bản quy phạm pháp luật quốc gia. Điều đó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của pháp luật quốc gia để quốc gia vừa có thể hội nhập vào nền tảng pháp lý chung vừa có thể thiết lập được một hệ thống pháp luật quốc gia hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, luật quốc tế còn tác động đến luật quốc gia thông qua vai trò của hệ thống này đối với đời sống pháp lý tại mỗi quốc gia, phản ánh tương quan giữa hai hệ thống khi điều chỉnh những vấn đề thuộc lợi ích phát triển và hợp tác quốc tế của quốc gia.

Những câu hỏi về mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia

Video liên quan

Chủ Đề