Hệ thống thông tin quản lý nên học trường nào ở Hà Nội

Trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì ngành Hệ thống thông tin quản lý ngày càng được rất nhiều bạn trẻ quan tâm vì đây là một ngành có cơ hội việc làm rộng mở cũng như có mức thu nhập tốt. Để hiểu rõ hơn về ngành học này, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây sẽ review chi tiết về ngành Hệ thống thông tin quản lý tại NEU nhé!

Ngành Hệ thống thông tin quản lý ngày càng được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học

1. Ngành Hệ thống thông tin quản lý là gì?

Mã ngành: 7340405

Ngành Hệ thống thông tin quản lý [Management Information Systems] là một ngành học có liên quan rất nhiều đến ngành công nghệ thông tin nên nó thường bị nhầm lẫn với các ngành như công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính, tin học,… Thực tế, khác với những ngành này là ngành Hệ thống thông tin quản lý sẽ đi sâu hơn vào công việc tổng hợp các thông tin, dữ liệu về sản xuất, vận hành và kinh doanh theo yêu cầu của công ty. Sau đó xử lý các thông tin và dữ liệu này rồi tổng hợp đưa cho người soạn thảo các quyết định của công ty, doanh nghiệp.

Một công ty, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì không thể thiếu được vai trò của bộ phận hệ thống thông tin quản lý. Nó liên quan đến từng khâu sắp xếp, tổ chức và điều hành các quy định, chính sách của một tổ chức, doanh nghiệp một cách chính xác nhất.

2. Học ngành Hệ thống thông tin quản lý tại NEU như thế nào?

Thời gian đào tạo ngành Hệ thống thông tin quản lý tại NEU kéo dài 4 năm, mỗi năm có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ [học kỳ hè].

Khối lượng kiến thức đào tạo là 130 tín chỉ: khối kiến thức giáo dục đại cương là 43 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 87 tín chỉ [trong đó có 18 tín chỉ kiến thức chuyên sâu và 10 tín chỉ chuyên đề thực tập].

Theo học ngành này, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức về các công nghệ ứng dụng trong hệ thống thông tin, các hệ thống thông tin ứng dụng trong kinh doanh và các dịch vụ công nghệ liên quan; kiến thức về quy trình thiết kế, phân tích, phát triển, vận hành và quản trị các hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động quản lý, tác nghiệp và điều hành trong các cơ quan, tổ chức; kiến thức về quy trình lập kế hoạch và quản trị các nguồn lực thông tin trong các cơ quan, tổ chức; và các kiến thức cập nhật về các công nghệ phần cứng, phần mềm, mạng và truyền thông, quản trị dữ liệu, bảo mật và an toàn dữ liệu ứng dụng trong hệ thống thông tin.

Bạn cũng sẽ được đào tạo để nắm vững các kỹ năng sử dụng các công nghệ, kỹ năng quản trị để phát triển, vận hành và quản trị các hệ thống thông tin, kỹ thuật định tính và định lượng để phục vụ công tác quản lý và điều hành trong các tổ chức, doanh nghiệp; kỹ năng sử dụng các phần mềm trong quản trị kinh doanh để phân tích thông tin và ra quyết định; kỹ năng xử lý các vấn đề liên quan đến hạ tầng công nghệ được sử dụng trong hệ thống thông tin quản lý,…

Cụ thể, bạn có thể tham khảo chương trình đào tạo của ngành này trong bảng dưới đây:

Chương trình đào tạo ngành Hệ thống thông tin quản lý của NEU

3. Điểm chuẩn ngành Hệ thống thông tin quản lý của NEU

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Hệ thống thông tin quản lý sau khi tốt nghiệp NEU

Ngành Hệ thống thông tin quản lý là một ngành có rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Do đó, sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhận nhiều chức vụ, công việc quan trọng của công ty, doanh nghiệp. Cụ thể đây là một số vị trí công việc bạn có thể đảm nhận:

  • – Bạn có thể làm ở các vị trí công việc liên quan đến hệ thống thông tin trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội từ trung ương đến địa phương, hoặc trong các tổ chức công ty thuộc mọi loại hình doanh nghiệp, chẳng hạn như: Chuyên viên phân tích hệ thống thông tin, Chuyên viên phân tích nghiệp vụ, Chuyên viên phân tích dữ liệu, Giám đốc thông tin,…
  • – Bạn có thể đảm nhận tốt các vị trí công việc của một chuyên gia tư vấn, cán bộ khai thác, vận hành, phát triển và bảo trì hệ thống thông tin quản lý và quản trị kinh doanh.
  • – Bạn có thể làm việc tại các công ty môi giới thông tin, các trung tâm thông tin hoặc trong các công ty tin học với vị trí điều hành hay quản lý.
  • – Bạn có thể nghiên cứu viên trong các viện, trung tâm nghiên cứu, hay làm giảng viên giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng.

Vậy là bài viết “Review ngành Hệ thống thông tin quản lý trường Đại học Kinh tế Quốc dân [NEU]: Cơ hội tốt, lương cực cao” đã cung cấp các thông tin toàn cảnh về ngành Hệ thống thông tin quản lý tại NEU. Hiện nay, tất cả các cơ quan, tổ chức nhà nước, trường học, bệnh viện, các công ty, doanh nghiệp đều cần đến nguồn nhân lực của ngành Hệ thống thông tin quản lý. Do đó, nếu bạn có niềm yêu thích với công nghệ và muốn khẳng định bản thân, hãy lựa chọn ngành Hệ thống thông tin quản lý cho nghề nghiệp tương lai của mình nhé!

Khi thế giới đang bùng nổ cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập thế giới, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực hệ thống thông tin đang rất khan hiếm. Hầu hết các doanh nghiệp đều có nhu cầu về nguồn nhân lực vừa có kiến thức về quản lý kinh doanh, vừa có kiến thức về công nghệ thông tin, kiến thức chuyên sâu về thiết kế, và vận hành và quản trị các hệ thống thông tin. Vậy các bạn hãy cùng Huongnghiep.hocmai.vn tìm hiểu ngành Hệ thống thông tin là gì? Và học chuyên sâu tại ĐH Công nghệ – ĐHQGHN có gì vượt trội nhé.

Hệ thống thông tin là gì?

1. Tổng quan về Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin tên tiếng Anh là Information System [IS]. Đây là một ngành kết hợp cả 2 lĩnh vực về Công nghệ thông tin: thiết kế, lập trình, giám sát và vận hành một hệ thống quản lý; về Kinh doanh: kỹ năng quản lý, kỹ năng kinh doanh nhằm ứng dụng vào việc thiết kế và vận hành hệ thống quản lý đó.

Trong mỗi công ty đều cần tới hệ thống thông tin nhằm giúp con người có thể quản lý dễ dàng, thuận tiện hơn. Ví dụ: Hệ thống lớn thì có ERP, nó thường được sử dụng trong các công ty sản xuất thường sử dụng hệ thống ERP giúp quản lý về kế toán tài chính, nhân sự và tiền lương, kế hoạch sản xuất, mua – bán hàng hóa; Hệ thống nhỏ có máy POS tại các cửa hàng giúp cho bạn người bán thanh toán nhanh, quản lý doanh thu, chi phí….

2. Học ngành Hệ thống thông tin tại ĐH Công nghệ – ĐHQGHN

Tại ĐH Công nghệ – ĐHQGHN, Hệ thống thông tin được đào tạo theo hệ chất lượng cao [CLC] nhằm mục tiêu đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là các chuyên gia  có trình độ chuyên môn giỏi, có phẩm chất tốt, có năng lực tự học về hệ thống thông tin.

Chương trình đào tạo định hướng vào bốn chủ đề nổi bật trong thời đại Công nghiệp 4.0 về Công nghệ Thông tin: quản lý dữ liệu lớn, tích hợp dịch vụ, phân tích kinh doanh và khoa học dữ liệu.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Hệ thống thông tin CLC là những cử nhân được trang bị kiến thức toàn diện.  vừa có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu được định hình theo hai luồng [i] Khoa học dữ liệu và phân tích kinh doanh, [ii] Tích hợp dịch vụ và quản lý dữ liệu lớn nhằm xây dựng và phát triển các hệ thống thông tin tốt, có tính ứng dụng thực tiễn phù hợp với yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay; đồng thời vừa có năng lực tự thích nghi,làm việc nhóm hay làm việc độc lập, trong môi trường doanh nghiệp.

Về ngoại ngữ: Tất cả sinh viên ngành Hệ thống thông tin đều phải có kỹ năng ngoại ngữ đạt chuẩn theo chất lượng đầu ra đào tạo Hệ thống thông tin CLC của ĐH Công nghệ – ĐHQGHN, tương đương với chuẩn đầu ra của đào tạo Hệ thống thông tin của một số trường đại học quốc tế như: Đại học Quản lý Singapore, Đại học Quốc gia Singapore.

Tham khảo Khung chương trình đào tạo chi tiết TẠI ĐÂY

Hoạt động nghiên cứu tại Khoa Hệ thống thông tin dựa trên bốn định hướng chính: Cơ sở dữ liệu và Hệ thông tin địa lý [GIS]; Công nghệ tri thức và khai phá dữ liệu; Bảo mật thông tin và Tích hợp dịch vụ và An toàn.

Định hướng nghiên cứu khoa học – công nghệ ngành Hệ thống thông tin tại UET [Nguồn: fit.uet.vnu.edu.vn]

Ngoài ra, ĐH Công nghệ – ĐHQGHN có Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Hệ thống thông tin, tạo điều kiện đào tạo chuyên sâu, nâng cao nghiệp vụ chuyên sâu cho sinh viên, đồng thời đây sẽ là một ưu thế của sinh viên UET có cơ hội tiếp cận và ứng tuyển tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn sau khi tốt nghiệp.

3. Điểm chuẩn ngành Hệ thống thông tin tại ĐH Công nghệ – ĐHQGHN

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin tại UET

Với tấm bằng tốt nghiệp cử nhân ngành Hệ thống thông tin tại UET, bạn có thể tự tin không lo thất nghiệp trong nền kinh tế công nghệ số hiện nay. Một số vị trí tiêu biểu các bạn có thể tham khảo:

  • – Kiến trúc sư thiết kế Hệ thống thông tin; Chuyên viên quản lý dự án, Chuyên gia phân tích, Quản trị CSDL,.. Sinh viên UET có thể tham gia thực tập, làm CTV tại các doanh nghiệp trong nước, công ty phần mềm ngay từ năm 3 đại học [CMC, Viettel,…] cho tới khi ra trường bạn có thể tiếp tục phát triển công tác tại đó, hoặc nhảy việc tới các công ty, tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, sản xuất điện tử [Samsung, Cannon, cụm công ty thuộc các KCN Thăng Long,…]
  • – Lập trình viên: Một công việc quá phổ biến dành cho team chuyên ngành công nghệ, nhưng chưa bao giờ là lỗi thời. Nếu bạn yêu tự do thì có thể lựa chọn làm 1 freelancer.
  • – Chuyên viên phân tích bảo mật thông tin/ nhân viên bảo mật hệ thống: Để đủ điều kiện ứng tuyển vị trí này, bạn sẽ cần học thêm các chứng chỉ bổ sung đi kèm với bằng cử nhân đại học:  Certified Information Systems Auditor [CISA] và Certified Information Security Manager [CISM],…
  • Giảng viên đại học, cán bộ nghiên cứu về Hệ thống thông tin tại các trường đại học, các tổ chức nghiên cứu…

Qua bài viết trên, hy vọng các bạn học sinh lớp 12 có cái nhìn tổng quát về ngành Hệ thống thông tin và dựa vào đó làm cơ sở cho việc lựa chọn ngành học trong tương lai.

Video liên quan

Chủ Đề