Hiện nay ssamssung việt nam có bao nhiêu nhà máy

TCDN - Bốn nhà máy của Samsung Electronics (Hàn Quốc) đặt tại Việt Nam ghi nhận doanh thu 56,6 tỷ USD sau 9 tháng đầu năm 2022.

Tính đến thời điểm hiện tại, Tập đoàn Samsung Electronics (Hàn Quốc) có 4 nhà máy đặt tại Việt Nam gồm: Samsung Electronics Vietnam (Samsung Bắc Ninh), Samsung Electronics Vietnam Thainguyen (Samsung Thái Nguyên), Samsung Display Vietnam và Samsung Electronics HCMC CE Complex.

Hiện nay ssamssung việt nam có bao nhiêu nhà máy

Nhà máy Samsung tại khu công nghệ cao Tp.HCM.

Theo báo cáo tài chính của Samsung, trong quý 3/2022 vừa qua, doanh thu 4 nhà máy này đạt 18,7 tỷ USD, tăng 4,5% so với quý 2/2022 nhưng giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu 4 nhà máy của Samsung đạt khoảng 56,6 tỷ USD.

Về lợi nhuận, trong quý 3/2022, 4 nhà máy lãi 1,25 tỷ USD, tổng lợi nhuận 9 tháng của 4 nhà máy là gần 4 tỷ USD, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Samsung Thái Nguyên vẫn là nguồn thu chủ lực, đem về 6,5 tỷ USD. Tuy nhiên, đây là mức doanh thu thấp nhất của nhà máy Samsung Thái Nguyên trong hơn 1 năm qua.

Đáng chú ý, doanh thu của Samsung Display Việt Nam tăng mạnh và lên cao hơn doanh thu của Samsung Bắc Ninh, lần lượt là 5,8 tỷ USD và 5,3 tỷ USD. Trong khi đó, doanh thu Samsung Electronics HCMC CE Complex giảm xuống chỉ đạt 1 tỷ USD.

Mới đây, thông tin từ truyền thông Hàn Quốc cho biết, Samsung sẽ giảm sản lượng điện thoại thông minh xuống khoảng 13% trong năm 2023, tương đương khoảng 30 triệu đơn đặt hàng, chủ yếu là các mẫu tầm trung và cấp thấp, do doanh số bán smartphone sụt giảm trên toàn cầu.

Trong đó, tỷ lệ sản xuất điện thoại thông minh tại nhà máy ở Việt Nam, hiện đang chiếm 50% sản lượng toàn tập đoàn trong năm nay, sẽ giảm xuống còn 40% vào năm 2023, dù hãng vẫn tuyên bố Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu của mình.

Theo dữ liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, sản lượng điện thoại thông minh của cả nước giảm 9,3% so với năm ngoái còn 20,6 triệu chiếc trong tháng 11. Tổng sản lượng điện thoại thông minh của 11 tháng đầu năm giảm xuống còn 6,1%, khiến giá trị xuất khẩu loại mặt hàng này của Việt Nam trong tháng 11 đã giảm 1% so với tháng trước và giảm 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất cả nước - Samsung đã cắt giảm việc sản xuất và xuất khẩu điện thoại thông minh tại Việt Nam trong tháng 11. Đây là dấu hiệu mới cho thấy “gã khổng lồ” Hàn Quốc đang buộc phải thích nghi với sự suy giảm nhu cầu toàn cầu.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Canalys, trong quý 3, trị trường điện thoại thông minh giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái do thu nhập khả dụng của người tiêu dùng bị cắt giảm bởi lạm phát gia tăng.

Hiện nay, thị trường điện thoại thông minh toàn cầu đã ghi nhận quý thứ 3 tồi tệ nhất kể từ năm 2014, khi những khó khăn kinh tế thúc đẩy người tiêu dùng trì hoãn việc mua các mặt hàng như đồ điện tử cá nhân.

Như vậy, theo các nhà phân tích việc cắt giảm đơn hàng của Samsung ở Việt Nam chỉ phản ánh sự sụt giảm sản xuất chung của Samsung, chứ không phải là sự chuyển hướng sản xuất sang các nước khác.

Có mặt tại Việt Nam từ 1995, nhưng kế hoạch đại đầu tư của Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) tại Việt Nam được ghi dấu mốc từ thời điểm cấp phép đầu tư nhà máy sản xuất điện thoại di động Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Bắc Ninh ngày 25/3/2008, chính thức đi vào hoạt động tháng 4/2009.

Sau 13 năm, khởi đầu với mức đầu tư 670 triệu USD cho SEV, tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam hiện tăng gấp 26 lần, lên tới trên 17,5 tỷ USD.

Đến thời điểm hiện tại, Tổ hợp Samsung Việt Nam có 6 nhà máy, 1 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D), 1 pháp nhân bán hàng. Trong đó SEV là nhà máy sản xuất thiết bị di động đặt tại KCN Yên Phong 1, Bắc Ninh; Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) là nhà máy sản xuất thiết bị di động đặt tại KCN Yên Bình, Thái Nguyên; Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) là tổ hợp sản xuất hàng điện tử tiêu dùng tại Khu Công nghệ cao TP HCM; Samsung Display Việt Nam (SDV) là nhà máy sản xuất màn hình cho thiết bị di động tại KCN Yên Phong, Bắc Ninh; Samsung SDI Việt Nam (SDIV) là nhà máy sản xuất pin đặt tại KCN Yên Phong, Bắc Ninh; Samsung Electro-Mechanics Việt Nam (SEMV) là nhà máy Samsung Điện cơ đặt tại KCN Yên Bình, Thái Nguyên. Trung tâm R&D hiện đang đặt tại Hà Nội; và 1 pháp nhân bán hàng phụ trách các hoạt động Sales và Marketing của Samsung tại Việt Nam có trụ sở chính tại TP HCM.

Hiện tổng số lao động của SVC là 110 nghìn người; tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 57 tỷ USD, đóng góp 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Để nâng tầm năng lực nghiên cứu và chất lượng kỹ sư, Tổ hợp Samsung Việt Nam đã cho xây dựng Trung tâm R&D quy mô lớn nhất Đông Nam Á tại Hà Nội, dự kiến hoàn thành vào cuối 2022 và sẽ tăng quy mô nhân lực từ 2.100 người hiện nay lên 3.000 người.

Với sự góp mặt củaTổ hợp Samsung Việt Nam, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những địa điểm sản xuất hàng điện tử hàng đầu thế giới. Không chỉ trực tiếp góp phần cân bằng kim ngạch xuất nhập khẩu và đóng góp cho tăng trưởng GDP, sự góp mặt của Samsung tại Việt Nam còn tạo ra hệ sinh thái đồ sộ với các DN FDI hỗ trợ và hàng loạt DN Việt trong chuỗi cung ứng. Các đơn vị này cũng có doanh thu hàng chục nghìn tỷ/năm và chính những DN này lại tạo các chuỗi cung ứng khác. Đây cũng là cơ hội để các DN Việt đặt chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hàng năm, tổng số tiền nộp thuế của Tổ hợp Samsung Việt Nam (gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập DN) đều trong hàng Top đầu cả nước. Nhiều năm liền, Tổ hợp Samsung Việt Nam đứng trong nhóm 30 DN nộp thuế thu nhập DN lớn nhất cả nước, được Tổng Cục thuế và các đơn vị tặng nhiều Bằng khen.

Tuân thủ luật pháp và các chuẩn mực đạo đức

Mối quan hệ giữa các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp Việt Nam và Tập đoàn Samsung sau mỗi năm lại được củng cố, nâng tầm. Có được điều đó là sự hỗ trợ của các cấp, các ngành; sự cố gắng của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ, nhân viên Tập đoàn Samsung, trong đó phải kể đến cá nhân ông Choi Joo Ho, TGĐ Tổ hợp Samsung Việt Nam.

Tiếp quản công việc tại Việt Nam vào cuối 2018, ông Choi Joo Ho đã tiếp nối và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp Việt Nam và Tập đoàn Samsung. Bằng những nỗ lực của mình, ông đã vun đắp cho mối quan hệ thêm tốt đẹp, đóng góp tích cực cho sự phát triển của Việt Nam, không ngừng tìm kiếm và mở rộng địa điểm sản xuất của các nhà máy, tạo thêm các công ăn việc làm, tạo thêm các chuỗi giá trị cho người dân sở tại và sự thịnh vượng của Tập đoàn.

Ông Choi Joo Ho cho biết: “Là DN 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam và cũng là một phần cấu thành của Tập đoàn Samsung trên toàn cầu, Tổ hợp Samsung Việt Nam luôn tuân thủ chặt chẽ các quy định và luật pháp của nước sở tại và các quy định quốc tế khác”.

“Tuân thủ luật pháp và các chuẩn mực đạo đức là một trong số các nguyên tắc kinh doanh của Samsung. Với tư cách là tập đoàn toàn cầu hàng đầu thế giới, chúng tôi luôn luôn cố gắng tuân thủ chặt chẽ luật pháp của quốc gia, quy định của các khu vực, cũng như tuân thủ các nguyên tắc ứng xử toàn cầu của toàn bộ nhân viên. Để văn hóa tuân thủ luật pháp đi sâu vào tất cả các bộ phận của Samsung Việt Nam, chúng tôi đều xây dựng các chính sách pháp chế, bao gồm cả phòng chống tham nhũng, đồng thời luôn luôn vận hành hệ thống quản lý pháp chế như việc thành lập các bộ phận chuyên trách…”.

“Để giảm thiểu tối đa các nguy cơ vi phạm luật pháp, chúng tôi luôn nhanh chóng nắm bắt các khuynh hướng sửa đổi luật, hỗ trợ tuân thủ luật pháp thông qua các hoạt động kiểm tra, cải tiến và tư vấn luật pháp trên nhiều lĩnh vực như thương mại công bằng, quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thông tin cá nhân, luật lao động. Đồng thời chúng tôi cũng nỗ lực hết sức để thực hiện đào tạo các khóa học về tuân thủ luật pháp cho toàn bộ nhân viên và biến nó trở thành văn hóa”.

“Chúng tôi tin rằng việc quản lý có đạo đức không chỉ là một công cụ để đáp ứng những thay đổi nhanh chóng trong môi trường kinh doanh toàn cầu, mà còn là nguyên tắc để xây dựng lòng tin với nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm khách hàng, cổ đông, nhân viên, đối tác kinh doanh và cộng đồng địa phương. Với mục tiêu trở thành một trong những công ty kinh doanh có đạo đức nhất trên thế giới, Samsung tiếp tục đào tạo nhân viên và vận hành hệ thống giám sát, đồng thời thực hành quản lý DN minh bạch và công bằng”.

Các Cty thuộc Tổ hợp Samsung Việt Nam đã được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Huân chương Lao động hạng Ba vì những đóng góp to lớn cho sự nghiệp thu hút FDI tại Việt Nam. Mới đây nhất, Tổ hợp Samsung Việt Nam được nhận bằng khen của Thủ tướng dành cho “DN tiêu biểu vì người lao động” nhằm ghi nhận những cam kết và nỗ lực của Cty trong việc thực hiện các chế độ phúc lợi dành cho nhân viên cao hơn và tốt hơn quy định của pháp luật.

Văn hóa tuân thủ luật pháp

“Để văn hóa tuân thủ luật pháp đi sâu vào tất cả các bộ phận của Samsung Việt Nam, chúng tôi đều xây dựng các chính sách pháp chế, bao gồm cả phòng chống tham nhũng, đồng thời luôn luôn vận hành hệ thống quản lý pháp chế như việc thành lập các bộ phận chuyên trách… (…) Đồng thời chúng tôi cũng nỗ lực hết sức để thực hiện đào tạo các khóa học về tuân thủ luật pháp cho toàn bộ nhân viên và biến nó trở thành văn hóa”.

“Việt Nam có một nền pháp lý ổn định”

“Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Chính phủ Việt Nam đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để Samsung có thể triển khai và mở rộng các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Không chỉ với Samsung, mà các nhà đầu tư FDI nói chung đều đánh giá cao Việt Nam với nguồn lao động ưu tú dồi dào, tình hình chính trị xã hội ổn định, môi trường đầu tư thông thoáng, cơ sở hạ tầng đa dạng. Việt Nam có một nền pháp lý ổn định, các quy định của pháp luật đang có những ưu đãi nhất định đối với các DN”.

“Đến nay, chúng tôi đã giải ngân 100% tổng vốn được phê duyệt là 17,5 tỷ USD, đồng thời mỗi năm duy trì đầu tư bổ sung thêm hàng trăm triệu USD. Trong thời gian vừa qua Tổ hợp Samsung Việt Nam đã mở rộng đầu tư với tốc độ rất nhanh. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung vào ổn định vận hành nhà máy và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Hàng năm chúng tôi vẫn đầu tư bổ sung trang thiết bị sản xuất tại 6 nhà máy, và đa dạng hóa hạng mục hàng hóa sản xuất tại các nhà máy như sản xuất thiết bị mạng 5G hay máy tính xách tay. Nếu như trước đây chúng tôi tập trung đầu tư chủ yếu vào dây chuyền sản xuất, thì trong thời gian tới chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi đầu tư với việc xây dựng Trung tâm R&D, tăng cường hợp tác với các DN Việt Nam.

Với vai trò là người đại diện của Tập đoàn Samsung tại Việt Nam, tôi sẽ tiếp tục là cầu nối để tăng cường hợp tác và tiếp tục phát triển, vun đắp mối quan hệ tốt đẹp”.