Hiện tượng choáng ngất và cách khắc phục trong chạy bền

Điểm danh những nguyên nhân khiến chạy bộ xong bị chóng mặt

Hiện tượng này xảy ra có thể do những nguyên nhân cơ bản sau đây:

Bạn đã cố gắng luyện tập quá sức

Theo các tài liệu nghiên cứu, việc luyện tập quá sức là nguyên nhân dẫn đến nhiều chất thương có thể xảy ra. Trong đó, hiện tượng chóng mặt, khó thở, khát nước, buồn nôn hay nôn thường xuất hiện phổ biến hơn cả.

Không chỉ với riêng bộ môn chạy bộ mà với mọi hình thức thể dục, thể thao khác, việc luyện tập quá sức cũng đều gây ra những nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe. Bởi thế, các bạn cần lắng nghe sự thay đổi của cơ thể mình để dừng việc luyện tập khi thấy cần thiết.

Sử dụng máy chạy bộ có sự chuyển động liên tục

Nếu tập máy chạy bộ bị chóng mặt, nguyên nhân có thể là do bạn chưa làm quen với thiết bị này hoặc sử dụng thiết bị chưa đúng cách. Hiện tượng này tương tự như việc bạn bị say tàu xe, thường gây chóng mặt khi bước xuống khỏi máy.

Mất nước có thể dẫn đến hiện tượng chóng mặt

Thông thường, khi bạn hoạt động thể chất nặng, nhất là trong điều kiện thời tiết oi nóng, lúc này hiện tượng mất nước thường rất dễ xảy ra. Ngoài chóng mặt, một số biểu hiện thường gặp khác của mất nước có thể kể đến như đắng miệng, khô miệng, mệt mỏi, uể oải…

Thở không đúng cách dẫn đến thiếu oxy

Trong quá trình luyện tập thể thao, thở đúng cách là yếu tố giữ vai trò vô cùng quan trọng giúp tăng sức bền cũng như ảnh hưởng đến thành tích luyện tập. Khi não không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết, lúc này hiện tượng chóng mặt sẽ xảy ra kết hợp với tim đập nhanh và nhịp thở cũng sẽ nhanh hơn.

Chạy bộ xong bị chóng mặt do huyết áp thấp hoặc hạ đường huyết

Với người bình thường, huyết áp sẽ duy trì ở mức 120/80mmHg. Tuy nhiên, khi thực hiện các hoạt động mạnh sẽ dẫn đến hạ huyết áp với chỉ số dưới 90/60mmHg. Một số dấu hiệu của huyết áp thấp gồm có: hoa mắt, mệt mỏi, mất tập trung, buồn nôn, đôi khi có thể ngất xỉu.

Một thông tin nữa bạn cần lưu ý đó là việc chạy bộ sẽ khiến cơ bắp sử dụng nhiều glucose hơn bình thường. Khi cơ thể không đáp ứng đủ lượng glucose, bạn sẽ cảm thấy đổ mồ hôi nhiều, mệt mỏi, đói, cáu gắt…

5 Nguyên Nhân Gây Chóng Mặt Khi Chạy Bộ

  • 25/04/2020
  • / Luyện tập
  • / By Mai Anh
  • / 1 COMMENT
Tweet
Share109
Share
Pin
109 Shares

Tụt huyết áp, mất nước, hạ đường huyết, thở sai, gắng sức quá mức là 5 nguyên nhân chính gây ra tình trạng chóng mặt khi chạy bộ. Hãy cùng nhau tìm hiểu cụ thể những nguyên nhân này qua bài viết được đăng trên Runnerblueprint, được dịch và đăng lại bởi Chay365.

Điều tệ nhất khi đi chạy đó là bị chóng mặt và nó có thể xảy ra với bất kỳ người nào. Tôi cũng đã từng trải qua chuyện này và thấy rất nhiều bạn runners khác cũng đổi mặt với tình trạng tương tự.

Đầu tiên, tôi muốn nói rằng nếu bạn cảm thấy chóng mặt khi chạy bộ thì có thể không phải bạn đang có một khối u trong đầu hay mắc một căn bệnh nghiêm trọng, nhưng đồng thời bạn cũng không thể bỏ qua điều này, đặc biệt là khi nó xuất hiện liên tục, khiến bạn cảm thấy kiệt sức hoặc không còn đứng vững trên đôi chân mình nữa.

Chóng mặt khi chạy bộ có thể bắt nguồn từ những lý do khá khó chịu cho tới mất ổn định nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới chất lượng buổi tập cũng như niềm vui sau buổi chạy.

Tình trạng này có thể đi kèm với một loạt triệu chứng như cảm thấy mất cân bằng, bị choáng, không thấy rõ đường, buồn nôn, đau nhức đầu, đuối sức hoặc thậm chí là ngất xỉu. Những triệu chứng này có thể xảy ra đột ngột khi đang chạy, sau khi hoàn tất buổi chạy mà cũng có thể xuất hiện sau một khoảng thời gian tích lũy dần.

Mục lục

  • Nguyên nhân chính
    • 1. Tụt huyết áp
    • 2. Mất nước
    • 3. Hạ đường huyết
    • 4. Thở không đúng cách
    • 5. Gắng sức quá mức
    • Các vấn đề sức khỏe

Nguyên nhân chính

1. Tụt huyết áp

Nếu bạn cảm thấy đột nhiên bị chóng mặt hoặc đầu lâng lâng như đang say ngay sau khi tập một bài tập cường độ cao, tụt huyết áp có thể là lý do giải thích cho tình trạng này.

Khi chạy, hệ thống tim mạch và cơ bắp đang tích cực co bóp để chuyển máu từ chân về tim và các phần còn lại của cơ thể, đặc biệt là vùng não. Nhưng chính điểm này cũng là nơi sự cố xuất hiện. Khi ngừng chạy đột ngột, bạn bị mất đi sức đẩy của các sợi cơ đó, và thế là tim và các sợi cơ nhanh chóng quay trở lại nhịp độ bình thường, làm giảm lưu thông máu, dẫn tới tình trạng chóng mặt và đuối sức.

Hệ cơ hoạt động thúc đẩy lưu chuyển máu về tim

Cách ngăn chặn tình trạng tụt huyết áp

Mặc dù không phải khi nào cũng ngăn chặn được điều này, nhưng với việc hạ nhiệt [cool-down] đúng cách ngay sau buổi tập có thể là một giải pháp hữu ích, đặc biệt là khi bạn có xu hướng thấy chóng mặt ngay sau khi ngừng chạy.

Dành 5 đến 10 phút để cool-down trước khi đi tắm. Hãy cho cơ thể đủ thời gian để cơ thể chuyển từ đang hoạt động sang trạng thái bình thường và nghỉ ngơi.

2. Mất nước

Buồn nôn và chóng mặt là triệu chứng của tình trạng mất nước. Đó là lý do vì sao uống nước đủ trong ngày là điều vô cùng quan trọng. Ngoài việc mất nước, bạn còn mất điện giải đặc biệt là muối – chất giúp duy trì cân bằng nước trong cơ thể và các hoạt động khác. Và tất nhiên, mất cân bằng điện giải cũng gây chóng mặt.

Cách ngăn chặn tình trạng mất nước:

Uống nhiều nước trong ngày là cách tốt nhất để ngăn tình trạng mất nước. Bằng cách đó, bạn đã có đủ nước trước, trong và sau khi chạy.

Uống ít nhất 2 đến 3 cốc nước 2h trước khi chạy và nhớ mang theo nước cho các buổi chạy dài, đặc biệt là khi chạy bộ dưới thời tiết nắng nóng. Cứ sau 15-20 phút, đừng quên nhấp một đến hai ngụm nước. Bù nước và năng lượng một cách khoa học giữ vai trò rất quan trọng đối với thành tích chạy bộ.

Đọc thêm: Uống nước thể thao khi chạy bộ

3. Hạ đường huyết

Một nguyên nhân nữa có thể đến từ chế độ ăn kiêng. Đi chạy với cái bụng rỗng có thể khiến bạn bị hạ đường huyết. Thức ăn chính là năng lượng, và nếu bạn bỏ bữa bạn sẽ không có đủ nhiên liệu để đáp ứng nhu cầu tập luyện. Nếu điều này diễn ra, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy chóng mặt, đuối sức hoặc bị run.

Cách ngăn chặn tình trạng hạ đường huyết

Trừ khi bạn bị tiểu đường thì việc ngăn chặn tình này khá dễ: ăn đúng thức ăn vào đúng thời điểm.

Thay vì chạy với cái bụng đói, hãy ăn một bữa ăn nhẹ hoặc snack, tốt nhất là một bữa chứa tinh bột và đạm phức tạp ví dụ như sữa chua với trái cây và táo cùng bơ đậu phộng.

Nếu không đủ thời gian cho một bữa như thế, bạn có thể ăn một bữa nhẹ hơn như trái cây hoặc bánh quy trước khi chạy cũng là một giải pháp. Những loại này sẽ giúp bạn có đủ năng lượng để chạy trong một thời gian dài hơn mà không làm hại đến dạ dày.

Đọc thêm: Dinh dưỡng của dân chạy bộ

4. Thở không đúng cách

Nếu bạn có xu hướng nín thở hoặc thở nông và gấp trong khi chạy, thì chính bạn cũng có thể khiến bản thân mình bị chóng mặt khi đang tập luyện. Nếu bạn thở không đúng cách khi chạy bộ, tim có thể sẽ đập không đủ mạnh để đẩy máu lên não.

Cách điều chỉnh nhịp thở

Nếu bạn không còn kiểm soát được hơi thở trong khi chạy, hãy giảm cường độ luyện tập hoặc dừng lại để nghỉ ngơi và hồi phục thay vì cố tiếp tục. Hãy thận trọng, đặc biệt là khi việc chóng mặt trở thành một vấn đề lớn, hãy duy trì tập ở pace mà bạn có thể nói chuyện được một cách thoải mái mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Bạn cũng có thể kết hợp nhịp thở với nhịp chân, ví dụ chọn tỷ lệ 3:2, nghĩa là thở vào 3 nhịp rồi thở ra 2 nhịp, cùng nhịp với bước chân của mình.

Đọc thêm: Cách thở khi chạy bộ

5. Gắng sức quá mức

Khi bạn cảm thấy chóng mặt trong lúc chạy, có thể cơ thể đang báo bạn rằng: “Hãy chậm lại!”

Khi gắng sức, cơ thể làm việc nhiều hơn đồng thời cũng mất nước do đổ mồ hôi nhiều hơn sẽ làm giảm lượng máu lưu thông và gây ra tình trạng tụt huyết áp. Hiện tượng này trong y học gọi là “hypoxia” [thiếu oxy tổ chức]. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, lâng lâng như đang say hoặc thậm chí ngất xỉu.

Làm thế nào để ngăn ngừa gắng sức quá mức?

Chạy quá nhanh, quá nhiều có thể là điều lợi bất cập hại, vì vậy hãy lắng nghe cơ thể và điều chỉnh chế độ tập luyện phù hợp. Nếu bạn cảm thấy chóng mặt khi tập luyện ở cường độ cao, hãy chậm lại, dành một phút để hít thở và giảm nhịp tim. Tiếp tục thúc đẩy bản thân chạy nhanh hơn hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy thích thú, nhưng đừng để điều đó trở thành thói quen, nếu không bạn sẽ tự chuốc lấy rủi ro về sau.

Đọc thêm: Phục hồi nhịp tim sau gắng sức

Các vấn đề sức khỏe

Trên đây là danh sách các yếu tố phổ biến [hoặc ít nhất là góp phần] dẫn tới tình trạng chóng mặt của bạn khi chạy bộ, nhưng nó không giải thích hoàn toàn mọi chuyện.

Trong một vài trường hợp, tình trạng chóng mặt khi tập thể dục có thể bắt nguồn từ các vấn đề về sức khỏe ví dụ như vấn đề về tai, bệnh tim mạch [một trong số đó là nhịp tim bất thường được biết tới là tình trạng rối loạn nhịp tim], hay đang sử dụng một số loại thuốc đặc biệt là thuốc điều trị huyết áp. Trong trường hợp bạn đã điều chỉnh việc tập luyện nhưng vẫn gặp tình trạng chóng mặt, vậy thì hãy nhanh chóng tới gặp bác sỹ càng sớm càng tốt.

Đọc thêm: Chạy Bộ Khi Bạn Đang Phải Dùng Thuốc: Một Số Điểm Cần Lưu Ý

Cuối cùng, nếu cảm thấy chóng mặt khi đang chạy, bạn nên làm gì?

Hãy giảm tốc độ lại hoặc dừng ngay lập tức. Trước khi quay lại chạy, cố gắng loại trừ các nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt và tìm kiếm một giải pháp thực tế. Nếu đang chạy trên máy chạy bộ [treadmill], hãy nhấn nút màu đỏ khẩn cấp để dừng.

Nếu tình trạng này tiếp tục tiếp diễn, bạn hãy tìm một nơi để nằm xuống và nghỉ. Sau đó, bạn hãy gác chân lên cao hơn vị trí tim ví dụ như để chân trên tường, hoặc trên ghế cũng là một giải pháp để xử lý tình trạng chóng mặt khi chạy bộ.

Tweet
Share109
Share
Pin
109 Shares

About the Author Mai Anh

Vận động viên chạy bộ không chuyên. Hiện đang là nhân viên của một công ty quốc tế đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Yêu thích chạy bộ đường dài, đang tập luyện để hoàn thành các giải chạy ultra trail và cải thiện thành tích cự ly full marathon.

CÙNG CHUYÊN MỤC

18 Feb, 2014

Kể chuyện chạy bộ

18 Feb, 2022

Jakob Ingegrigtsen lập KLTG 1500m chạy “xé gió” trong nhà

09 Feb, 2022

Huyền thoại Mỹ Kara Goucher tiết lộ căn bệnh lạ khiến cô có thể phải cai nghiện chạy

Previous Post Nhật: Sáng kiến tận dụng Bib thừa may khẩu trang tặng runner chống dịch Covid-19 Next Post Bài Tập Chạy Dài: Từ Lý Thuyết Tới Thực Tiễn

1. Hiện tượng chạy bộ xong bị chóng mặt

Cùng với cảm giác chóng mặt, nhiều người còn xuất hiện cảm giác buồn nôn, mệt mỏi khiến cơ thể không còn sức lực chống chọi. Vậy đây có phải là lời cảnh báo cho một vấn đề sức khỏe nào đó hay không? Hiện tượng này cho thấy bạn đang rơi vào những trường hợp sau.

1.1. Chạy bộ quá sức

Đầu tiên, sức khỏe của bạn có thể có sự thay đổi và khác biệt mỗi ngày. Do đó, không phải ngày nào bạn cũng có thể hoàn thiện một quãng đường tương tự như nhau. Khi cố gắng chạy bộ trong những ngày điều kiện sức khỏe hạn chế, điều này rất dễ khiến bạn cảm thấy chóng mặt sau khi luyện tập. Cùng với đó là một vài dấu hiệu cơ bản khác như hoa mắt, khó thở, buồn nôn hay nôn.

1.2. Mất nước

Theo các huấn luyện viên thể dục, người tập thể thao cần bổ sung khoảng 100-250ml nước sau mỗi 20 phút tập luyện tùy vào mức độ tập nặng hay nhẹ.

Để xác định chính xác cơ thể có đang mất nước hay không, các bạn có thể quan sát qua màu nước tiểu. Nếu nước tiểu vàng sậm chứng tỏ bạn đang thiếu nước trầm trọng. Trong khi đó, nếu nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc không màu, điều này cho thấy cơ thể đã được cung cấp đủ nước.

Hít thở khi chạy bền đúng cách giúp đảm bảo cung cấp lượng oxy ổn định

Lúc này lượng oxy trong máu sẽ kết hợp với protein có trong tế bào hồng cầu là hemoglobin giúp vận chuyển tế bào đến cơ, gân trên cơ thể khi chúng ta. Khi lượng hemoglobin vận chuyển đủ để các cơ hoạt động thì chúng sẽ tạo ra nguồn năng lượng dự trữ cho cơ thể. Chính vì thế khi lượng dự trữ này càng nhiều thì bạn sẽ có khả năng chạy bền lâu hơn. Để làm được điều này thì việc hít thở khi chạy bền đúng cách sẽ giúp bạn duy trì ổn định lượng oxy để các cơ bắp vận động hiệu quả.

1.2. Giảm các chấn thương trong quá trình chạy bền

Những chấn thương xảy ra trong quá trình vận động đặc biệt là khi chạy bền thường xuất phát từ nguyên nhân chính là việc hít thở không đúng cách. Một số chấn thương dễ gặp khi chạy bền như đau bụng, đau phần hông dưới xương sườn, đau các cơ bắp như bắp tay, bắp chân, bắp đùi,… Việc thiếu oxy đến các tế bào cơ, gân đã gây ra những cơn đau khi vận động. Hầu hết những người mới tập chạy bộ đều gặp phải các triệu chứng này.

Để cơ thể có đủ lượng oxy cho tất cả tế bào đòi hỏi bạn cần phải biết và luyện tập các kỹ thuật hít thở khi chạy bền để hạn chế tối đa các tình trạng chấn thương. Việc thở hổn hển, đứt quãng khi chạy bộ cũng có thể là biểu hiện cho thấy cơ thể của bạn đang gặp vấn đề về hô hấp hoặc cần có sự điều chỉnh về thói quen thở khi chạy

Video liên quan

Chủ Đề