Hình thức tự thực hiện được áp dụng như thế nào

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến về vấn đề này như sau:

Việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải tuân thủ theo quy định tại Điều 25 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Điều 61 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo đó, trường hợp Trung tâm Công nghệ thông tin là đơn vị phụ thuộc về tổ chức nhưng hạch toán độc lập với Sở Xây dựng thì việc Sở này giao cho Trung tâm thực hiện các gói thầu do mình làm chủ đầu tư theo hình thức tự thực hiện là không phù hợp với quy định nêu trên.

Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, nếu Sở Xây dựng giao cho đơn vị hạch toán phụ thuộc thì sử dụng hợp đồng, nếu không có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì giao việc cho một đơn vị thuộc mình thực hiện [phòng, ban...].

Trường hợp không áp dụng được hình thức tự thực hiện thì gói thầu phải tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Trường hợp gói thầu đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 22 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 thì được áp dụng hình thức chỉ định thầu.

Công ty M có câu hỏi cho chuyên gia như sau: Theo Điều 25 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Điều 61 và Điều 62 khoản 1 Nghị định số 63/2014/NĐ- CP quy đỉnh về các điều kiện được áp dụng hình thức tự thực hiện, trong đố bao gồm: [i] có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu; [ii] phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thực hiện về khả năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu; [iii] đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng. Trường hợp gói thầu do đơn vị hạch toán phụ thuộc thực hiện thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo hợp đồng. Trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu không có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo về thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộc mình thực hiện. Trên thực tế, một Tổng công ty Nhà nước có nhiều đơn vị trực thuộc gồm Trung tâm tư vấn thiết kế, các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được thành lập theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015, theo đó mỗi đơn vị có một chức năng, nhiệm vụ riêng đáp ứng được yêu cầu công việc, các điều kiện chuyên ngành và yểu tố đặc thù của Tổng công ty. Tổng công ty Nhà nước ban hành quy chế ủy quyền phân việc, theo đó, giao cho các Ban quản lý dự án khu vực được quyền phê duyệt những dự án đầu tư có tổng mức đầu tư dưới 10 tỷ đồng. Trong trường hợp này, Trung tâm tư vấn thiết kế và Ban quản lý dự án có địa vị pháp lý ngang nhau trong Tổng công ty. Để áp dụng hình thức tự thực hiện gói thầu tư vấn thiết kế đối với các dự án Tổng công ty đã phân cấp ủy quyền cho Ban quản lý dự án khu vực làm chủ đầu tư, Tổng công ty đã ban hành Quy chế phối họp giữa các đơn vị trực thuộc và Quy chế nội bộ về công tác đấu thầu, theo đó quy định về hình thức tự thực hiện, cụ thể: “ Trung tâm tư vấn thiết kế, Ban quản lý dự án là đơn vị trực thuộc Tổng công ty chủ động phối hợp thực hiện công tác tư vấn thiết kế đối với các dự án mà Ban quản lý dự án khu vực được ủy quyền làm chủ đầu tư đảm bảo hiệu quả, tiến độ, chất lượng và tuân thủ các quy định hiện hành”. “Tự thực hiện là việc Chủ đầu tư hoặc Đơn vị quản ty tài sản thông qua thỏa thuận bằng văn bản giao cho bộ phận, đơn vị hạch toán phụ thuộc trong đơn vị mình hoặc cùng hạch toán phụ thuộc một đơn vj cấp trên để thực hiện một hoặc nhiều gói thầu do mình quản ty. Tiêu chí và điều kiện áp dụng hình thức tự thực hiện áp dụng như Quy định của Luật đấu thầu". Như vậy, với các dự án do Ban quản ty dự án khu vực được giao làm chủ đầu tư, phần việc liên quan đến tư vấn thiết kế được Trung tâm tư vấn thiết kế thực hiện trên cơ sở văn bản thỏa thuận giữa Trung tâm và Ban quản ty dự án theo hình thức tự thực hiện có phù hợp với quy định của Pháp luật hay không? Trong trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành mới các Quy định nội bộ nhằm xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc Tổng công ty để thực hiện các dự án được phân cấp ủy quyền như trên thì có quy định cụ thể hay không và cần điều chỉnh như thế nào để phù hợp với quy định của Pháp luật hiện hành?  

Quy trình tự thực hiện theo quy định của pháp luật .... Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp ...

HÌNH THỨC TỰ THỰC HIỆN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT ĐẦU TƯ

Câu hỏi của bạn:

     Quy trình tự thực hiện theo quy định của pháp luật

Câu trả lời:

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi  đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị đinh 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu

Nội dung tư vấn:

     Khoản 2 Điều 3 Luật đầu tư 2014 quy định:

2. Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

       Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu

Quy trình tự thực hiện theo quy định của pháp luật

  • Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu;
  • Phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thực hiện về khả năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu;
  • Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng. 

Bước 1. Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc:

       Hồ sơ về phương án tự thực hiện được lập bao gồm yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc, giá trị, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần thực hiện và dự thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc. Trường hợp gói thầu do đơn vị hạch toán phụ thuộc thực hiện thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo hợp đồng. Trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu không có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo về thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộc mình thực hiện.

Bước 2. Hoàn thiện phương án tự thực hiện và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc:

        Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất trong phương án tự thực hiện, dự thảo hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc và các nội dung cần thiết khác.

Bước 3: Ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận giao việc:

       Tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu tiến hành ký kết hợp đồng với đơn vị phụ thuộc hoặc ký thỏa thuận giao việc với đơn vị được giao để tự thực hiện gói thầu..

    Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: . Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

      Trân trọng ./.

Liên kết ngoài tham khảo:

Tại Điều 25 Luật Đấu thầu quy định tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Ông Nguyễn Xuân Hồng [hongnx@...] đề nghị cơ quan chức năng giải đáp trường hợp sau: Công ty A [là đơn vị trực thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước và có 100% vốn của Công ty mẹ] được giao làm chủ đầu tư dự án thì việc Công ty A giao cho Công ty B [công ty tư vấn quản lý dự án, có 100% vốn của Công ty mẹ và hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ] thực hiện gói thầu tư vấn giám sát theo hình thức tự thực hiện được không?

Trong Dự án của Công ty A [do Tổng Giám đốc Tập đoàn phê duyệt] có gói thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng trị giá 850 triệu đồng được Tổng Giám đốc Công ty mẹ ra Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu tháng 5/2014 theo hình thức đấu thầu rộng rãi, 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ [theo Luật Đấu thầu].

Nay do tình hình kinh tế khó khăn nên Công ty B đề nghị điều chỉnh gói thầu đó sang hình thức tự thực hiện trong Công ty mẹ và giao cho Công ty B thực hiện. Ông Hồng muốn biết, trường hợp này nên giải quyết như thế nào?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Theo Điều 25, Luật Đấu thầu quy định tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Tại Điều 61 và khoản 1, Điều 62, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định điều kiện để áp dụng hình thức tự thực hiện bao gồm:

- Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu;

- Phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thực hiện về khả năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu;

- Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng.

Trường hợp gói thầu do đơn vị hạch toán phụ thuộc thực hiện thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo hợp đồng. Trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu không có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo về thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộc mình thực hiện.

Theo đó, việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải tuân thủ các quy định nêu trên. Trường hợp Công ty A [là đơn vị trực thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước và có 100% vốn của Công ty mẹ] được giao làm chủ đầu tư dự án thì việc Công ty A giao cho Công ty B [công ty tư vấn quản lý dự án, có 100% vốn của Công ty mẹ và hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ] thực hiện gói thầu tư vấn giám sát theo hình thức tự thực hiện là không phù hợp với quy định đã nêu.

Trong trường hợp này, nếu gói thầu tư vấn không thuộc trường hợp áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại Điều 22 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 thì phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi.

Theo Chinhphu.vn

Video liên quan

Chủ Đề