Hiv có thể sống bao lâu khi ra ngoài cơ thể

HIV là bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục rất phổ biến nếu ai không biết cách phòng ngừa, hay quan hệ không an toàn thì rất dễ mắc phải căn bệnh này. Thế nhưng bệnh HIV không chỉ lây nhiễm trực tiếp khi quan hệ mà còn có thể lây nhiễm qua những con đường khác như đường máu, sữa mẹ hay dùng chung đồ cá nhân như bản chải đánh răng.

Virus HIV thường sống lâu khi ở trong cơ thể và có nhiều ở trong các chất dịch của người bệnh, khi ra ngoài không khí virus HIV thường không tồn tại được lâu. Tuy vậy vẫn cần phải phong tránh mọi rủi ro có thể xay ra đảm bảo an toàn cho người có nguy cơ tiếp xúc với nguồn có thể lây nhiễm bệnh HIV. Bệnh HIV có thể khiến hệ miễn dịch trong cơ thể bị suy giảm.

Virus HIV rất khó có khả năng sống lâu khi ở trong nước.

Trong trường hợp chẳng may người bị nhiễm HIV bị chảy máu và chỉ có một lượng máu nhỏ rơi xuống những nơi như sông, suối, biển và các ao, hồ và cả nơi phổ biến như những vũng nước, thì 1 lượng virus rất ít nên rất khó có khả năng lây nhiễm vì HIV không thể tồn tại quá lâu trong môi trường nước như các loại vi rút sống trong nước khác. Nếu đưa virus HIV ngâm vào dung dịch cồn 70 độ, hay nước Cloramin 1% sau khoảng 30 phút virus sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Thế nên có thể ngâm, vệ sinh giặt giũ đồ cho người bệnh HIV bằng dung dịch đã nêu để tiêu diệt vi rút tránh khả năng lây nhiễm bệnh HIV ra bên ngoài.

Xem thêm: HIV VÀ THAI KÌ: Mẹ nhiễm HIV cần lưu ý gì khi mang thai?

Khi máu ở trạng thái máu khô thì virus HIV có thể tồn tại trong khoảng từ 5 cho đến 6 ngày, nhưng với yếu tố đảm bảo được những điều kiện như độ Ph được duy trì đảm bảo tối ưu –  khi máu được làm khô, thông thường không gây ảnh hưởng đến việc lây nhiễm HIV.

Hiện tại các nghiên cứu về khả năng tồn tại của HIV bên trong tinh dịch khi được mang ra khỏi cơ thể chưa được tiến hành. Thế nhưng các nhà nghiên cứu đã thử đưa vi rút HIV vào tinh dịch để thử nuôi cấy virus vào bên trong tinh dịch ở phòng thí nghiệm, như vậy thông qua việc thí nghiệm này các nhà nghiên cứu rất khó nuôi cấy được vi rút vào bên trong tinh dịch vậy nên lượng vi rút trong tinh dịch khi đưa ra ngoài cơ thể thường thấp cho nên vấn đề virus HIV trong tinh dịch cũng đang được tiến hành nghiên cứu.

Xem thêm: [CHIA SẺ] Hướng dẫn cách sử dụng thiết bị xét nghiệm HIV tại nhà

Hiv có thể sống bao lâu khi ra ngoài cơ thể
Ảnh: Virus HIV sống được bao lâu trên dao cạo?

Bình thường khả năng bị lây nhiễm HIV từ dao cạo là khá ít bởi vì rút HIV thường có nhiều ở trong tinh dịch, sữa mẹ hay dịch được tiết ra ở cơ thể. Tuy vậy nếu như trong quá trình sử dụng dao cạo không cẩn thận gây chảy máu và dính máu lên dao cạo thì đó cũng có thể trở thành nguồn gây phơi nhiễm HIV cho người khác, thế nên khi sử dụng dao cạo chúng ta nên nhớ không dùng chung đồ dao cạo với người khác và sau khi sử dụng xong dao cao cần được vệ sinh thật sạch sẽ và cất giữ cẩn thận.

Hiv có thể sống bao lâu khi ra ngoài cơ thể
Ảnh: Virus HIV sống được bao lâu trong kim tiêm?

Ngay cả khi máu có nhiễm vi rút HIV ở bên trong ống kim tiêm đó đã được lấy ra hết thì virus đó vẫn có thể tồn tại tối đa 4 tuần đã có 1 cuộc nghiên cứu về máu được diễn ra. Trong đó có hơn 800 kim tiêm có chứa 1 lượng máu ít nhiễm HIV đã được dùng để nghiên cứu và những kim tiêm này được lưu về trong những quãng thời gian không giống nhau.

Và kết quả của cuộc nghiên cứu đã nhận thấy một điều rằng đó là, thời gian tồn tại của virus khi ở trong ống tiêm còn phụ thuộc vào nhiệt độ được sử dụng trong việc bảo quản virus như thế nào. Nếu như nhiệt đồ được dùng trong việc bảo quản vi rút cao hơn mức 27 độ cho tối 37 độ thì vi rút không thể tồn tại quá lâu trong nhiệt độ này lâu nhất cũng chỉ đạt tới 7 ngày còn ngược lại nếu như được bảo quản ở nhiệt độ thấp cụ thể là nhiệt độ dưới 4 độ thì virus có thể sống lâu hơn.

Thông thường khi vi rút HIV được đưa ra khỏi cơ thể và tiếp xúc với không khi thì loại vi rút này không thế tồn tại quá lâu và trên bàn chải đánh răng cũng tương tự như vậy. Khi vi rút ở trong dịch tiết của cơ thể được tiếp xúc với không khí thường không thể tồn tại quá lâu ở nhiệt độ phòng giao động từ 32 cho tới 36 độ. Tuy tồn tại không lâu như vậy thế nhưng mọi người cũng càn phải ghi nhớ không dùng chung đồ cá nhân đối với người bị nhiễm bệnh HIV bởi ít khả năng lây nhiễm không đồng nghĩa với việc không thể xảy ra khả năng bị lây nhiễm. Thế nên phòng tránh để bản thân không bị lây nhiêm là cách tốt nhất để bản thân không bị mắc bệnh.

Những cuộc thí nghiệm đã cho thấy rằng vi rút HIV sẽ bị chết nếu tiếp xúc với nguồn nhiệt trên 60 độ, khi máu có nhiễm vi rút HIV nhỏ xuống bên ngoài với 1 lượng nhỏ thì khi được ánh nắng rọi vào liên tục thì virus HIV chỉ có thể tồn tại tối đa 30 phút mà thôi. Hoặc nếu như lượng máu đó rơi xuống những nơi ít phải tiếp xúc với nhiệt độ cao thì nó có thể tồn tại khá lâu trong từ 2 ngày cho đến 7 ngày.

HIV được coi là “căn bệnh thế kỷ”, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Virus HIV làm cho sức đề kháng của cơ thể suy yếu và khiến người bệnh mắc phải những biến chứng nặng nề. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về giai đoạn cửa sổ của HIV.

Ngay khi bạn bị nhiễm HIV, virus gây bệnh sẽ bắt đầu sinh sản trong cơ thể của bạn. Hệ thống miễn dịch của con người phản ứng với các kháng nguyên (bộ phận của vi-rút) bằng cách tạo ra các kháng thể (tế bào chống lại virus).

Giai đoạn cửa sổ của HIV là khoảng thời gian giữa thời điểm phơi nhiễm HIV (virus xâm nhập vào cơ thể) cho đến khi phát hiện HIV bằng các xét nghiệm. Hầu hết có thể phát hiện ra sự phát triển của kháng thể HIV trong vòng 23-90 ngày sau khi nhiễm bệnh.

Trong thời gian này, khi thực hiện xét nghiệm HIV sẽ cho ra kết quả âm tính mặc dù bệnh nhân đã thực sự bị nhiễm bệnh. Họ vẫn có thể truyền virus cho người khác trong giai đoạn cửa sổ. Nếu nghi ngờ mình đã bị phơi nhiễm HIV nhưng xét nghiệm lại cho kết quả âm tính, bạn nên thực hiện tiếp các xét nghiệm trong một vài tháng để xác nhận (thời gian phụ thuộc vào xét nghiệm được sử dụng). Và trong thời gian này, bạn cần sử dụng bao cao su để ngăn ngừa khả năng lây lan HIV.

Hiv có thể sống bao lâu khi ra ngoài cơ thể

Trong giai đoạn cửa sổ của bệnh, xét nghiệm HIV sẽ cho ra kết quả âm tính

Thời gian cửa sổ thay đổi từ người này sang người khác, và cũng khác nhau tùy thuộc vào loại xét nghiệm HIV. Hầu hết các xét nghiệm HIV là xét nghiệm kháng thể. Cơ thể cần có thời gian để tạo ra đủ kháng thể cho xét nghiệm HIV để xác định bệnh nhân đã bị nhiễm HIV hay chưa. Ba tuần là khoảng thời gian sớm nhất để xét nghiệm kháng thể có thể phát hiện ra sự nhiễm trùng. Nhưng không phải ai cũng có thể phát hiện sớm sự phát triển của các kháng thể, mà phải mất khoảng 3-12 tuần sau khi bị nhiễm bệnh.

Vào cuối thời kỳ cửa sổ, lượng kháng thể sẽ tăng cao đến mức có thể phát hiện được người bị nhiễm HIV bằng các phương pháp xét nghiệm máu thông thường. Tức là huyết thanh đã chuyển từ “âm tính” sang “dương tính”, người ta còn gọi đây là giai đoạn “chuyển đổi huyết thanh”. Giai đoạn này có thể kéo dài trong 5 năm, 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh.

Vài tuần đầu tiên sau khi người bệnh bị nhiễm HIV được gọi là giai đoạn nhiễm trùng cấp tính. Trong thời gian này, virus sinh sản nhanh chóng. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể HIV - đây là những protein chống nhiễm trùng.

Trong những tuần đầu tiên, một số người có thể không xuất hiện các triệu chứng nhất định. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải các triệu chứng trong một hoặc hai tháng đầu tiên sau khi nhiễm virrus, nhưng thường không nhận ra họ đã bị nhiễm HIV. Điều này là do các triệu chứng của giai đoạn cấp tính có thể rất giống với các triệu chứng cúm hoặc các loại vi-rút theo mùa khác.

Các triệu chứng ban đầu của HIV có thể bao gồm: Sốt; Ớn lạnh; Sưng hạch bạch huyết; Đau nhức nói chung; Phát ban da; Viêm họng; Đau đầu; Buồn nôn; Đau dạ dày; Luôn thức giấc giữa đêm, mồ hôi đầm đìa; Nhiễm nấm men; Sụt cân; Chẩn đoán viêm màng não.

Vì những triệu chứng này giống với các bệnh thông thường như cảm cúm, người mắc bệnh có thể không nghĩ rằng họ cần gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe. Và ngay cả khi họ đi khám vào thời gian này, bác sĩ cũng có thể chỉ kết luận bạn bị cúm hoặc bạch cầu đơn nhân và thậm chí có thể không xem xét đến HIV.

Cho dù người bị nhiễm HIV có triệu chứng hay không, trong giai đoạn này tải lượng virus của họ rất cao. Tải lượng virus là lượng HIV được tìm thấy trong máu. Tải lượng virus cao có nghĩa là HIV rất dễ lây truyền sang người khác trong thời gian này.

Các triệu chứng HIV ban đầu thường hết trong vài tháng khi người bệnh bước vào giai đoạn mãn tính hoặc lâm sàng. Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều năm cùng với sự điều trị.

Hiv có thể sống bao lâu khi ra ngoài cơ thể

Những người nhiễm HIV có thể phát triển thành AIDS nếu HIV của họ không được chẩn đoán sớm

Những người nhiễm HIV có thể phát triển thành AIDS nếu HIV của họ không được chẩn đoán sớm. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình lây nhiễm HIV, lượng kháng thể trong cơ thể sẽ suy giảm mạnh, trái lại lượng HIV tăng lên nhanh chóng. Khi đó hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoàn toàn và người bị nhiễm HIV sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS với những bệnh cảnh của nhiễm trùng cơ hội và ung thư dẫn tới tử vong.

Các triệu chứng của AIDS có thể bao gồm: Sốt tái phát; Các hạch bạch huyết sưng mãn tính, đặc biệt là nách, cổ và bẹn; Mệt mỏi lâu ngày; Đổ mồ hôi đêm; Vết nám sẫm màu dưới da hoặc bên trong miệng, mũi hoặc mí mắt; Lở loét, đốm hoặc tổn thương miệng và lưỡi, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn; Vết sưng, tổn thương hoặc phát ban của da; Tiêu chảy tái phát hoặc mãn tính; Sụt cân nhanh chóng; Các vấn đề về thần kinh như khó tập trung, mất trí nhớ và nhầm lẫn; Lo lắng và trầm cảm.

Khi HIV làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể sẽ khiến cho khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể bị mất đi. Do vậy chúng ta có thể mắc những căn bệnh vốn dĩ không mấy khi ảnh hưởng tới những người khỏe mạnh. Người ta gọi đó là nhiễm trùng cơ hội (OI). Nếu không được điều trị sớm, bạn có thể mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội kèm theo các biến chứng của nhiễm HIV, bao gồm các bệnh:

  • Về đường tiêu hóa: Tiêu chảy mãn tính, sút cân và cơ thể suy kiệt.
  • Về miệng: Lở loét miệng do herpes, nấm.
  • Về phổi: Viêm phổi do vi khuẩn, vi rút và nấm.
  • Về thần kinh: Viêm não, màng nào, u não
  • Về da: Phát ban, ghẻ, zona và u mềm.

Bạn nên thực hiện xét nghiệm HIV ít nhất 1 lần trong các trường hợp sau:

  • Tiêm chích ma túy và dùng chung bơm kim tiêm với người khác
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh: quan hệ qua hậu môn, âm đạo mà không sử dụng bao cao su với nhiều người khác
  • Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mà không sử dụng bao cao su, hoặc dùng bao cao su không đúng cách.

Một khi hệ miễn dịch bị suy giảm, cơ thể sẽ không còn đủ sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng nặng. Do đó, ngay từ khi phát hiện HIV dương tính, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị sớm. Việc điều trị sớm sẽ mang lại cho bạn những lợi ích nhất định, ví dụ như:

  • Giúp bạn duy trì sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, sống có ích cho gia đình và xã hội
  • Giảm chi phí thuốc men, chi phí khám chữa bệnh và nằm viện
  • Giảm nguy cơ lây lan vi-rút sang cho người khác, đặc biệt là vợ/chồng, và con cái.

Để kịp thời phát hiện và điều trị HIV giai đoạn sớm, những người có yếu tố nguy cơ nhiễm HIV như quan hệ tình dục không an toàn, xăm mình hoặc tiêm chích ma tuý, là người bệnh phải truyền máu hoặc các sản phẩm của máu.... có thể tham khảo Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thực hiện khám da liễu, xét nghiệm HIV Ab test nhanh....cho kết quả chính xác để có phác đồ điều trị bệnh kịp thời.

Khi đăng ký Gói khám sàng lọc bệnh xã hội, khách hàng sẽ được:

  • Khám chuyên khoa Da liễu
  • Thực hiện các xét nghiệm như: xét nghiệm HIV Ab test nhanh, xét nghiệm Chlamydia test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidium test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidum TPHA định tính và định lượng, xét nghiệm vi khuẩn nhuộm soi và xét nghiệm vi nấm nhuộm soi

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: Wpro.int; Healthline.com

XEM THÊM: