Hoài nghi nhân sinh là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Mở đầu vấn đề
  • 2. Chủ nghĩa hoài nghi
  • 3. Phân tích lịch sử của chủ nghĩa kinh nghiệm ở phương Tây [cổ]
  • 4. Phân tích lịch sử của chủ nghĩa kinh nghiệm ở phương Đông [Cổ]
  • 5. Giới thiệu một số trường phái chủ nghĩa hoài nghi

1. Mở đầu vấn đề

Với những người theo thuyết ngoại liên kết, họ cho rằng nhận thức của các cơ quan con người là có thể tin cậy được và là nguồn phát sinh những nhận thức đúng.

Những người ngoại liên kết cũng tin nhận thức của chúng ta đáng tin cậy là bởi giữa thực tế và niềm tin của chúng ta có mối liên hệ nhân quả, và dù thỉnh thoảng chúng có dẫn đến một vài kết quả nhầm lẫn thì trong phần lớn trường hợp chúng đã mang lại những niềm tin đúng đắn cho chúng ta. Sự tiến bộ không ngừng của văn minh nhân loại cũng không nằm ngoài minh chứng cho điều ấy.

2. Chủ nghĩa hoài nghi

Chủ nghĩa hoài nghi [scepticism] là một hướng tiếp cận của triết học, mà trong đó, những mọi tri thức nền tảng hay bất cứ một khẳng định nào cũng đều được người theo thuyết này hồ nghi, xem xét.

Chủ nghĩa hoài nghi triết học [philosophical skepticism] là trường phái tư tưởng triết học xem xét một cách hệ thống và với thái độ phê phán về quan niệm rằng tri thức tuyệt đối và sự xác tín là có thể, nghĩa là câu hỏi liệu các tri thức và nhận thức có đúng hay không và liệu người ta có thể có tri thức thực sự hay không.

Chủ nghĩa hoài nghi trong triết học đối lập với chủ nghĩa giáo điều triết học - trường phái cho rằng có một tập hợp nhất định gồm các khẳng định có căn cứ đích xác, hoàn toàn xác tín và chân thực.

Chủ nghĩa hoài nghi xuất hiện từ rất sớm và dưới nhiều hình thức trong lịch sử triết học. Một trong những yếu tố phổ biến để phân biệt các hình thức hoài nghi là dựa vào độ rộng của quan điểm được hoài nghi.

Ví dụ: Copernicus nghi ngờ về thuyết địa tâm [một quan điểm cho rằng trái đất đứng yên và là trung tâm vũ trụ]. Tuy nhiên, ông lại không nghi ngờ chuyện có tồn tại một vũ trụ bên ngoài trái đất. Nên dù vấn đề ông đặt ra mang tầm trái đất và các tinh tú, thì độ rộng trong sự hoài nghi của Copernicus chỉ được xếp vào hàng hoài nghi cục bộ [local scepticism].

Một dạng hoài nghi khác khi tầm bao phủ của nó có độ rộng lớn hơn, phủ trùm thế giới bên ngoài [external world]. Nói một cách cụ thể thì theo chủ nghĩa này: liệu những giác quan hay lý trí của chúng ta có thể giúp chúng ta có được những phán đoán đúng đắn về thế giới hay không, hoặc thậm chí là thế giới khách quan có tồn tại hay không? Đây chính là tư tưởng cốt lõi trong thời kỳ Hellen cổ đại. Còn đối với những ai hoài nghi cả năng lực của lý trí trong việc cung cấp cho chúng ta tri thức [trong trường hợp các giác quan của chúng ta không thể] thì lúc này mức độ hoài nghi đã đạt đến ngưỡng cao nhất, phổ quát [global in its scope]. Tức lúc này con người sẽ hoài nghi tất thảy, không chừa một quan niệm nào hết và thậm chí hoài nghi ngay cả những thứ như khái niệm toán học hay chính bản thân ý nghĩa của sự hoài nghi.

3. Phân tích lịch sử của chủ nghĩa kinh nghiệm ở phương Tây [cổ]

Có những người cố tìm cách định nghĩa tri thức theo mô hình JTB đã gặp phải tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Bởi để biết về một điều gì đó ta bắt buộc phải nắm được định nghĩa của nó. Để nắm được định nghĩa của nó, ta phải biết hết những thuật ngữ có trong đó, và để biết được những thuật ngữ có trong đó ta phải đào sâu thêm những thuật ngữ của chính những thuật ngữ có trong đó… Ồ, thế là vòng hồi quy bất tất kéo đến khiến ta mãi mãi không thể biết được một điều gì cả.

Chúng ta đã biết có một số triết gia như Aristotle và Descartes nghiêng về quan điểm: có những khẳng định chúng ta phải chấp nhận mà không cần theo kèm bất cứ sự biện minh nào bởi chúng có thể tự biện minh hoặc chúng ta có thể tự tri nhận chúng bằng trực giác. Và tất nhiên có những người nghi ngờ ngay cả những điều này [trường hợp global scepticism].

Chủ nghĩa hoài nghi phát triển cực thịnh ở thời Tiền Trung cổ [Antiquity]. Nó cũng thống trị học viện của Plato sau khi ông này qua đời. Người tiếp quản thứ 6 của học viện – Arcesilaus – đã định hướng các học viên theo khuynh hướng hoài nghi từ những năm 273 trước công nguyên và kéo dài nó ra 100 năm tiếp theo.

Truyền thống phương Tây về chủ nghĩa hoài nghi một cách có hệ thống có nguồn gốc ít nhất là từ thời Pyrrho xứ Elis. Ông bận tâm đến những bất đồng ý kiến trong tất cả các trường phái triết học thời ông, trong đó có cả triết học khắc kỷ [Stoicism] của chính ông. Người ta kể rằng, ông đã trở nên rất bối rối vì mình không thể quyết định được một cách hợp lý trường phái triết học nào là đúng đắn. Khi tự thừa nhận điều này, cuối cùng ông đã có được sự bình yên nội tâm mà ông đang tìm kiếm.

Từ một quan điểm khắc kỷ, nhà triết học Pyrrho đã tìm thấy bình an bằng cách thừa nhận sự thiếu hiểu biết của mình và có vẻ như từ bỏ tiêu chí mà tri thức được thu thập theo đó, đó là lý tính lôgic. Sự thiếu hiểu biết của Pyrrho không phải sự thiếu hiểu biết của trẻ em hay gia súc: nó là một "sự hiểu biết tri thức", người ta đạt đến nó qua sự giải thích và phơi bày sự thiếu hụt của lý luận lôgic. Trường phái tư tưởng này ban đầu được phát triển để đối lập với cái được xem là chủ nghĩa giáo điều, hay các khẳng định thiếu cơ sở, của những người theo chủ nghĩa khắc kỷ. Những người theo thuyết của Pyrrho phân biệt rõ ràng giữa "là" và "có bề ngoài là" và giữa sự nhận thức về một hiện tượng và chính hiện tượng đó.

- Thực ra đối với nhà triết học Pyrrho và trường phái của ông không hoài nghi.

- Mục đích của họ là αταραξια [sự bình yên trong tâm thức], và so sánh giữa các triết lý giáo điều để làm suy giảm niềm tin vào toàn bộ hệ thống triết học. Ý tưởng là để tạo ra trong sinh viên một trạng thái thù nghịch với cái mà những người theo thuyết Pyrrho cho là những điều lảm nhảm độc đoán và không hợp lý. Do không ai có thể quan sát hay trải nghiệm luật nhân quả, thế giới bên ngoài, mục đích tối cao của vũ trụ hay sự sống, công lý, sự thần thánh, linh hồn, v.v.. họ tuyên bố rằng không nhất thiết phải tin vào những thứ đó. Những người theo thuyết Pyrrho chỉ ra rằng, mặc dù khẳng định về những khái niệm đó là cần thiết, nhưng những người không biết về chúng vẫn sống ổn thỏa trước khi được học về chúng. Họ còn ghi nhận rằng vì mục đích thực nghiệm, khoa học không đòi hỏi niềm tin, và đức tin vào các thực tại có thể nhận thức được bằng trí óc không phải các quy ước giáo điều. Đối với mỗi khái niệm trực quan, [ví dụ sự tồn tại của một thế giới bên ngoài], những người Pyrrho trích dẫn một quan niệm đối lập để phủ định nó. Họ bổ sung rằng sự đồng thuận không hàm ý chân lý hay thậm chí cả xác suất. Ví dụ, nếu Trái Đất hình tròn thì nó sẽ mãi là hình tròn kể cả khi tất cả mọi người tin rằng nó phẳng.

Mục tiêu của phê phán này, cái mà những người theo Pyrrho nhận ra rằng sau này nó sẽ phá vỡ thậm chí cả phương pháp của chính họ, là để ươm mầm cho một sự bất tín đối với mọi tư tưởng lớn. Họ trông đợi rằng triết học sẽ sụp đổ vào trong chính nó. Việc những người theo thuyết của Pyrrho đã tiến bao xa theo hướng này còn là một vấn đề đang được tranh cãi. Những người Pyrrhonist thừa nhận một niềm tin vào những thứ bề ngoài, ví dụ như nóng và lạnh, buồn và vui. Họ nói rằng, không thể phủ nhận rằng một người "có vẻ" đang bị đau hoặc "có vẻ" đang chạm vào một mẩu gỗ. Do đó, thế giới của họ hoàn toàn là thế giới hiện tượng luận [phenomenological]. Về lý tưởng, một người Pyrrhonist có thể sống dễ chịu không kém một người giáo điều chủ nghĩa, ngoài ra còn thêm một điểm tốt là họ không lo nghĩ gì về chân lý và sự lừa dối, về đúng và sai, về ý Chúa, ...

Các nhà tư tưởng sau này đã lấy cách tiếp cận của Pyrrho và mở rộng nó thành chủ nghĩa hoài nghi hiện đại.

4. Phân tích lịch sử của chủ nghĩa kinh nghiệm ở phương Đông [Cổ]

Ở phương Đông, cụ thể là Phật giáo - nó đem lại một nguồn dồi dào cho chủ nghĩa hoài nghi mà nó ít được biết đến tại phương Tây. Tuy nhiên, nó có khác biệt lớn đối với chủ nghĩa hoài nghi triết học phương Tây tại một số điểm như sau:

- Người ta nói rằng, khi giác ngộ, Phật đã chạm xuống mặt đất để nó có thể chứng kiến sự giác ngộ của Phật. Theo cách đó, Phật giáo không cho rằng tri thức là không thể đạt được.

- So với chủ nghĩa hoài nghi triết học phương Tây, Phật giáo ít nhấn mạnh vào chân lý và tri thức hơn. Thay vào đó, nó nhấn mạnh mục đích của Bồ đề, cái tuy thường được dịch là "giác ngộ" nhưng không hàm ý chân lý hay tri thức.

- Ít nhất trong các tác phẩm của Long Thụ - những gì đã tạo nên cốt lõi của Trung quán tụng, khía cạnh phản-bản chất luận [anti-essentialist] của Phật giáo đã làm cho nó trở nên phản-triết học. Trong thái độ đó, chân lý chỉ tồn tại bên trong các ngữ cảnh khẳng định nó. Do đó, ví dụ, tuy các trò chơi hợp tác như các đóng góp của khoa học cho công nghệ có thể có thu được lợi ích, nhưng về mức độ "đúng đắn một cách bản chất", chúng không hơn không kém các quan niệm và tư tưởng của những người Azande, một dân tộc sống ở phía bắc Trung Phi, những người luôn tư duy theo kiểu thần bí.

5. Giới thiệu một số trường phái chủ nghĩa hoài nghi

Chủ nghĩa hoài nghi triết học có thể hoặc là khẳng định rằng ta "không" có tri thức, hoặc rằng ta "không thể" có tri thức. Nói rằng ta "có thể" có tri thức nhưng đáng tiếc lại không có, là một chuyện. Người ta có thể lập luận rằng Socrates có quan niệm này. Ông có vẻ đã cho rằng nếu ta tiếp tục đặt câu hỏi thì có thể cuối cùng ta cũng tới được chỗ có tri thức; nhưng ta chưa có nó. Một số nhà hoài nghi triết học đã đi xa hơn và tuyên bố rằng ta không thể có tri thức chân chính. Một số ví dụ là trường phái Hàn lâm viện tại Hy Lạp cổ đại.

[MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.]

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật Minh Khuê [Sưu tầm và biên tập].

Video liên quan

Chủ Đề