Hollywood twin bed là gì

Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tốt nhất, tại các khách sạn thường chia thành nhiều loại phòng khác nhau để khách hàng dễ dàng lựa chọn khi sử dụng dịch vụ lưu trú. Trong đó, có 2 loại phòng dễ gây ra nhầm lẫn cho khách đó là Twin Room và Double Room. Vậy 2 Twin Room và Double Room là gì và cách phân biệt 2 loại phòng này thế nào? Cùng Hướng Nghiệp Á Âu Chuyên Đào tạo Quản Trị Nhà Hàng ở Đà Nẵng tìm hiểu ngay sau đây!

Hiểu được khái niệm và đặc điểm của các loại phòng không chỉ giúp khách hàng dễ dàng chọn lựa loại phòng phù hợp, mà còn giúp nhân viên khách sạn dễ dàng tư vấn cho khách hàng. Tuy nhiên, để nắm rõ những vấn đề này không phải là chuyện dễ dàng, nhất là đối với những bạn là nhân viên khách sạn. Các bạn cần phải học hỏi và tìm hiểu thật cẩn thận để nắm rõ khái niệm và đặc tính từng loại phòng trong khách sạn để có thể giải đáp mọi thắc mắc khi khách đặt phòng.

Twin Room là gì? Double Room là gì?

Twin Room và Double Room là 2 trong số các loại phòng phân chia theo giường:• Twin Room [TWN]: Phòng có 2 giường cho 2 người ngủ

• Double Room [DBL]: Phòng có 1 giường lớn cho 2 người ở ngủ

Twin room là loại phòng gồm có 2 giường dành cho 2 người [Ảnh: Internet]

Bên cạnh đó còn có các loại như:

• Single Room [SGL]: Phòng có 1 giường cho 1 người ngủ• Triple Room [TRPL]: Phòng 3 giường nhỏ hoặc 1 giường lớn và 1 giường nhỏ cho 3 người ngủ

• Extra Bed: Giường kê thêm để tạo thành phòng Triple từ phòng TWN hoặc DBL.

Phân biệt Twin Room và Double Room

Twin room

Twin Room được viết tắt TWN là loại phòng gồm có 02 giường đơn thông thường, dành cho những khách không thích ngủ chung giường với nhau. Kích thước của giường Twin sẽ khác nhau tùy theo tiêu chuẩn của khách sạn: Giường Twin kích thước trung bình từ 2m x 1m, phổ biến cho các khách sạn 3 sao trở xuống

 Giường Twin kích thước trung bình từ 2m x 1.2m, phổ biến cho các khách sạn 4 sao trở lên

Double room

Double room được viết tắt DBL, là loại phòng có 01 giường lớn, thông thường dành cho những cặp vợ chồng hoặc dành cho những người có thể nằm chung với nhau. Giường Double thường có những kích thước sau: Kích thước giường thông thường hay gặp là 2m x 1.6m Kích thước giường 2m x 1.8m được gọi là giường Queen size Kính thước giường 2m x 2m được gọi là giường King sizePhân chia loại phòng khách sạn theo tiêu chuẩn quốc tế 4 - 5 sao theo chất lượng

Standard: Standard được xem là loại phòng tiêu chuẩn trong khách sạn. Phòng có diện tích nhỏ hơn các phòng khác, thường được bố trí ở nơi có view ít đẹp và ở tầng thấp. Tuy vậy, trong phòng vẫn được lắp đặt các trang thiết bị cần thiết cho du khách sử dụng. Standard cũng phòng có mức giá thấp nhất tại khách sạn.

Double room là phòng gồm có 1 giường lớn dành cho 2 người [Ảnh: Internet]

Phòng Superior: Còn được gọi là phòng SUP, có chất lượng cao hơn phòng Standard. Phòng SUP có diện tích lớn hơn, được lắp đặt thêm nhiều trang thiết bị tiện nghi, có view đẹp. Chính vì thế, mức giá của phòng SUP cao hơn phòng Standard.Phòng Deluxe: Hay còn được gọi tắt là phòng DLX, thường được bố trí tại các tầng cao của khách sạn, diện tích rộng, view đẹp, sở hữu trang thiết bị cao cấp, chất lượng vượt trội. Và tất nhiên, giá phòng DLX cao hơn hai loại phòng Standard và SUP.

Phòng Suite: Gọi tắt là phòng SUT, đây loại phòng cao cấp nhất trong khách sạn. Các phòng suite thường có view đẹp, ở trên tầng cao, sở hữu hàng loạt trang thiết bị hiện đại nhất, cao cấp nhất cùng với các dịch vụ đặc biệt đi kèm. Phòng suite thường được phân chia thành phòng khách và phòng ngủ riêng biệt, có ban công rộng rãi và view đẹp nhất khách sạn. Đây cũng là loại phòng có mức giá cao nhất trong khách sạn.

Qua bài viết này, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ hơn về Twin Room và Double Room cũng như cách phân biệt các loại phòng khác nhau trong khách sạn đúng không nào? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho các bạn không phải bối rối khi sử dụng dịch vụ lưu trú tại khách sạn nữa nhé!

Đọc thêm bài viết: Phòng Suite Là Gì? Các Loại Phòng Trong Khách Sạn Cần Biết

Song song với sự phát triển như vũ bão của du lịch thì hiện nay các loại hình lưu trú cũng ngày càng đa dạng từ cơ bản đến cao cấp nhằm đáp ứng nhiều phân khúc thị trường.

Đối với những bạn đang làm việc bên mảng khách sạn thì việc tìm hiểu về tên gọi các phòng ở khách sạn rất quan trọng. Nó giúp bạn tư vấn và tiếp nhận yêu cầu của khách hàng nhanh chóng, thấu hiểu tâm lý và thoả mãn mong muốn của khách hàng.

Thuật ngữ phân loại khách sạn được quy định theo tiêu chuẩn quốc tế, vậy nên bạn cần tìm hiểu thật kỹ để tránh gọi nhầm các loại phòng. Vậy các loại phòng khách sạn tiếng anh là gì? Có bao nhiêu cách phân loại phòng lưu trú?

Các cách phân loại phòng khách sạn

Việc phân loại phòng khách sạn mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn về sản phẩm lưu trú, giúp doanh nghiệp định vị được phân khúc thị trường từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Thông thường các loại phòng trong khách sạn được phân chia theo 3 tiêu chí như hạng phòng, số lượng và tình trạng phòng.

Đọc thêm:

Hotel là gì? Các loại hình khách sạn nổi bật 2020

Unit hotel là gì?

Phân chia phòng theo số lượng

Bên cạnh phân chia phòng theo chất lượng, bạn nên tìm hiểu thêm các loại phòng trong khách sạn bằng tiếng anh theo tiêu chí số lượng, cụ thể như:

1. Dorm Room: Là phòng kiểu giường chung như ở ký túc xá, phòng này rất rẻ và được ưa chuộng hiện nay, loại phòng này thường phân ra khu nam và nữ.

2. Single Room: Hay còn gọi là phòng đơn có 1 giường thích hợp cho những ai đi công tác một mình thường có diện tích dao động từ 37 – 45m2.

3. Twin Room: Phòng này có 2 giường giành cho 2 người.

4. Hollywood Room: Phòng có 2 giường đơn được ghép với nhau bằng tấm đầu giường chung. Đây là loại hình phổ biến hầu hết ở các khách sạn bình dân.

4. Double Room: Phòng đôi có một giường lớn, thích hợp cho các cặp đôi ở cùng nhau.

5. Double – Double Room: Phòng có 2 giường đôi hoặc 2 giường cỡ lớn – giường Queen, phòng này có thể chứa từ 2 đến 4 khách.

6. Triple Room: Phòng dành cho 3 người với 1 giường đôi và 1 giường đơn hoặc 3 giường đơn, cũng có thể là 2 giường đôi.

7. Quad Room: Phòng này dành cho 4 người, tuy nhiên cách bố trí thì tùy vì có lúc là 2 giường lớn, hoặc là 1 lớn và 2 giường nhỏ.

8. Queen Room: Phòng này cũng dành chò 2 người, giường lớn; điểm khác biệt so với Double Room là ở cả diện tích Queen Room rộng hơn 1.2 lần. Queen room cũng có kiểu kết hợp là Double Queen Room.

9. King Room: Phòng dành cho 2 người, giường lớn, rộng hơn Double Room khoảng 1.5 lần.

Phân chia loại phòng theo chất lượng

Thuật ngữ chỉ các hạng phòng khách sạn gồm có:

10. Standard Room [STD]: Đây là loại phòng tiêu chuẩn trong khách sạn, phòng có diện tích nhỏ và được bố trí ở các tầng thấp và thường không có view. Nhiều khách sạn còn bỏ qua loại phòng này.

11. Superior Room [SUP]: Có chất lượng cao hơn phòng standard, phòng có nhiều tiện ích hơn, được lắp đặt thêm trang thiết bị và có view đẹp.

12. Duluxe Room [DLX]: Có chất lượng vượt trội, thường được đặt ở các tầng cao và view đẹp, trang thiết bị cực kì tiện nghi nên giá cũng đắt.

13. Suite Room [SUT]: Loại phòng cao cấp trong khách sạn, các phòng suite thường nằm trên tầng cao, ngoài chuyện trang bị trang thiết bị hiện đại ra thì thì dịch vụ đi kèm cũng vô cùng tốt. Phòng suite sẽ được chia thành phòng khách và phòng ngủ riêng biệt. Đây là loại phòng giá cao nhất trong các loại phòng kể trên.

Tham khảo: Giới thiệu về khách sạn Park Hyatt SaiGon – Khách sạn với đa dạng các loại phòng suite

14. Junior Suite Room: Có diện tích trong khoảng 60 – 70m2, sở hữu view đẹp hướng biển, núi, sông, thành phố… Phòng có ban công riêng, có ghế tắm nắng và các trang bị khác.

15. Murphy Room: Phòng Murphy có diện tích khoảng 20 – 40m2 được trang bị giường sofa hoặc giường Murphy tức là giường có thể gập ra làm giường ngủ và thu lại làm sofa.

16. Executive Suite Room: Có diện tích khoảng 80m2, được trang bị bồn tắm nằm, bàn làm việc lớn, khu vực bếp, hồ bơi, loại này thường có ở các khách sạn cao cấp.

17. President Room: Nghe tên chắc bạn cũng hình dung ra, phòng này căn phòng đắt nhất trong khách sạn, phòng có nhiều phòng ngủ, không gian được tô điểm bằng cách trang trí căn phòng, tiện nghi và dịch vụ riêng, mỗi khách sạn thường chỉ có một President Room.

18. Connecting Room: Còn được gọi là phòng thông nhau. Phòng này có lối ra vào riêng biệt từ bên ngoài nối liền cửa giữa, khách không cần di chuyển qua khu vực hành lang và trực tiếp đi thẳng vào phòng của nhau.

19. Studio Room: Phòng được trang bị một giường và một chiếc ghế dài, ghế dài có thể chuyển đổi thành giường ngủ hoặc thêm giường đơn tương ứng.

20. Bungalow Room: Ngoài các loại phòng kể trên, ở các resort 5 sao, đặc biệt là resort ở biển, còn có thêm loại hình phòng này, loại này giống như kiểu nhà một tầng, có đầy đủ phòng ngủ, phòng khách, bếp, phồng xông hơi,… View tại các phòng này rất đẹp và còn rất tiện nghi.

21. Apartment: Đây là loại phòng căn hộ được trang bị đầy đủ tiện ích như ngôi nhà thực thụ bao gồm phòng ngủ, phòng bếp, phòng khách, phòng ăn… Đối tượng hướng đến khách lưu trú lâu ngày hoặc du lịch theo nhóm, theo gia đình.

22. Cabana Room: Đây là phòng có hồ bơi gắn liền hoặc thiết kế bên cạnh hồ bơi.

23. Adjoining Room: Adjoning room là gì là câu hỏi mà đa số khách đến thuê phòng đều thắc mắc khi mới nghe tên lần đầu. Đây là phòng có tường chung nhưng không có cửa nối.

24. Adjacent Room: Phòng cạnh nhau

25. Villa: Đây là loại hình dễ dàng tìm thấy ở một số khách sạn nghỉ dưỡng. Villa mang đến không gian riêng tư, đa dạng tiện ích với phòng khách, phòng ngủ phòng ăn và cả bể bơi, ban công riêng biệt

26. Executive – Floored Room: Phòng này được thiết kế có sảnh và lễ tân riêng biệt, không những thế còn nhằm tăng độ an toàn các khách sạn còn bố trí lễ tân nữ để phục riêng cho khách hàng là nữ.

27. Accessible Room: Đây là phòng thiết kế dành cho người khuyết tật với diện tích dao động từ 30 – 42m2.

Phân loại theo thực trạng phòng

Ngoài ra, các loại phòng ở khách sạn còn được gọi tên theo thực trạng phòng.

29. Expected Arrival Room: Phòng khách sắp đến

30. Departure Room: Phòng khách sắp rời đi

31. Vacant Ready Room: Phòng sẵn sàng đón khách

32. Check Out Room: Phòng khách trả

33. Occupied Room: Phòng có khách

34. Vacant Dirty: Phòng trống bẩn

35. Vacant Clean: Phòng trống sạch

36. Very Important Person [VIP]: Phòng dành cho khách quan trọng

37. House Use Room: Phòng sử dụng nội bộ

38. Out of Used Room: Phòng không dùng được

39. Do not Disturb: Vui lòng không làm phiền

40. Stay Over: Phòng khách ở lâu hơn dự kiến

41. Sleep Out: Phòng khách thuê nhưng ngủ bên ngoài

42. Smoking/Non – Smoking Room: Một số khách sạn cung cấp phòng hút thuốc và phòng không hút thuốc dành cho khác hàng. Với thiết kế này giúp hạn chế khói thuốc làm ảnh hưởng đến những khách hàng khác

43. Makeup Room: Phòng cần làm ngay

Lời kết!

Hy vọng rằng những thông tin bổ ích trong bài viết này sẽ giúp bạn nắm được thuật ngữ các loại phòng khách sạn tiếng Anh thông dụng trong khách sạn để giúp bạn tư vấn cho khách hàng hiệu quả hơn.

Video liên quan

Chủ Đề