Hướng dẫn kiểm tra card màn hình

Việc kiểm tra card màn hình là một trong những điều thường làm khi bạn kiểm tra cấu hình máy tính. Dưới đây là một số cách kiểm tra card màn hình đơn giản dành cho người dùng tham khảo để xác định tình trạng hoạt động của thiết bị còn tốt hay không nhé!

Cách kiểm tra card màn hình đơn nhất

Để có thể kiểm tra card màn hình máy tính, bạn có thể tham khảo một trong những phần mềm dưới đây.

1. Sử dụng công cụ sẵn có của windows

Đầu tiên là một công cụ được tích hợp sẵn trên hệ điều hành Windows của thiết bị. Cụ thể:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại RUN, sau đó bạn nhập "dxdiag" và nhấn OK, bạn nhấn Yes khi có thông báo xuất hiện.

Mở hộp thoại RUN rồi sau đó nhập lệnh "dxdiag"

Bước 2: Cửa sổ DirectX Diagnostic Tool hiện lên, bạn chuyển sang tab Display chúng ta sẽ thấy đầy đủ thông số card màn hình, tại cửa sổ này sẽ hiển thị các chỉ số như loại card [onboard,card rời], thông số bộ nhớ thực tế và thông số chia sẻ card từ bộ nhớ ram.

Lưu ý: Nếu máy không hiển thị đầy đủ thông số card ở đây,thì rất có thể card đã gặp trục trặc ở phần cứng hoặc phần mềm .

Cửa sổ DirectX Diagnostic Tool hiện lên, bạn chuyển sang tab Display

2. Kiểm tra bằng phần mềm GPU-Z

Ngoài cách thứ nhất, bạn có thể sử dụng một phần mềm kiểm tra card màn hình máy tính có tên GPU-Z.

Các bạn có thể download và cài đặt GPU-Z từ rất nhiều nguồn, và khỏi phải bàn về độ chuyên nghiệp của phần mềm này rồi đặc biệt là với các anh em có niềm đam mê overclock, các thông số về năm sản xuất, phiên bản, Bus, Bandwidth, công nghệ nền tảng của Gpu, Shader được hiển thị một cách rất chi tiết.

Ngoài ra tại tab Sensor ta còn thấy các cảm biến về nhiệt độ Gpu tổng quan và nhiệt độ chi tiết về những bộ phận cấu thành nên Gpu như PCB nhiệt độ cụ thể của từng nhân Gpu, mức độ hoạt động của quạt và mức độ ram thực tế đang sử dụng cũng như tần số hoạt động của nhân Gpu.

Download và cài đặt GPU-Z về máy tính

Dựa vào sự biến động của các thông số trên các bạn có thể phán đoán được các bệnh của card màn hình một cách chi tiết nhất.

VD: Các biến thiên thay đổi về nhiệt độ của Gpu hay hiệu suất hoạt động cũng như tần số,lượng ram sử dụng,có thể cho bạn thấy Gpu của bạn có thể đang phải hoạt động trên hoặc dưới mức bình thường. Từ đó chúng ta sẽ có những biện pháp xử lý hợp lý cho Gpu với các sự cố tương ứng.

>> MẸO MÁY TÍNH HAY:

3. Kiểm tra card màn hình trực tiếp từ Desktop

Kiểm tra card màn hình máy tính trực tiếp từ Desktop thông qua Properties.

Bước 1: Click chuột phải vào biểu tượng My Computer ngoài màn hình, chọn vào manage

Nhấn chuột phải vào biểu tượng My Computer ngoài màn hình

Bước 2: Tại đây chọn thư mục Device manager >> chọn thư mục Display adapter >> nhấn chuột phải chọn Properties.

Tại đây ta có thể tra cứu các thông số chi tiết của card như loại name card, phiên bản, tên các loại chip dùng trong card, cũng như kiểm tra phiên bản driver đang dùng của card.

Chú ý: Tại đây các bạn có thể update driver trực tiếp cho card cũng như gỡ bỏ driver của card,xem xét kiểm tra tình trạng kết nối của máy tính với card.

4. Kiểm tra card màn hình trên hệ điều hành MacOS

Còn đối với hệ điều hành MacOS trên Macbook thì cách kiểm tra card màn hình máy tính như sau:

Bước 1: Click vào Apple menu.

Bước 2: Nhấn vào mục About this Mac.

Bước 3: Truy cập mục System Report

Bạn có thể tìm thấy danh mục con Graphics/Displays ở cột bên trái cùng với tên gọi và toàn bộ thông số kĩ thuật nằm bên phải khung hình.

Tùy thuộc thiết bị đang sử dụng, người dùng có thể áp dụng cách kiểm tra card màn hình đơn giản bằng phần mềm được hướng dẫn trên đây. Chúc bạn thực hiện thành công và tiếp tục sử dụng thiết bị!

  • Xem thêm: Hướng dẫn cách khắc phục lỗi card màn hình không nhận ổ đĩa

Card màn hình hay còn gọi là VGA là thành phần không thể thiếu với mỗi máy tính, laptop giúp xử lý các thông tin về hình ảnh, video, thông qua đó mọi thứ sẽ trở nên sống động và mượt mà. Card màn hình bao gồm 2 loại đó là Card màn hình Onboard và card màn hình rời. Vậy làm sao xem được các thông số card màn hình nhanh chóng hay cách kiểm tra card màn hình có hoạt động không như thế nào,... Bài viết dưới đây HACOM sẽ đi giải đáp các câu hỏi đó nhé.

Card màn hình là gì?

Card màn hình hay còn gọi là card đồ họa [viết tắt là VGA - Video Graphics Adaptor] có nhiệm vụ chính là xử lý thông tin về hình ảnh, video trong máy tính, ví dụ độ phân giải, màu sắc, độ tương phản... để hiển thị hình ảnh giúp người dùng có thể thao tác trên máy tính một cách mượt mà nhất.  Card màn hình bao gồm 2 loại là card onboard và card rời.

Tại sao cần kiểm tra card màn hình

Người dùng kiểm tra card màn hình thường xuyên để:

- Biết thông tin của loại card màn hình bạn đang dùng và xác định những tác vụ có thể thực hiện trên máy như thiết kế, chơi game.
- Kiểm tra card màn hình có chạy tốt hay không để khắc phục lỗi 
- Cập nhật hệ điều hành và cài đặt driver

Kiểm tra card màn hình bằng cách dùng lệnh “dxdiag” trên windows

Bước 1: Đầu tiên mở hộp thoại Run bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R, sau đó nhập lệnh “dxdiag” rồi nhấn OK.

Bước 2: Sau khi hộp thoại hiện lên, các bạn chuyển sang thẻ Display ở ô Device và các bạn sẽ thấy thông tin của card màn hình. 

Ở hình dưới màn hình hiển thị là Intel[R] HD Graphíc 630 tức là card onboard.

Xem thông tin card màn hình trên Desktop

Chọn chuột phải ở bất kì vị trí trống nào trên màn hình máy tính, thông tin về card màn hình cũng sẽ hiện ra. Hình ảnh bên phải là card onboard, chính giữa là card rời, còn bên trái là máy tính sử dụng 2 loại card.

Kiểm tra card màn hình bằng cách dùng phần mềm GPU-Z

Đây là 1 phần mềm phổ biến để xem chi tiết các thông số của card màn hình với rất nhiều thông số khác nhau bao gồm cả việc theo dõi tình trạng hoạt động của card màn hình.

Bước 1: Trước tiên bạn tải phần mềm GPU-Z 

Bước 2: Các bạn cài đặt phần mềm sau đó chạy phần mềm sẽ có giao diện như sau:

Ở đây tên card màn hình hiển thị là Intel[R] HD Graphíc 630 tức là card onboard.

Kiểm tra card màn hình ở Macbook

Nhấp vào biểu tượng trái táo bên trái màn hình MacBook và chọn “About this Mac”. Xuất hiện một bảng thông tin đầy đủ như hệ điều hành, bộ vi xử lý, dòng máy và dung lượng RAM.

Trên cửa sổ này, chọn tab “Displays” để xem toàn bộ thông tin về màn hình như độ phân giải, card màn hình của máy và kích thước.

Một số dấu hiệu xuất hiện khi kiểm tra card màn hình bị lỗi 

- Máy tính hay macbook thường xuyên xảy ra hiện tượng bị sọc, đốm trắng, đen.

-Đèn nguồn sáng, quạt nguồn quay nhưng hình ảnh không hiển thị.

- Hình ảnh không rõ nét, giật.

- Những folder và chữ lộn xộn.

Chọn laptop có card màn hình nào là phù hợp?

Lựa chọn một chiếc laptop đúng với mục đích của mình sẽ giúp bạn không lãng phí các tính năng của máy đồng thời tối ưu hiệu quả làm việc. Laptop có card rời hay card Onboard sẽ thích hợp với từng nhu cầu khác nhau.

Laptop phù hợp với những người dùng có nhu cầu giải trí cơ bản như đọc tin tức, lướt mạng xã hội, xem phim, nghe nhạc hay chạy phần mềm văn phòng như Word, Excel, Powerpoint, SPSS,.,... Bạn có thể mua laptop này với giá thành hợp lý mà vẫn đảm bảo hoạt động ổn định và bền bỉ tại HACOM

Những câu hỏi thường gặp về card màn hình laptop

Làm sao biết được card màn hình còn hoạt động tốt không?

Khi màn hình bị lỗi máy tính thường xuất hiện sọc, đốm đen trắng... Để biết thêm cách kiểm tra card màn hình bạn hãy tham khảo bài viết trên.

Khi khởi động MacBook, màn hình không lên và bị treo logo Apple có phải do lỗi card màn hình không?

Khi MacBook xuất hiện dấu hiệu này bạn nên kiểm tra lại card đồ họa của máy còn hoạt động tốt không. Để biết thêm cách kiểm tra card đồ họa MacBook hãy tham khảo lại viết trên nhé.

Mua laptop để chơi game nên chọn laptop card màn hình nào?

Hiện nay trên thị trường có hai loại card màn hình là card onboard và card rời. Bạn nên chọn laptop card rời vì sẽ hoạt động hiệu năng cao hơn phù hợp chạy nhiều ứng dụng như chơi game.

Máy mình đang dùng card rời, gần đây khi khởi động máy màn hình bị nhòe màu có phải bị lỗi card màn hình không?

Trường hợp này có khả năng cao máy tính của bạn đang bị lỗi card màn hình. Bạn có thể đem đến cửa hàng của HACOM để được hỗ trợ hoặc gọi điện đến tổng đài 19001903.

Hi vọng với những cách kiểm tra card màn hình có hoạt động không trên bạn có thể áp dụng xử lý khi máy tính gặp vấn đề. Kiểm tra card màn hình có lỗi không ở trên sẽ giúp các bạn sử dụng cũng như bảo dưỡng Card màn hình của mình 1 cách hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề