Hướng dẫn lmà logo trung nguyên bằng ai năm 2024

Được thành lập vào giữa năm 1996, Trung Nguyên là một hãng cà phê non trẻ của Việt Nam nhưng đã nhanh chóng tạo nên uy tín và trở thành thương hiệu cà phê nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, nhờ chiến lược marketing của cà phê Trung Nguyên, từ một hãng cà phê nhỏ bé trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với hệ thống phân phối rộng khắp. Chiến lược marketing được Trung Nguyên thực hiện như thế nào? Cùng Ori tìm hiểu nhé!

I. Giới thiệu về tập đoàn Trung Nguyên

Công ty Cổ Phần Tập đoàn Trung Nguyên ban đầu là một quán cà phê nhỏ được ông Đặng Lê Nguyên Vũ làm chủ. Với chiến lược marketing khôn khéo và sự lãnh đạo tài tình, Trung Nguyên ngày nay đã trở thành một tập đoàn cà phê lớn nhất trên thị trường Việt Nam.

Hiện nay, Trung Nguyên hoạt động chính trong lĩnh vực: sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê, nhượng quyền thương hiệu cà phê Trung Nguyên.

Hướng dẫn lmà logo trung nguyên bằng ai năm 2024

Tập đoàn Trung Nguyên được người tiêu dùng biết đến với những sản phẩm tiêu biểu tạo nên thương hiệu số 1 như: cà phê Trung nguyên cao cấp, cà phê hạt nguyên chất, cà phê rang xay, cà phê hòa tan G7, cà phê tươi. Đến nay, các dòng sản phẩm của Trung Nguyên đã được đến tay người tiêu dùng của hơn 60 quốc gia trên thế giới, xuất hiện ở thị trường khó tính như: Mỹ, Canada, Đức, Anh, Nhật Bản…

Về lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu, Trung Nguyên đã thành lập một công ty riêng năm 2011 có tên Trung Nguyên Franchising để thực hiện chức năng quản lý chuỗi cửa hàng của mình. Đến nay, Trung Nguyên đã nhượng quyền thành công trên hai thị trường vô cùng phát triển là Singapore và Nhật Bản.

Hiện nay, quy mô sản xuất của Tập đoàn đã được phát triển thành 3 nhà máy, trong đó 1 nhà máy cà phê tại Sài Gòn, 2 nhà máy cà phê hòa tan tại Bình Dương và Bắc Giang. Những nhà máy được thành lập ra đều có trang thiết bị máy móc hiện đại có thể cung cấp ra thị trường những sản phẩm cà phê chất lượng và thơm ngon nhất.

II. Chiến lược Marketing của Cà phê Trung Nguyên theo mô hình 4P

Tập đoàn Trung Nguyên luôn tập trung vào công việc sáng tạo và hoàn thiện hệ sinh thái toàn diện, có sự khác biệt, trở thành đặc biệt và duy nhất. Để đạt được những mục tiêu đề ra, ban lãnh đạo đã xây dựng và triển khai những chiến lược Marketing của cà phê Trung Nguyên của theo mô hình 4P.

1. Chiến lược sản phẩm của cà phê G7 (Product)

Với các hãng cà phê nổi tiếng trên thế giới, các chiến lược marketing của họ chỉ xem cà phê là thức uống thông thường. Chiến lược marketing của cafe g7 về sản phẩm có sự khác biệt rõ rệt khi đi theo slogan của mình: “Cà phê Năng lượng – Cà phê Đổi đời”. Việc nhìn nhận được sự ảnh hưởng từ môi trường vĩ mô của Trung Nguyên, sản phẩm của Tập đoàn từ trước tới nay vẫn luôn hướng tới việc đem đến giá trị hạnh phúc của con người. Trung Nguyên không nhấn mạnh và tập trung vào phân khúc thị trường nào cả, mà mục tiêu là có thể đáp ứng được toàn thể nhu cầu khác nhau của khách hàng. Vì thế mà Trung Nguyên đã cho ra đời các sản phẩm từ cao cấp đến phổ thông.

Vào năm 2003, Cà phê Trung Nguyên đã sản xuất và cho ra mắt thị trường sản phẩm cà phê hòa tan - cà phê G7. Đây là chiến lược marketing của cà phê Trung Nguyên tạo ra tiếng vang rất lớn. Sản phẩm mới cùng chiến lược marketing hiệu quả đã giúp Trung Nguyên thay đổi hoàn toàn cục diện của thị trường cà phê hòa tan tại thời điểm đó. Với hương vị đậm đà, hương thơm vẹn nguyên, khẳng định “cà phê thứ thiệt”, cà phê G7 đã tạo nên được một ấn tượng lớn với khách hàng và ngày càng mở rộng nhận diện của mình.

Hướng dẫn lmà logo trung nguyên bằng ai năm 2024

Khi nhắc đến Trung Nguyên là nhắc đến “cà phê sáng tạo”. Sau khi sản phẩm các sản phẩm của mình được thị trường chấp nhận, Trung Nguyên đã thực hiện việc tìm hiểu về thị hiếu của khách hàng, đầu tư để nghiên cứu và tạo ra một dòng sản phẩm cà phê sáng tạo. Dòng cà phê gồm 5 sản phẩm dựa theo nguyên liệu sản xuất và gu thưởng thức của khách hàng:

  • Arabia, Robusta
  • Culi Robusta
  • Arabica Sẻ
  • Culi thượng hạng
  • Culi Arabica hảo hạng

Trung Nguyên không chỉ tập trung chú trọng vào đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình, Trung Nguyên luôn đề cao chất lượng, mùi vị. G7 đã lựa chọn rất kỹ lưỡng từng hạt cà phê cho tới việc áp dụng các trang thiết bị xay nghiền tối tân cộng với công thức rang và sấy vô cùng độc đáo đã tạo nên được hương vị riêng cho từng ly cà phê của Trung Nguyên. Vì vậy, chiến lược marketing của cà phê Trung Nguyên đã được mọi người đón nhận rất nhiệt tình.

Trung Nguyên luôn chú trọng giữ mức giá trung bình cho từng sản phẩm để có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, đại lý nhượng quyền thương hiệu của họ lại định giá mỗi tách cà phê cao hơn cà phê của Starbucks 50%, cao hơn so với các sản phẩm nội địa 25%. Chiến lược marketing của cà phê Trung Nguyên rất thành công bằng việc kết hợp hài hòa các yếu tố văn hóa dân tộc, cùng các giá trị cốt lõi để tạo nên một thương hiệu hàng đầu Việt Nam. Với tất cả những gì đã và đang làm được, ông chủ Trung Nguyên - Đặng Lê Nguyên Vũ đã góp phần tiếp sức cho những hạt cà phê của người nông dân Việt Nam được bay xa hơn, chinh phục thị trường trên thế giới bằng hương cà phê vị đậm đà và mang đậm bản sắc văn hóa của đất Việt.