Huyết thanh và huyết tương khác nhau như thế nào

Thứ Bảy ngày 15/10/2022 'Vạch mặt' những lời khuyên sức khỏe bổ íchHuyết thanh có thể là cụm từ bạn được nghe nhiều, nhưng thực sự để hiểu đúng về nó thì không có quá nhiều người biết được. Vì là một thành phần trong máu nên huyết thanh có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người. Một số thông tin được tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ được chính xác huyết thanh là gì.

Huyết thanh trong y khoa được hiểu là huyết tương đã loại chất chống đông để lại các chất điện giải, giúp bổ sung những chất bị thiếu hụt trong cơ thể người.

Huyết thanh là gì?

Huyết thanh có thể hiểu là một dung dịch nước có trong máu con người. Được hình thành bởi các tế bào bạch cầu, hồng cầu cùng các protein trong quá trình tích tụ máu. Quá trình lấy huyết thanh từ máu có thể được thực hiện trong vòng từ 30 – 60 phút.

Quá trình này sẽ bắt đầu cho máu đông lại trong ống nghiệm với thời gian nhất định. Sau đó, đun ống bằng que thử, sau khi loại bỏ được máu đã đông ra ngoài. Ống nghiệm sẽ được tiến hành ly tâm để thu được huyết thanh.

Thành phần chính của huyết thanh là các protein không được sử dụng trong quá trình đông máu, nguyên tố đa lượng, nguyên tố vi lượng và các chất điện giải, bao gồm: Canxi, glucose, magie, kali, natri, axit uric, creatinine, photpho, enzyme, bilirubin,…

Huyết thanh và huyết tương khác nhau như thế nào

Huyết thanh được tạo ra từ quá trình cho máu đông trong ống nghiệm

Sự khác nhau giữa huyết thanh và huyết tương

Huyết thanh và huyết tương là thành phần có trong máu và giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Về bản chất thì huyết thanh và huyết tương sẽ có những đặc điểm khác nhau, bao gồm đặc điểm, thành phần, màu sắc cụ thể đó là:

Đặc điểm

Trong máu, huyết thanh sẽ không chứa tế bào bạch cầu hoặc hồng cầu. Điểm khác biệt rõ rệt nhất của huyết thanh với huyết tương là yếu tố đông máu Fibrinogen sẽ không có trong huyết thanh.

Huyết tương cùng với các tế bào máu như: Hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu tạo nên máu, chúng chiếm tới 55 – 65% tổng lượng máu trong cơ thể con người.

Màu sắc

Mẫu huyết thanh không bình thường sẽ có màu vàng đậm, đục hoặc màu sữa. Qua màu sắc bác sĩ sẽ chỉ ra được tình trạng bất thường của cơ thể.

Màu sắc của huyết tương sẽ thay đổi phụ thuộc vào sinh lý trong cơ thể. Huyết tương ở người bình thường, khỏe mạnh sẽ có màu vàng nhạt và trong suốt.

Huyết thanh và huyết tương khác nhau như thế nào

Huyết thanh có thành phần chính là các nguyên tố đa lượng và vi lượng

Thành phần

Thành phần chính có trong huyết thanh là các nguyên tố đa lượng và vi lượng như: Canxi, glucose, kali, axit uric, creatinine,…

Trong huyết tương, 90% tổng thể tích là nước, còn lại là các chất tan bao gồm: Muối vô cơ, protein, các thành phần hữu cơ,…

Huyết thanh có vai trò gì với y học?

Trong y học, huyết thanh được sử dụng rất phổ biến, do có nhiều công dụng khác nhau. Dưới đây là một vài ứng dụng hay được sử dụng của hợp chất này:

Chẩn đoán bệnh

Sử dụng huyết thanh để chẩn đoán bệnh trong còn quá xa lạ trong y học. Thậm chí, một số bệnh chỉ có thể được chẩn đoán bằng huyết thanh đó là:

  • Bệnh Brucellosis gây ra bởi vi khuẩn.
  • Bệnh Amebiasis gây ra bởi ký sinh trùng.
  • Bệnh sởi, bệnh viêm gan B, bệnh Rubella, bệnh HIV/AIDS, bị nhiễm nấm, giang mai, sùi mào gà, Herpes,...

Huyết thanh và huyết tương khác nhau như thế nào

Trong y học huyết thanh đượcc sử dụng nhiều trong chẩn đoán bệnh

Truyền huyết thanh

Ngoài việc sử dụng trong thăm khám và chẩn đoán bệnh, huyết thanh còn hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe người bệnh. Nhờ vào thành phần chứa nhiều chất tốt với sức khỏe cùng những công dụng đặc biệt. Các y bác sĩ dùng huyết thanh để bổ sung cho cơ thể người bệnh những dưỡng chất đang bị thiếu hụt, hạn chế hậu quả của suy giảm sức đề kháng. 

Huyết thanh đối với các bệnh nhiễm trùng có hiệu quả phòng ngừa và chữa trị rất lớn, có công dụng chống lại lại nhiều loại bệnh liên quan đến đường hô hấp như: Ho gà, sởi hay uốn ván,... Một số dạng huyết thanh được điều chế chuyên dụng còn có công dụng ngừa bệnh viêm gan B, quai bị,...

Tăng cường hệ miễn dịch

Đối với bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch vô cùng nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ chỉ định truyền huyết thanh vào người. Lúc này, huyết thanh được truyền vào cơ thể thông qua con đường tĩnh mạch hoặc bắp. Từ đó, giúp cho cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch một cách tối ưu nhất.

Lưu ý khi sử dụng huyết thanh

Nếu sử dụng huyết thanh qua đường truyền, trước đó bạn cần đặc biệt phải tuân thủ một số lưu ý:

  • Thông báo với bác sĩ trước khi truyền nếu bạn đã thực hiện trước đó đó để điều chỉnh liều lượng thích hợp. Việc này sẽ hạn chế tối đa tác dụng phụ xảy ra.
  • Liều lượng sử dụng huyết thanh phụ thuộc vào các yếu tố như: Cân nặng, mục đích tiền sử bệnh… Thông thường, liều lượng khuyến cáo sẽ dao động từ 0,1 – 1 ml/kg cân nặng. 
  • Có thể sử dụng huyết thanh kết hợp với các liều vắc xin để có thể sản xuất ra miễn dịch chủ động trong cơ thể, nhằm thay thế các kháng nguyên bị đào thải.
  • Kỹ thuật tiêm bắp và truyền tĩnh mạch là hai đường truyền chính. Trong đó, truyền huyết thanh qua đường tĩnh mạch vẫn được ưu tiên hơn cả.
  • Để phòng tránh tác dụng phụ, bác sĩ có thể kiểm tra phản ứng trước bằng cách pha loãng huyết thanh sau đó tiêm một ít lên da. Nếu cơ thể không xuất hiện phản ứng gì thì có thể sử dụng
  • Lựa chọn nguồn huyết thanh đảm bảo chất lượng do sử dụng truyền trực tiếp vào cơ thể nên. Điều này sẽ hạn chế các nguy cơ nhiễm trùng sau khi sử dụng.
  • Cần theo dõi tình trạng sức khỏe người bệnh trước trong và sau khi tiêm huyết thanh. Nếu xuất hiện bất thường, cần nhanh chóng thăm khám ngay để bác sĩ xử lý.
  • Nếu tiêm huyết thanh không nên sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích,… Tuyệt đối không sử dụng thuốc ngoài da tại vị trí tiêm.

Huyết thanh và huyết tương khác nhau như thế nào

Kỹ thuật tiêm bắp và truyền tĩnh mạch được sử dụng chủ yếu khi truyền huyết thanh

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ được huyết thanh là gì? Để truyền huyết thanh cho cơ thể tốt nhất tránh những sự cố đáng tiếc, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện, không tự ý sử dụng tại nhà nếu bác sĩ chưa cho phép.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • huyết thanh
  • sức khỏe
  • thông tin sức khỏe

Bài viết liên quan

Bài nổi bật

Huyết thanh và huyết tương khác nhau như thế nào

Quý khách vui lòng nhập số điện thoại để

đăng nhập tài khoản Long Châu

Huyết thanh và huyết tương khác nhau như thế nào

Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại
Đổi

có hiệu lực trong vòng

Đổi số điện thoại khác

Huyết thanh và huyết tương khác nhau như thế nào

Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự và tối đa 16 ký tự

Huyết thanh và huyết tương khác nhau như thế nào

Quý khách vui lòng nhập mật khẩu
để đăng nhập tài khoản