Kết quả tốt đẹp mà gia đình đỗ đạt được là gì

GDCD 7 TUẦN 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [130.63 KB, 6 trang ]

[1]Ngày soạn: 26/11/2020. Tiết 13. BÀI 10 GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Giúp học sinh hiểu được: - Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ - Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ - Bổn phận và trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ 2. Kỹ năng - Học sinh biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp xoá bỏ tập tục lạc hậu, bảo thủ - Tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ 3. Thái độ - Có tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống gia đình dòng họ - Biết ơn thế hệ đi trước - Mong muốn tiếp tục phát huy truyền thống đó - Giáo dục đạo đức: + Trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ . + Có ý thức tự giác giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc * Giáo dục kĩ năng sống: xác định giá trị, trình bày suy nghĩ, tư duy sáng tạo. 4. Định hướng năng lực: năng lực phân tích, năng lực độc lập sáng tạo trong việc phát hiện và xử lí các vấn đề trong thực tiễn.. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - SGK, SGV, máy chiếu, phiếu học tập, những mẩu chuyện có nội dung liên quan đến bài 2. Học sinh - SGK, SBT, vở ghi. III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp, ... - Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, ... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức [1’] Lớp Ngày dạy Vắng Ghi chú 7A 7B 7C 2. Kiểm tra bài cũ [5’] Câu 1: Thế nào là gia đình văn hóa?.

[2] Câu 2: Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi thành viên có trách nhiệm như thế nào ? ĐÁP ÁN Câu 1 Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân Câu 2 Để xây dựng gia đình văn hóa mỗi người cần thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình; sống giản dị không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội. 4.3. Bài mới 3.1. Hoạt động khởi động [1] - Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, dẫn dắt, tạo tâm thế học tập. - Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn. - Thời gian: 2 phút. GV giới thiệu bài: Truyền thống là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một cộng đồng. Nó bao gồm những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống và ứng xử được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vậy trong một gia đình, dòng họ của chúng ta có những TT tốt đệp nào ? Việc giữ gìn và phát huy nó ra sao ? ...Chúng ta sẽ làm rõ qua bài học hôm nay. - GV giới thiệu ảnh về gia đình, dòng họ. 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần 1. Truyện đọc: "Truyện truyện đọc . kể từ trang trại" - Mục đích: HS hiểu ý nghĩa của truyện đọc : Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập. - Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp, ... - Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, ... - Thời gian: 10 phút - 1 Hs đọc diễn cảm truyện đọc. - HS thảo luận nhóm, ghi ý kiến của nhóm vào bảng a. Đọc nhóm [ 4 nhóm]/ 3p NHÓM 1 Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình ở truyện đọc trên thể b. Nhận xét hiện như thế nào? -Hai bàn tay cha và anh trai tôi dày lên, chai sạn vì phải cày, cuốc đất. -Bất kể thời tiết khắc nghiệt không bao giờ rời “trận địa”. - Đấu tranh gây go quyết liệt. - Kiên trì, bền bỉ. NHÓM 2.

[3] Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật “tôi” đã giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình? - Giúp bố và anh trồng cây. - Nuôi gà lấy trứng bán mua đồ dùng học tập. NHÓM 3 Những kết quả tốt đẹp mà gia đình trên đạt được là gì? - Trang trại có hơn 100 hécta đất đai màu mì. - Trồng bạch đàn, hoè, mía, cây ăn quả. - Biến quả đồi thành trang trại kiểu mẫu. - Nuôi bò, dê, gà. NHÓM 4: [Rèn cho HS Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sử dụng ngôn ngữ giao tiếp; Năng lực suy nghĩ sáng tạo khi trả lời câu hỏi.] Qua câu chuyện trên em học tập được điều gì ? - Cần thực hiện tốt bổn phận của bản thân để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. ? Truyền thống là gì ? [ Slides 15] - Khái niệm truyền thống. Truyền thống: Là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một cộng đồng. Nó bao gồm những đức tính, tập quán, tư - Mọi người cần giữ gìn và tưởng, lối sống và ứng xử được truyền từ thế hệ phát huy truyền thống tốt này sang thế hệ khác. của gia đình, dòng họ. Cho HS liên hệ ? Hãy kể tên một số truyền thống của gia đình, dòng họ mình mà em cho rằng cần giữ gìn và phát huy. ? Hãy kể những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình? ? Khi nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình em có cảm nghĩ gì? - Giáo dục đạo đức: + Trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ . + Có ý thức tự giác giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ................................................................................ ............................................................................... Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học - Mục đích: Học sinh hiểu được thế nào là sống.

[4] giản dị, ý nghĩa của sống giản dị, cách rèn luyện lối 2. Nội dung bài học sống giản dị. - Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp, ... - Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, ... - Thời gian: 10 phút - Cách thức tiến hành: ? Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ gồm những nội dung gì ? ? Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng a. Giữ gìn truyền thống tốt họ là gì ? đẹp của gia đình, dòng họ: - Nhiều gia đình dòng họ có truyền thống tốt đẹp về GV khái quát : Mỗi gia đình, mỗi dòng họ đều có học tập, lao động nghề những truyền thống tốt đẹp. Truyền thống tốt đẹp là nghiệp, văn hóa và đạo sức mạnh để thế hệ sau không ngừng vươn lên. thế đức. hệ trẻ chóng ta hôm nay đã và đang kế thừa truyền - Giữ gìn và phát huy thống của ông cha ta ngày trước. Lấp lánh trong tim truyền thống tốt đẹp của mỗi chóng ta là hình ảnh Dân tộc Vn anh hùng. gia đình, dòng họ là tiếp Chóng ta phải ra sức học tập, tiếp bước truyền nối, phát triển và làm rạng thống của nhà trường, của bao thế hệ thầy cô, học rỡ thêm truyền thống ấy. sinh để xây dựng trường chóng ta đẹp hơn. 3 .............................................................................. .............................................................................. 3.3. Hoạt động luyện tập - Mục đích: Hướng dẫn HS luyện tập - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm, trò chơi... - Thời gian: 12 phút - Cách thức tiến hành: Tổ chức trò chơi đố vui cho Hs tham gia. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC 3. Bài tập Bài tập a/32. Bài a/32: HS tự viết.. Bài tập b/32: [Rèn cho HS Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sử dụng ngôn ngữ giao tiếp; Năng lực suy nghĩ sáng tạo khi xử lí tình huống ]. - HS Thảo luận nhóm /bàn. Bài b/32: Em không đồng ý với cách nghĩ của Hiên. Bởi vì, mỗi dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp. Nếu như trong việc học hành, chưa có ai đỗ đạt thì Hiên càng phải cố gắng học tập, để đem lại.

[5] sự tự hào cho quê hương, dòng họ của Hiên. Bài tập c/32: [Rèn cho HS Năng lực sử dụng ngôn ngữ giao tiếp; Năng lực suy nghĩ sáng tạo.] ? Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ? Đáp án:1,2,5.. Bài c/32: Em đồng ý với ý kiến: [1], [2] và [5]. Bởi vì: - Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp. chúng ta cần có trách nhiệm phát huy những truyền thống đó làm cho nó ngày càng tốt đẹp hơn. Chúng ta giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã sinh thành nuôi dưỡng chúng ta. Đây cũng là sự tri ân với những người có công gây dựng, làm rạng danh truyền thống. - Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp chúng ta có thêm sức mạnh để vượt lên những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG ……………………………………………… . ……………………………………………… . 3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng - Mục tiêu: khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài học. - Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới. - Thời gian: 2 phút. Gv giao bài tập về nhà cho HS - Sưu tầm: Tranh ảnh, câu chuyện, tục ngữ, ca dao về truyền thống gia đình dòng họ. 3.5. Hướng dẫn về nhà [ Rèn cho HS Năng lực tự học] - Về nhà học kĩ bài theo nội dung Sgk, làm BT a trong SGK tr32. - Chuẩn bị tiết 2 : Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ..

[6]

[7]

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Trả lời câu hỏi Gợi ý và giải phần bài tập Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sách giáo khoa GDCD 7 đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và làm các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Vậy chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Nội dung bài học

Khái niệm

- Nhiều gia đình dòng họ có truyền thống tốt đẹp cần đươc giữ gìn và phát huy.

- Muốn phát huy truyền thống gia đình dòng họ trước hết ta phảI hiểu truyền thống đó.

Ý nghĩa

- Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là tiếp nối phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.

- Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là thể hiện lòng biết ơn những người đi trước và sống xứng đáng với những gì hưởng. Đồng thời góp phần làm phong phú, tăng thêm sức mạnh của truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

Trách nhiệm

- Chúng ta cần trân trọng, tự hào, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ; phải sống lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.

Trả lời Gợi ý GDCD 7 Bài 10 ngắn nhất

a] Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình ở truyện đọc trên thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Bàn tay của cha và anh trai dày lên, chai sạn vì phát cây, cuốc đất, quyết tâm bắt đất sinh lời.

- Bàn tay không bao giờ rời “trận địa”

- Sự lao động không mệt mỏi của cha và anh như chứng minh rằng: không bao giờ được ỷ lại hay trông chờ vào người khác mà phải đi lên bằng lức lao động của chính mình.

b] Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật “tôi” đã giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình?

Trả lời:

- Tích cực tham gia mang những cây bạch đàn non lên đồi cao để cha và anh trồng.

- Tôi cũng đã bắt đầu “sự nghiệp nuôi trồng” của mình từ cái chuồng gà bé nhỏ.

- Sự lao động của cha anh là tấm gương sáng để học tập và noi theo.

c] Truyền thống gia đình, dòng họ có ảnh hưởng đối với mỗi con người như thế nào? Em tự hào điều gì về gia đình, dòng họ của mình?

Trả lời:

- Truyền thống là sức mạnh thúc đẩy các thế hệ sau không ngừng vươn lên để tiếp nối, làm rạng rỡ truyền thống đó.

- Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

- Em tự hào về tinh thần tự học, vượt khó trong lao động củ dòng họ em. Em sẽ tiếp nối truyền thống đó để lớn lên trở thành bác sĩ cứu chữa người như những gì mẹ em và bà em đã làm.

d] Chúng ta phải sống như thế nào để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

Trả lời:

- Luôn tự hào về truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ em.

- Quyết tâm trở thành con ngoan, trò giỏi.

- Tham gia giúp đỡ những người nghèo, đi tham quan những buổi thăm khám bệnh của mẹ.

- Loại bỏ những cái xấu, cái lạc hậu, không phù hợp của dòng họ.

Hướng dẫn giải Bài tập GDCD 7 Bài 10 ngắn nhất

a] Hãy đề nghị ông bà, cha mẹ kể cho em nghe về nguồn gốc và những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. Em có suy nghĩ gì về những truyền thống đó?

Trả lời:

Em hãy xin phép ông bà, bố mẹ kể lại cho nghe về nguồn gốc, sự kiện nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Sau đó, em hãy viết những cảm nhận về truyền thống đó.

b] Quê Hiên là một vùng quê nghèo khó. Bao đời nay, trong dòng họ của Hiên chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hiên không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. Hiên cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng hạ của mình.

Em có đồng ý với cách nghĩ của Hiên không? Vì sao?

Trả lời:

Em không đồng ý với cách nghĩ của Hiên. Bởi vì, mỗi dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp. Nếu như trong việc học hành, chưa có ai đỗ đạt thì Hiên càng phải cố gắng học tập, để đem lại sự tự hào cho quê hương, dòng họ của Hiên.

c] Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?

[1] Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp;

[2] Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, ồng bà, tổ tiên;

[3] Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào;

[4] Không cần giữ gìn truyền thống, vì đó là những gì đã lạc hậu;

[5] Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống.

Trả lời:

Em đồng ý với ý kiến: [1], [2] và [5]. Bởi vì:

- Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp. Chúng ta cần có trách nhiệm phát huy những truyền thống đó làm cho nó ngày càng tốt đẹp hơn.

Chúng ta giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã sinh thành nuôi dưỡng chúng ta. Đây cũng là sự tri ân với những người có công gây dựng, làm rạng danh truyền thống.

- Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp chúng ta có thêm sức mạnh để vượt lên những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

d] Em hãy sưu tầm và kể lại cho các bạn nghe một mẩu chuyện về truyền thống quê hương mình, về các dòng họ [các tổ phụ nghề nghiệp, các nghệ nhân, anh hùng liệt sĩ, danh nhân văn hoá v.v...].

Trả lời:

Nói về lịch sử Nam Định là mảnh đất văn hiến địa linh nhân kiệt. Thiên Trường Nam Định, “hào khí Đông A” là vùng đất cổ phía nam đồng bằng sông hồng, một trong những cái nôi của nền văn minh “Đại Việt” là quê hương đất phát tích của triều đại nhà Trần. Một triều đại huy hoàng trong lịch sử Việt Nam. Với chiến công hiển hách đã ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh và tàn bạo.

Có 14 vị hoàng đế Triều Trần với 175 năm [từ năm 1225 đến 1400] tồn tại, Đặc biệt có Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mà cả dân tộc Việt nam ngày nay tôn ông là Thánh, và còn bao nhiêu tướng sỹ đại thần đã cùng ông lập nên nhiều chiến công.

“Thành nam quê ta đó

Là đất học, đất văn

Bao danh nhân, trí sỹ

Rạng danh đất Thiên Trường”.

đ] Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Em dự kiến sẽ tiếp tục làm gì?

Trả lời:

- Bản thân em đã cố gắng học tập, chăm chỉ lao động, học hỏi kinh nghiệm, đọc thêm nhiều sách về y học để tiếp nối truyền thống gia đình.

- Em dự định sẽ cố gắng học thật tốt để thi vào trường Đại học Y. Sau khi ra trường, em sẽ trở thành một bác sĩ, em sẽ đến vùng quê hẻo lánh, gặp khó khăn để khám chữa bệnh.

Các câu hỏi củng cố kiến thức Bài 10 GDCD 7

Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

Trả lời:

Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ: Là nối tiếp, phát triển, rạng rỡ thêm truyền thống.

Chúng ta:

  • Chúng ta cần phải tôn trọng tự hào tiếp nối truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ. Sống trong sạch lương thiện, tiếp thu cái mới, xóa bỏ cái cũ lạc hậu.

  • Không làm tổn hại đến thanh danh của gia đình dòng họ.

Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 10

Câu 1: Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là?

A. Truyền thống hiếu học.

B. Truyền thống yêu nước.

C. Truyền thống nhân nghĩa.

D. Cả A, B, C.

Câu 2: Hàng năm cứ vào cuối năm học dòng họ D luôn tổ chức tặng quà cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ.

B. Phô trương cho mọi người biết .

C. Động viên tinh thần và khích lệ con cháu học tập tốt.

D. Cả A và C.

Câu 3: Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?

A. Lưu giữ nghề làm gốm.

B. Quảng bá nghề làm phở ra nước ngoài.

C. Truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu.

D. Cả A, B, C.

Câu 4: Biểu hiện của việc không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?

A. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống thay bằng các mặt hàng nhập khẩu.

B. Bỏ nghề làm bánh đa sang nghề làm đẹp.

C. Bán lại bí quyết làm bánh cuốn cho người nhiều tiền.

D. Cả A, B, C.

Câu 5: Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói về truyền thống nào?

A. Truyền thống yêu nước.

B. Truyền thống hiếu học.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

Câu 6: Gia đình E luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc nam. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

B. Yêu thương con cháu.

C. Giúp đỡ con cháu.

D. Quan tâm con cháu.

Câu 7: Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng được gọi là?

A. Gia đình đoàn kết.

B. Gia đình hạnh phúc.

C. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

D. Gia đình văn hóa.

Câu 8: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?

A. Có thêm kinh nghiệm.

B. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.

C. Làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

D. Cả A, B, C.

Câu 9: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta cần phải làm gì?

A. Chăm ngoan, học giỏi.

B. Kính trọng, giúp đỡ ông bà.

C. Sống trong sạch, lương thiện.

D. Cả A, B, C.

Câu 10: Ngoài truyền thống của gia đình, dòng họ còn tồn tại truyền thống nào?

A. Truyền thống làng, xã.

B. Truyền thống vùng, miền.

C. Truyền thống dân tộc.

D. Cả A, B, C.

Kết quả đạt được qua bài học

1. Kiến thức

- Giúp HS hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và ý nghĩa của nó; hiểu bổn phận, trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìnvà phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

2. Kĩ năng

- Giúp HS biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ cần phát huy và những tập tục lạc hậu cần xoá bỏ; phân biệt hành vi đúng sai đối với truyền thống của gia đình, dòng họ; biết tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

3. Thái độ

- Rèn cho HS biết trân trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ theo cách ngắn gọn nhất rồi. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm được nội dung kiến thức qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra và các câu hỏi tình huống khác.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải GDCD 7 ngắn nhất trong Sách bài tập và Vở bài tập tại đây nhé:

Video liên quan

Chủ Đề