Khai niệm chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phải bảo đảm không trùng lặp nhiệm vụ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, không bỏ sót các nhóm đối tượng cần hỗ trợ - Ảnh: VGP

Cùng dự có Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố tại các điểm cầu trực tuyến…

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đánh giá việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển nông thôn. Các thiết chế hạ tầng kinh tế-xã hội cơ bản đã được cải thiện. Đời sống người dân nông thôn ngày càng được nâng cao.

Công tác giảm nghèo và an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm, điều kiện cho người dân tiếp cận ngày càng tốt hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản. Nhiều chính sách xã hội đã đi vào đời sống, đóng vai trò hỗ trợ thiết thực cho các đối tượng yếu thế.

Từ những kết quả đã đạt được, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đề xuất và thống nhất các giải pháp để triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, phương án phân bổ, lồng ghép các nguồn lực; cơ chế kiểm tra, giám sát… với yêu cầu không trùng lặp nhiệm vụ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhưng không bỏ sót các nhóm đối tượng cần hỗ trợ.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, trong giai đoạn tới, địa phương, nhất là cấp cơ sở, được phân cấp, trao quyền chủ động nhiều hơn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Các nguồn vốn thực hiện được lồng ghép thông qua việc sử dụng vốn của nhiều chương trình, dự án, hoạt động có cùng mục tiêu trên cùng địa bàn; khắc phục tình trạng đầu tư trùng lặp, dàn trải, phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

Hội nghị ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thẳng thắn từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo tại địa phương - Ảnh: VGP

Các dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp được áp dụng quy chế đặc thù với quy trình đơn giản, thủ tục rút gọn.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ có điều kiện, một phần, người dân, các tổ chức cùng chia sẻ trách nhiệm trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, xóa bỏ tư tưởng "trông chờ, ỷ lại".

Trao đổi về tiến độ triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, mục tiêu đặt ra đến năm 2025, cả nước có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới [hiện nay là 69,4%]; 50% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới [hiện nay là 34,1%]; 60% thôn, bản, ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; cả nước có từ 17-19 tỉnh, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới [hiện có 5 tỉnh]…

Dự kiến ngân sách bố trí cho chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tối thiểu 196.332 tỷ đồng.

Về chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh mục tiêu tổng quát là thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chương trình đặt mục tiêu hàng năm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm 1-1,5%, hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3%, hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm 4-5%; trong cả giai đoạn sẽ có 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Dự kiến tổng kinh phí thực hiện chương trình tối thiểu là 75.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, tạo động lực, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Đại diện lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Yên Bái, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Gia Lai, An Giang… khẳng định việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, góp phần nâng cao đời sống của người dân, thay đổi căn bản diện mạo vùng nông thôn, nhất là những địa bàn khó khăn.

Mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 rất cao, trong khi những huyện, xã chưa hoàn thành nông thôn mới, chưa thoát nghèo có rất nhiều khó khăn đặc thù đòi hỏi không chỉ quyết tâm, nỗ lực mà cả những cách làm đột phá, sáng tạo hơn nữa.

Lãnh đạo tỉnh Cao Bằng kiến nghị sớm được phân bổ nguồn vốn cũng như nhận được văn bản hướng dẫn cụ thể về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia - Ảnh: VGP

Đến nay, các tỉnh đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; chủ động rà soát các dự án, tiểu dự án, điều chỉnh, phân bổ nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương… để kịp thời triển khai trong thời gian sớm nhất.

Các địa phương kiến nghị Trung ương sớm phân bổ nguồn vốn, các bộ, ngành sớm có văn bản hướng dẫn, tiêu chí cụ thể trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng, miền.

"Việc xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững vẫn tiếp tục được triển khai chứ chúng tôi không tạm dừng để chờ hướng dẫn", Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn cho biết.

Liên quan đến kiến nghị của các địa phương về việc tách các đối tượng không có khả năng thoát nghèo ra khỏi diện nghèo, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đề nghị các địa phương chủ động lập danh sách những đối tượng này để chuyển sang chế độ bảo trợ xã hội.

Ghi nhận các ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm từ thực tiễn các địa phương, trao đổi thẳng thắn của lãnh đạo các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của xây dựng kịp thời, đầy đủ các văn bản pháp lý, tiêu chí, hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Phó Thủ tướng nêu rõ: Chúng ta đã xây dựng xong thể chế, cơ chế, quy định, bây giờ phải tập trung triển khai. Trách nhiệm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia chủ yếu nằm ở các tỉnh, thành phố. Các đồng chí phải lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất; tuyên truyền, quán triệt nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, cho đến cán bộ, người dân về nội dung, yêu cầu của từng chương trình mục tiêu quốc gia.

Ban chỉ đạo địa phương cần nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn; chủ động ban hành các văn bản cụ thể hóa hướng dẫn của Trung ương; ưu tiên bố trí ngân sách, huy động tối đa các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tuyên truyền để bảo đảm triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia… Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phản biện kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Trong tháng 5/2022, các bộ, ngành được phân công  phải khẩn trương ban hành các thông tư đã được giao, phê duyệt các chương trình chuyên đề, dự án thành phần.

Bộ LĐ-TBXH, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính khẩn trương ban hành kế hoạch lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

"Những dự án, tiểu dự án thành phần, chương trình chuyên đề phải được lập, thẩm định theo đúng quy định về đầu tư công, pháp luật có liên quan", Phó Thủ tướng lưu ý.

Minh Khôi


21/04/2022

Xem với cở chữ : A- A A+

trien-khai-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-ve-xay-dung-nong-thon-moi-va-giam-ngheo-ben-vung [Cổng TTĐT tỉnh AG]- Sáng 21/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu Quốc gia Trung ương Phạm Bình Minh đã chủ trì hội nghị toàn quốc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước chủ trì hội nghị điểm cầu An Giang.

Quang cảnh hội nghị điểm cầu Trung ương

Quang cảnh các điểm cầu

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu An Giang

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước cho biết: Đến nay tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Có 67/116 [chiếm 57,7%] xã đạt được công nhận xã đạt nông thôn mới, 25 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao, 10 ấp được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh phấn đấu có thêm ít nhất 33 xã nông thôn mới; thêm 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 4/40 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Về kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: Toàn tỉnh có 20.000 hộ nghèo [tỷ lệ 3,81%]; 31.000 hộ cận nghèo [tỷ lệ 5,89]. Tỉnh phấn đấu giảm bình quân tỷ lệ hộ nghèo khoảng 1%/ năm. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước kiến nghị Chính phủ sớm giao vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp kinh tế trung hạn 2021-2025 và năm 2022 để địa phương sớm tổ chức thực hiện chương trình. Các Bộ, ngành Trung ương sớm ban hành hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các dự án liên quan làm cơ sở cho địa phương tổ chức thực hiện.

Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia Trung ương Phạm Bình Minh nhấn mạnh, thời gian qua thực hiện 2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Chương trình nông thôn mới góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, các thiết chế hạ tầng xã hội, đời sống người dân ngày càng nâng cao, công tác giảm nghèo, an sinh xã hội được bảo đảm. Quán triệt chủ trương đường lối của Đảng, giai đoạn 2021-2025, Quốc hội đã thông qua thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.

Trước bối cảnh và yêu cầu mới với các thuận lợi và khó khăn thách thức đan xen. Để cụ thể hóa thực hiện, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các địa phương chủ động, linh hoạt tổ chức thực hiện, phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư tham gia chương trình. Lồng ghép nguồn vốn nhiều chương trình, dự án đầu tư; đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Tập trung giảm nghèo đa chiều bền vững, triển khai các giải pháp huy động, bổ sung nguồn lực thực hiện chương trình. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, tạo sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. 

Tại hội nghị, các đại biểu 63 tỉnh, thành phố đã nghe báo cáo công tác quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022; triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững  giai đoạn 2021-2025. MTTQVN thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau” và phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025. 

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia Trung ương Phạm Bình Minh Phát biểu kết luận hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia Trung ương Phạm Bình Minh ghi nhận các ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm từ thực tiễn của các địa phương và trao đổi thẳng thắn của lãnh đạo các bộ, ngành. Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng kịp thời, đầy đủ các văn bản pháp lý, tiêu chí, hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Phó Thủ tướng nêu rõ, chúng ta đã xây dựng xong thể chế, cơ chế, quy định, bây giờ phải tập trung triển khai. Trách nhiệm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia chủ yếu nằm ở các tỉnh, thành phố. Phải lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất; tuyên truyền, quán triệt nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, cho đến cán bộ, người dân về nội dung, yêu cầu của từng chương trình mục tiêu quốc gia.

Ban chỉ đạo địa phương cần nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn; chủ động ban hành các văn bản cụ thể hóa hướng dẫn của Trung ương; ưu tiên bố trí ngân sách, huy động tối đa các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tuyên truyền để bảo đảm triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia… Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phản biện kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Trong tháng 5/2022, các bộ, ngành được phân công  phải khẩn trương ban hành các thông tư đã được giao, phê duyệt các chương trình chuyên đề, dự án thành phần. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính khẩn trương ban hành kế hoạch lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia./.

Hạnh Châu

Video liên quan

Chủ Đề