Khái niệm khác định nghĩa như thế nào

Định nghĩa là sự xác định bằng ngôn ngữ nhất định những đặc trưng cơ bản tạo thành nội dung của khái niệm về một sự vật, hiện tượng hay quá trình, với mục đích phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Định nghĩa có vai trò quan trọng trong khoa học và là bộ phận căn bản trong mọi lý thuyết khoa học.

Các nguyên tắc của định nghĩa:

  1. Nguyên tắc tương xứng, nghĩa là ngoại diên của khái niệm được định nghĩa và ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa phải bằng nhau
  2. Không nói vòng quanh
  3. Không nói theo cách phủ định
  4. Phải rõ ràng, nghĩa là định nghĩa không chứa những thuộc tính có thể suy ra từ thuộc tính khác

Ví dụ: Hình vuông là hình có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau.

Để định nghĩa một khái niệm nào đó, người ta thường ghép nó với một khái niệm lớn hơn (chủng), rồi chỉ ra những đặc điểm cơ bản của khái niệm cần định nghĩa (đặc điểm về loại). Ví dụ, định nghĩa về carbon: "carbon" là nguyên tố hóa học (chủng) có trọng lượng nguyên tử bằng 12 đơn vị carbon (đặc điểm về loại)". Đối với những khái niệm lớn và bao trùm, chẳng hạn như khái niệm vật chất, ý thức, người ta sử dụng cách định nghĩa ngoại lệ.

Mục lục

  • 1 Toán học
  • 2 Định nghĩa mờ
  • 3 Tham khảo
  • 4 Liên kết ngoài

Toán họcSửa đổi

Trong toán học, khi đưa ra 1 khái niệm, người ta thường liệt kê các điều kiện cần và đủ để xác định khái niệm đó. Một khái niệm trong toán học do đó có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, điển hình là số e.

Thông thường có 4 cách định nghĩa trong toán học:

  1. Phương pháp cấu trúc chỉ rõ cách xây dựng khái niệm đó
  2. Phương pháp quy khái niệm đang xét về những khái niệm đã biết
  3. Phương pháp tiên đề, định nghĩa một khái niệm thông qua các tiên đề: ví dụ định nghĩa về song song
  4. Phương pháp quy nạp dựa trên 2 yếu tố:
  5. Những đối tượng xuất phát hoặc cơ bản của hệ thống
  6. Những quy tắc hay thao tác cho phép dùng những đối tượng hiện có để tạo thành đối tượng mới của hệ thống

Định nghĩa mờSửa đổi

Định nghĩa mờ trong lô gíc mờ còn được gọi là định nghĩa thao tác, là phương pháp định nghĩa một sự vật thông qua một tập hợp nhận định gần đúng về sự vật đó nhờ một loạt thao tác có thể tạo ra bằng thực nghiệm hoặc quan trắc mà kết quả khách quan của nó có thể trực tiếp nhận biết được thông qua sự quan sát có tính chất kinh nghiệm hay bằng đo lường. Ví dụ định nghĩa về lửa như sau: "Lửa là một cái gì đó nóng". "Lửa là cái phát sáng". "Lửa là sức mạnh của thần thánh"...

Tham khảoSửa đổi

Liên kết ngoàiSửa đổi

Tra definition trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary

Wikiquote có sưu tập danh ngôn về:

Định nghĩa

Khái niệm khác định nghĩa như thế nào

Cổng thông tin Aristoteles

  • Definition (language and philosophy) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
  • Definitions, Stanford Encyclopedia of Philosophy Gupta, Anil (2008)
  • Definitions, Dictionaries, and Meanings, Norman Swartz 1997
  • Guy Longworth (ca. 2008) "Definitions: Uses and Varieties of". = in: K. Brown (ed.): Elsevier Encyclopedia of Language and Linguistics, Elsevier.
  • Definition and Meaning, a very short introduction by Garth Kemerling (2001).

Bản mẫu:Định nghĩa

Bản mẫu:Aristotelian logic

Khái niệm là một thuật ngữ hết sức quen thuộc trong cuộc sống. Chúng ta thường được cung cấp thông tin về một hiện tượng nào đó thông qua khái niệm. Tuy nhiên, trên thực tế thì khái niệm là gì? Cùng chúng tôi tham khảo ngay qua những nội dung sau: 

Khái niệm khác định nghĩa như thế nào

1. Khái niệm là gì theo các trường phái nghiên cứu

Trên thực tế, việc làm rõ từ khái niệm là gì cũng tương đối phức tạp vì theo mỗi trường phái, khái niệm lại được hiểu với ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, chúng ta có thể đề cập một số quan điểm liên quan đến việc giải thích ý nghĩa của từ “khái niệm” dưới đây! 

Theo triết học: Khái niệm được hiểu theo 2 nhóm bao gồm khái niệm về các sản phẩm của trí tuệ và khái niệm được tạo ra thông qua quá trình trừu tượng hoá các kết quả thực nghiệm. 

Theo tâm lý học: Khái niệm được hình thành với vai trò là chức năng cơ bản của suy nghĩ và sự cảm nhận. Các khái niệm sẽ hệ thống hoá sự hiểu biết của chúng ta về thế giới. Cũng theo quan điểm tâm lý học, khái niệm sẽ gồm 2 dạng khác nhau là khái niệm cổ điển và khái niệm tự nhiên. 

Khái niệm cổ điển là dạng khái niệm có những giới hạn rõ ràng, được dựa vào định nghĩa mang tính chính xác cao. Để đưa ra khái niệm cần có đầy đủ các loại điều kiện xứng đáng. 

Khái niệm tự nhiên: Đây là dạng khái niệm không cần dựa vào những điều kiện cần và đủ mà chỉ cần dựa vào sự tương đồng với những đối tượng đã được lưu trong trí nhớ của con người trước đó. 

Khái niệm khác định nghĩa như thế nào

2. Phân loại khái niệm 

Khi đưa ra khái niệm, người nói hoặc viết cần đảm bảo cung cấp được 2 thuộc tính là nội hàm và ngoại hàm (ngoại diên). Đây là 2 thuộc tính cơ bản để xác định một khái niệm. Trong logic học, người ta đã phân loại khái niệm ra thành nhiều nhóm khác nhau theo 2 thuộc tính cơ bản này. Cụ thể: 

Phân loại theo nội hàm 

Xét theo nội hàm của khái niệm, chúng ta sẽ phân loại được những loại khái niệm sau: 

  • Khái niệm trừu tượng và cụ thể: Phản ánh những đối tượng tồn tại với chỉnh thể nhất định, từ đó phản ánh những quan hệ và thuộc tính của sự vật hiện tượng. 
  • Khái niệm khẳng định và phủ định: Đây là những khái niệm mà trong đó, nội hàm của khái niệm nêu nội dung mang ý nghĩa tường minh, Chẳng hạn như tốt, xấu, cao cấp… 
  • Khái niệm tương quan và không tương quan: Đây là loại khái niệm mà khi nhắc đến, người ta sẽ nghĩ ngay đến một mối quan hệ đã được xác định nào đó. Chẳng hạn như nhắc đến con sẽ nhắc đến bố mẹ, gia đình… 

Phân loại theo ngoại diên 

Khi phân loại theo ngoại diên, chúng ta sẽ có được 2 loại khái niệm chính là: 

  • Khái niệm chung: Là những khái niệm chỉ một lớp đối tượng, ngoại diên của khái niệm này luôn luôn lớn hơn 1. Chẳng hạn như học sinh, giáo viên, con sông… 
  • Khái niệm riêng: Là những khái niệm chỉ một đối tượng duy nhất hay chỉ chứa một phần tử cụ thể. 

Khái niệm khác định nghĩa như thế nào

3. Các nguyên tắc của định nghĩa 

Một định nghĩa sẽ cần đảm bảo các khía cạnh sau: 

  • Không được nói vòng quanh 
  • Trình bày thông tin theo nguyên tắc tương xứng (Ngoại diên của khái niệm sử dụng để định nghĩa phải bằng nhau) 
  • Phải rõ ràng, không chứa những từ mang thuộc tính khác để tránh trường hợp khiến người khác hiểu sai. 

Mặc dù không yêu cầu quá nhiều về mức độ chặt chẽ nhưng khi trình bày khái niệm, chúng ta cũng cần đảm bảo được yếu tố cung cấp thông tin chính xác, mang tính bao quát. Tránh việc cung cấp những thông tin sai lệch và không đúng với thực tế.

Trên thực tế, khái niệm và định nghĩa đều có điểm chung là mô tả những đối tượng nào đó trong khoa học, cuộc sống hoặc toán học… Tuy nhiên, 2 từ khóa này cũng có những điểm khác nhau nhất định, đôi khi khiến người đọc nhầm lẫn. Cụ thể, một số điểm khác biệt giữa khái niệm và định nghĩa là: 

Định nghĩa yêu cầu chính chính xác cao, đảm bảo sự chặt chẽ và nhất quán, Quy mô của định nghĩa tương đối nhỏ và chỉ tập trung vào một vấn đề cụ thể nào đó, đôi khi là một định lý toán học hay một mệnh đề. Định nghĩa mang tính độc nhất, giúp đối tượng được nhắc đến phân biệt với những đối tượng khác. Định nghĩa thường được sử dụng nhiều trong lĩnh vực toán học, vật lý bởi lĩnh vực này yêu cầu độ chính xác cao.

Khái niệm sẽ có quy mô rộng và bao quát hơn định nghĩa, ở khái niệm có thể bao gồm nhiều đối tượng nhưng định nghĩa chỉ có một đối tượng. Khái niệm là những nội dung bao quát nên đôi khi không cần quá chính xác và chặt chẽ, thông tin được cung cấp chỉ mang ý nghĩa chung chung. Khái niệm sẽ được sử dụng như một từ ngữ phổ biến trong đời sống và văn học. 

Nhìn chung, khái niệm sẽ có vai trò chỉ ra cách làm sao để liên kết nội dung công việc này với công việc khác. Còn định nghĩa lại chỉ ra rõ ràng những hoạt động, công việc bạn cần làm. Đó chính là những thông tin cần thiết liên quan đến khái niệm cũng như sự khác biệt giữa khái niệm và định nghĩa.