Lãi suất huy đông ngân hàng mới nhất năm 2022

Đầu tháng 8, cuộc đua lãi suất tiết kiệm tại các nhà băng niêm yết vẫn rất sôi động khi có thêm sự tham gia của nhóm Big4. Mặc dù so với đầu năm, mặt bằng lãi suất đã tăng lên đáng kể, song đến hiện tại mức lãi suất huy động vẫn tiếp tục tăng 0,3-0,8%/năm.

ACB là ngân hàng có mức tăng lãi cao nhất tùy gói sản phẩm, theo đó, lãi suất tiền gửi ở các kỳ hạn từ 6-9 tháng tăng thêm 0,8%/năm, ở mức 5,6%/năm. Nếu khách gửi online trên 500 triệu ở kỳ hạn 12 tháng có thể hưởng lãi suất cao nhất tới 6,2%/năm.

Ngoài ra, ngân hàng ACB đã bổ sung thêm kỳ hạn dài hơn cho các gói sản phẩm bên cạnh việc tăng lãi suất, như ở gói tiền gửi Tài lộc, lãi suất cao nhất là 6,5% áp dụng cho khách hàng có tiền gửi từ 100 triệu trở lên với kỳ hạn gửi là 36 tháng.

Tuy nhiên, vị trí quán quân đã được thay thế bởi CBBank khi nhà băng trả 7,45% cho tiền gửi 12 tháng tại quầy và 7,5% cho khách hàng gửi tiết kiệm online, tăng 0,3% so với trước. Trước đó, mức lãi suất cao nhất thuộc về SCB với ghi nhận trên thị trường là 7,3%.

Cụ thể, ngay trong đầu tháng 8/2022, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tại CBBank là 7,45%/năm, còn kỳ hạn 24 tháng là 7,5%/năm. Trong khi đó, lãi suất các kỳ hạn này tại SCB vẫn đang ở mức 7,3%/năm như các tháng trước. Còn với hình thức gửi online, cả 2 ngân hàng này đều đang niêm yết mức lãi suất cao nhất thị trường là 7,55%/năm cho kỳ hạn 13 tháng trở lên với CBBank và 18 tháng trở lên cho SCB.

Trong tuần qua, VP Bank đã ra thông báo về việc tăng lãi suất huy động từ 0,1-0,5%/năm. Cụ thể, với hình thức gửi tại quầy, lãi suất cao nhất có thể được hưởng là 6,7%/năm nhưng sẽ đi kèm với điều kiện số tiền gửi trên 50 tỷ và gửi ít nhất 36 tháng.

Tại hình thức gửi online, phạm vi lãi suất được triển khai trong khoảng từ 3,4%/năm đến 7%/năm, áp dụng tại kỳ hạn từ 1 tháng đến 36 tháng.

Một ngân hàng cũng tăng mạnh lãi suất huy động đợt này là HDBank với 0,4-0,75%/năm cho các kỳ hạn khi gửi tại quầy và tăng 0,15-0,3%/năm với hình thức gửi trực tuyến. Hay KienlongBank cũng đã tăng đến 0,6% một năm cho tiền gửi một tháng tại quầy, mức tăng tương tự cũng được Techcombank áp cho kỳ hạn 6 và 9 tháng...

Nhìn chung các ngân hàng tăng lãi suất ở tất cả kỳ hạn, phổ biến với biên độ trên 0,2% một năm. Nhiều nhà băng điều chỉnh mạnh 0,5% một năm như ABBank, ACB, Sacombank...

Vừa qua, Vietcombank là ngân hàng thứ 3 trong nhóm Big4 điều chỉnh tăng lãi suất thêm 0,1–0,2 điểm %. Đây là lần cập nhật lãi suất đầu tiên của nhà băng này kể từ tháng 7 năm ngoái. Với kỳ hạn 1-2 tháng, lãi suất được tăng lên 3,1%/năm, còn ở kỳ hạn 12 tháng nâng lên 5,6%/năm. Như vậy, với lần điều chỉnh này, lãi suất huy động của Vietcombank đã lên mức tương đương với 3 ngân hàng trong nhóm Big4 còn lại.

Trước đó, BIDV và Agribank cũng có bước điều chỉnh lãi suất tăng nhẹ 0,1% ở các kỳ hạn dài. Mặc dù đã có điều chỉnh tăng, mức lãi suất huy động tại ngân hàng lớn này vẫn thấp hơn nhiều so với lãi suất huy động tại các ngân hàng quy mô vừa, nhỏ.

Theo SSI Research, lãi suất huy động có thể tăng thêm 0,5-0,7% nếu hạn mức tín dụng được nới, đặc biệt có thể tăng đến 1-1,5% trong cả năm.

Không chỉ riêng SSI, Chứng khoán ACBS cũng dự báo suất huy động tiếp tục tăng thêm khoảng 0,5% để bổ sung nguồn vốn trong nửa cuối năm nay. Con số trên được đưa ra trên giả định các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng và đẩy mạnh cho vay vào dịp cuối năm.

Đồng thời, KBSV cũng nhận định, lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ nhích tăng 0.5%-1% trong năm 2022. Theo đó, các chuyên gia cho rằng: Lạm phát tăng trở lại khiến ngân hàng cần nâng lãi suất huy động để duy trì lãi thực dương đủ hấp dẫn để duy trì tính cạnh tranh; nhu cầu tín dụng tăng khi nền kinh tế phục hồi.

Your browser does not support the audio element. Miền BắcMiền Nam

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm [lãi suất huy động] tại quầy của các ngân hàng thương mại trong ngày đầu tháng 8/2022 tiếp tục cho thấy xu hướng tăng so với cùng kỳ tháng 7/2022, với mức tăng từ 0,1-0,65% tùy kỳ hạn được khảo sát và tùy từng ngân hàng.

Mức tăng dao động từ 0,1-0,6%/năm so với tháng trước

Tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng [VPBank] vừa tăng mạnh lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng đến 11 tháng thêm 0,4%/năm, lên mức từ 5,2-6,2%/năm.

Lãi suất huy động cao nhất của VPBank cũng tăng lên mức 7%/năm kể từ ngày 1/8/2022, tăng nhẹ 0,1%/năm so với trước và áp dụng cho khoản tiền gửi online từ 50 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 36 tháng. Tại kỳ hạn 12 tháng, lãi suất cũng tăng nhẹ 0,1%/năm lên cao nhất là 6,5%/năm.

Bước sang tháng 8, xu hướng "đua" tăng lãi suất vẫn tiếp tục nóng khi nhiều ngân hàng vừa điều chỉnh lãi suất huy động tại nhiều kỳ hạn. [Ảnh minh họa]

Tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam [Techcombank] tăng đồng loạt từ 0,1-0,5%/năm lãi suất cho các kỳ hạn 3, 6,12 và 24 tháng. Trong đó, tăng cao nhất là kỳ hạn 6 tháng với 0,5%/năm, đưa lãi suất huy động tại kỳ hạn này lên mức 5,25%/năm.

Tuy nhiên đó vẫn chưa phải mức tăng cao nhất. Ngân hàng TMCP Kiên Long [KienlongBank] còn tăng đến 0,6%/năm cho tiền gửi 1 tháng tại quầy, đưa lãi suất kỳ hạn này lên mức trần 4%/năm.

Tại các kỳ hạn khác, KienlongBank cũng điều chỉnh tăng từ 0,3-0,6%/năm với khách hàng cá nhân và từ 0,3-0,8%/năm với khách hàng doanh nghiệp. Hiện tại, các mức lãi suất tiết kiệm cao nhất tại KienlongBank là 7,2%/năm cho kỳ hạn 24 tháng và 7,3%/năm cho kỳ hạn 36 tháng.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank] trước đó đã tăng lãi suất tiết kiệm các kỳ hạn thêm từ 0,1-0,2%/năm, nâng lãi suất tiết kiệm cao nhất tại Vietcombank lên 5,8%/năm, tăng 0,2%/năm so với trước. Mức lãi suất này áp dụng cho tiền gửi trực tuyến, kỳ hạn 12 tháng. Mức tăng tương tự cũng được áp dụng đối với tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 24 tháng, lên thành 5,6%/năm.

Các kỳ hạn ngắn, mức tăng chỉ 0,1%/năm so với trước đó. Lãi suất tiết kiệm trực tuyến kỳ hạn 1 tháng là 3,2%/năm; 3 tháng là 3,6%/năm; lãi suất kỳ hạn từ 6-9 tháng là 4,2%/năm.

Giữa cuộc đua tăng lãi suất tại các ngân hàng

Còn với hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, lãi suất của hầu hết các kỳ hạn đều được Vietcombank điều chỉnh tăng 0,1%/năm. Cụ thể, kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tăng từ 5,5%/năm lên 5,6%/năm; kỳ hạn 24 đến 60 tháng, lãi suất tăng từ 5,3%/năm lên 5,4%/năm.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV] và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam [Agribank] hồi tháng 7/2022 cũng đã có bước điều chỉnh lãi suất tăng nhẹ 0,1%/năm ở các kỳ hạn dài. Lãi suất cao nhất tại 2 ngân hàng này hiện áp dụng ở mức 5,6%/năm.

Trong tháng 8/2022, lãi suất cao nhất hệ thống đang được ghi nhận tại Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam [CBBank] với mức 7,5%/năm cho kỳ hạn 24 tháng; 7,45%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.

Giữa cuộc đua tăng lãi suất, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM [HDBank] lại điều chỉnh lãi suất nhiều kỳ hạn với mức giảm từ 0,2-0,3%/năm. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại HDBank hiện là 3,9%/năm; từ 6 tháng đến dưới 12 tháng là 5,8%/năm.

Các mức lãi suất cao nhất tại HDBank được áp dụng cho kỳ hạn 12 và 13 tháng lần lượt là 7,1 và 7,15%/năm với khoản tiết kiệm tối thiểu từ 300 tỷ đồng trở lên. Nếu gửi dưới 300 tỷ đồng, lãi suất các kỳ hạn này là 6,5 và 6,7%/năm.

Theo báo cáo mới đây của Phòng Phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán Everest [EVS], dưới áp lực tăng lãi suất toàn cầu và tỷ giá VND trong thời gian qua, mặt bằng lãi suất huy động từ doanh nghiệp và dân cư đã nhích lên đáng kể so với năm 2021. Lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại vì thế cũng đã tăng trong khoảng 30-70 điểm cơ bản từ đầu năm tới nay trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng nhanh.

EVS kỳ vọng xu hướng lãi suất huy động sẽ tiếp tục duy trì trong nửa cuối năm 2022 trong khi lãi suất cho vay có thể giảm 25-50 điểm cơ bản nhờ gói cấp bù lãi suất 2% của Chính phủ.

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách nhằm kiểm soát chặt chẽ tín dụng chảy vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro thời gian qua, thông qua việc thường xuyên rà soát, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD [trong đó có lộ trình điều chỉnh giảm dần tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn], tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động cấp tín dụng của các TCTD, đặc biệt là tín dụng BĐS.

Bùi Hằng

Lưu ý: Bảng lãi suất trên mang tính tham khảo, độc giả cần kiểm tra chính xác tại website chính thức của các ngân hàng.

"Làn sóng" tăng lãi suất tiền gửi đang mạnh lên khi các ngân hàng quốc doanh cũng tham gia và xuất hiện nhà băng trả lãi 7,5% một năm.

Lãi suất vay mượn qua đêm trên thị trường liên ngân hàng liên tục tăng, từ mức dưới 0,5% vào giữa tháng 6 nay lên hơn 5% một năm.

Một số ngân hàng thương mại thời gian gần đây đã nâng lãi suất cho vay mua nhà từ 0,2% đến 1% mỗi năm.

10 ngân hàng đã đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm, mức điều chỉnh cao nhất lên tới 0,9-1,2% một năm.

Khách gửi tiết kiệm tại Bản Việt, đặc biệt trên ngân hàng số Digimi sẽ nhận lãi suất tối ưu và nhiều ưu đãi lớn từ ngày 15/6 đến 31/8.

VCBS dự báo lãi suất huy động năm nay tăng 1,5% nên lãi vay cũng chịu áp lực đi lên nhưng có độ trễ hơn.

Các ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm với biên độ phổ biến 0,3-0,4% một năm, có nhà băng tăng đến 0,8% một năm.

Nhiều ngân hàng đang tăng mạnh lãi suất tiết kiệm sau khi đã có đợt điều chỉnh đầu tháng 5, trong đó mức cao nhất là 0,6%.

Năm 2030 Việt Nam sẽ có hơn 1.000 đô thị; Tổng giám đốc HoSE Lê Hải Trà bị khai trừ Đảng; Tự doanh chứng khoán bán ròng hơn 600 tỷ đồng; Mỹ sẽ chặn hoàn toàn các khoản thanh toán trả nợ của Nga...

Gần đây, 12 trong hơn 30 ngân hàng điều chỉnh lãi suất tiết kiệm với mức tăng cao nhất lên đến 0,7% một năm.

10 ngân hàng đã tăng lãi suất tiết kiệm trong những ngày cuối tháng 3, có nơi tăng đến 0,6% một năm.

GPBank, ACB và NCB hạ lãi suất tiết kiệm với mức sâu nhất 0,75% một năm, trong khi đó, MSB và Eximbank nâng lãi suất 0,1-0,4 điểm phần trăm.

Tôi có 1,8 tỷ đồng nhàn rỗi sẽ sử dụng trong 4-5 năm tới, giờ không biết làm cách nào để số tiền này vừa sinh lời tốt lại an toàn.

Có đến 6 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm, cao nhất 0,5 điểm phần trăm để hút nguồn tiền nhàn rỗi của khách hàng sau Tết.

Thêm một vài nhà băng tư nhân tăng lãi suất từ 0,1 đến 0,5 điểm phần trăm để hút khách hàng dịp Tết nguyên đán.

Nhiều ngân hàng tung chương trình khuyến mãi trước Tết Nguyên đán và tăng lãi suất với biên độ 0,1-0,32% một năm cho kỳ hạn 12 tháng để hút khách.

Lãi suất tiết kiệm một số ngân hàng điều chỉnh tăng trong tháng cuối năm nhưng mặt bằng chung vẫn thấp, mức cao nhất 7,2% cho kỳ hạn 12 tháng.

Một nửa nhà băng trên hệ thống trả lãi suất dưới 6% cho khoản tiền gửi kỳ hạn 12 tháng, mức lãi suất cao nhất chỉ xoay quanh 6,9%.

Mức chênh lệch lãi suất bình quân cho vay và huy động khoảng 2-2,5%, thấp hơn so với trước nhưng vẫn có dư địa giảm thêm tuỳ thuộc từng ngân hàng.

Vay ngân hàng 6 tỷ đồng mở công ty, chúng tôi không hình dung rằng khi phải vay tiền, một tháng trôi qua rất nhanh.

Video liên quan

Chủ Đề