Làm thế nào để cây sung ra quả năm 2024

Cây sung là một cây trong tứ quý, được tin tưởng đem đến may mắn, sung túc cho chủ nhà. Dưới đây là những kỹ thuật trồng cây sung ra quả vào mùa Tết thật đẹp. Kỹ thuật trồng cây sung cảnh, hay sung bonsai không khó, nhưng để ra quả nhiều, đẹp đúng dịp tết thì cần một vài quy tắc nhỏ.

Show

Đặc điểm sinh trưởng

  • Bộ rễ rất khỏe và ăn sâu chịu được ngập úng vì vậy có thể trồng ở bờ ao, nơi gần nước hoặc trên các hòn non bộ.
  • Quả tự ra trên các cành già hoặc thân cây có khẵ năng hình thành hạt gieo mọc thành cây con.
  • Để sinh trưởng và phát triển, sung yêu cầu điều kiện nóng ẩm của vùng nhiệt đới, song có tính chịu hạn và khô cũng như lạnh khá cao. Khi bị khô hạn hoặc lạnh các điểm sinh trưởng của thân, cành được bao bọc bằng các lá vảy và do đó tăng sức chịu đựng của cây. Vì vậy, cây sung phân bố rất rộng, đặc biệt ưa ẩm cả về đất lẫn không khí, phát triển tốt ở nơi có nước và độ ẩm cao, như ven hồ, sông ngòi hoặc trong bồn chậu non bộ.
  • Là cây ưa sáng song sinh trưởng kém khi ánh sáng gay gắt, cường độ ánh sáng thấp khi đó lá mỏng, ít phân cành và các cành nhánh phân dài. Sung không kén đất, thích hợp với nhiều loại đất miễn là đất không bị khô hạn.
    Làm thế nào để cây sung ra quả năm 2024

    Kỹ thuật trồng

    Đất trồng cần chọn những đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, không nên trồng ở đất cát, sỏi hoặc những đất có khẵ năng giữ nước kém. Tốt nhất nên trồng sung những nơi có nước, trên hòn non bộ. Chọn các cây con có chiều cao từ 15- 20cm để trồng. Trước khi bứng cây con trồng nếu có lá non cần cắt bỏ lá này, lấp đất đến cổ rễ cây, tưới giữ ẩm 1-2 lần trong 1 tuần. Sung có thể trồng bằng hạt, giâm cành hoặc chiết cành. Để tiết kiệm thời gian và chi phí, bạn có thể mua sẵn cây sung giống ở tiệm bán cây cảnh. Hoặc chọn các cây con có chiều cao từ 15 - 20cm để trồng.

    Làm thế nào để cây sung ra quả năm 2024

    Chăm sóc cho cây sungCây sung là cây dễ tính không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt, song để có một cây sung đẹp, phân nhiều cành, lá nhỏ và cành không vươn dài cần chú ý cắt tỉa cành lá, uốn thân cành theo dáng thế mong muốn và bón lân cho cây. Nước là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, vì vậy có thể điều tiết lượng tưới và số lần tưới nước để khống chế sinh trưởng của cây.Để cho thân cây sung mau lớn, ngoài cắt tỉa cành lá người ta còn chú ý băm bỏ gốc và thân cây vào tháng 9 -10 hàng năm.Cây sung không có yêu cầu đặc biệt về phân bón, trong 1 năm tưới thúc cho cây 1 - 2 lần vào đầu hoặc cuối mùa mưa.## Cách làm lá sung nhỏ lại

    Lá cây sung nhiều khi phát triển to quá, không phù hợp với các loại bonsai, lúc này cần có kỹ thuật để lá cây nhỏ lại. Để cho lá cứng, già đều, lấy kéo cắt bỏ toàn bộ lá trên cây, để lại phần cuống, một vài ngày sau, cuống lá sẽ rụng hết, lúc đó ngưng tưới nước. Một tuần sau, lá mới sẽ nhú ra, lúc này, tuyệt đối tránh nước, lá non khi thiếu nước sẽ nhỏ và đanh lại. Đến lúc toàn bộ lá trên cây đã già, có màu xanh thẫm mới bắt đầu chăm bón tưới nước bình thường.
  • Kích thích cây sung ra quảCó thể kích thích cây sung ra quả bằng cách ngừng tưới nước 15,20 ngày, vặt bỏ lá. Sau khi cây ra được một đợt lá mới, tiếp tục chăm sóc, cây sẽ ra nụ hoa và ra quả (sau khoảng 3 tháng). Cách này thường được làm từ tháng 6-8, mùa quả sẽ cho vào cuối năm.Kích cây ra quả bằng cách dùng dao, khía vài đường gần gốc cây, cho nhựa chảy ra, như vậy cây sẽ mau cho ra quả hơn. Nếu cây trồng trong chậu, nên thay sang chậu to hơn, bổ sung phân vi sinh, ngưng tưới nước, sau 2, 3 tháng cây sẽ ra lá và quả mới.Lưu ý: Sau mỗi đợt cây ra quả và rụng đi sẽ để lại cùi hoa bám vào thân, không được tỉa hay cắt bỏ vì chính những vị trí đó, quả sung của đợt mới sẽ mọc ra. Nếu muốn đợt quả mới mọc ở chỗ khác mới nên cắt tỉa cùi hoa này, quả sung sẽ mọc ở những chỗ mới nơi thân đủ già.### Bón phân cho cây

    Cũng giống như các giống cây khác thì cây khế ngọt cũng cần phân bón để phát triển. Hàm lượng phân bón và thời gian bón sẽ khác qua các năm.

    • 3 năm đầu: Bạn tiến hành bón thúc cho cây lượng phân bón bao gồm 200-400g NPK và 5kg phân chuồng hoai mục.
    • 3 năm tiếp theo là giai đoạn cây cho thu hoạch quả nhiều nên cần tăng lượng phân bón lên 4kg NPK và 20kg phân chuồng. Định kì chia ra làm 3 lần trong một năm.

      theo khoahoc.tv Tags: trồng cây sung mỹ , Bao trái mít, Bao bọc trái cây , Túi bao trái ổi -Lưu ý: Thông tin được cung cấp trên Chuyên mục “KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP” chỉ để Tham Khảo, Các bài viết về kỹ thuật chăm sóc cây này được chúng tôi sưu tầm, cập nhật từ các bài báo, internet và các trang web nông nghiệp có uy tín, mong muốn giúp người trồng cây tham khảo để có sự chuẩn bị đầy đủ trước khi trồng và chăm sóc cây giống. chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những thông tin được cung cấp trên đây.
  • Bảo vệ cây trồng mùa khô, hạn

    Mùa khô thường kéo dài gần 6 tháng và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gia tăng sự suy thoái của cây trồng. Do đó, việc chăm sóc cây trồng vào mùa khô, hạn là rất quan trọng để đảm bảo cho cây trồng phát triển và sinh trưởng tốt.
  • Giải pháp rửa mặn cho cây trồng bị hạn mặn

    Khi cây ăn trái bị nhiễm mặn, rễ cây không thể hút được nước, không hấp thu được dinh dưỡng, các quá trình sinh lý trong cây bị rối loạn, sinh trưởng của cây bị ức chế. Trường hợp cây bị nhiễm nặng, vượt quá khả năng chịu đựng, cây sẽ bị ngộ độc, lá bị cháy, rụng và cây héo, chết dần. Khi cây bị nhiễm mặn các nhà khoa học khuyến cáo, bà con không nên nôn nóng bón phân hóa học, điều đầu tiên là phải rửa mặn thật nhanh. Sau đây là giải pháp rửa mặn cho cây trồng bị hạn mặn mời bà con tham khảo.
  • "Mẹo" trồng đu đủ để quanh năm no đủ

    Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều nông hộ trồng đu đủ tại xã Thọ An, Đan Phượng, Hà Nội đã áp dụng những bí quyết riêng để điều chỉnh đu đủ ra quả liên tục trong năm.
  • Chăm sóc cây bơ để hạn chế rụng trái

    Hiện đang là thời điểm cây bơ tập trung ra hoa đậu trái nhưng tỉ lệ đậu trái thấp, đặc biệt là bơ booth, vậy chăm sóc như thế nào để hạn chế rụng trái?

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiểu

Vải thiều là giống cây ăn quả quý, quả chín ăn ngon, bổ, đặc biệt là bổ não, có tác dụng chữa bệnh đường ruột. Trồng vải không chỉ cho quả mà còn là nguồn cung cấp nhiều mật tốt cho nghề nuôi ong và cho gỗ tốt. Vải khô, vải hộp là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Dưới đây là kỹ thuật trồng cây vải thiều cho năng suất cao, quả sai lại ít sâu bệnh.

Cây sung như thế nào?

Cây sung được biết đến là loại cây thân gỗ cao khoảng 20-30m, vỏ cây màu nâu ánh xám, nhẵn. Các cành thì nhỏ màu nâu, phiên lá non và chùm quả cong xuống, lá kèm hình trứng mũi mác. Quả của cây sung mọc thành chùm trên các cành nhỏ hoặc ở nách lá trên cành non, mọc thành cặp, màu cam ánh đỏ khi chín và có hình quả lê.

Thang máy là mua sung?

Quả sung được thu hoạch vào mùa từ tháng 8 đến đầu tháng 10. Quả sung tươi dùng để nấu ăn phải căng mọng, mềm và không bị thâm, nứt. Nếu chúng có mùi chua thì quả sung đã quá chín. Những quả sung hơi chín có thể được giữ ở nhiệt độ phòng trong 1-2 ngày để chín trước khi dùng.

Hoa của cây sung như thế nào?

Cây sung không ra hoa như cây táo hay cây anh đào. Quả sung thậm chí không được định nghĩa là thực vật trái cây; chúng là những bông hoa đảo ngược. Thịt chúng ta ăn thực sự là một bó hoa nhỏ mọc bên trong. Vì hoa sung nở bên trong, chúng không được thụ phấn nhờ ong hay gió.

Cây sung có giá trị gì?

Trong các tài liệu y học cổ truyền, sung được ghi có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng thông huyết, chỉ thống, lợi tiểu, tiêu thũng, tiêu viêm, bổ máu. Nhựa sung, lá sung và vỏ cây sung đều có rất nhiều công dụng hữu ích trong điều trị các loại bệnh. Nhựa sung chữa mụn nhọt, bắp chuối, tụ máu, chốc lở, sưng đau.