Lợi mở đầu tiểu luận triết học về lượng và chất

Triết học là môn học cơ sở trong chương trình học của tất cả sinh viên và học viên thạc sĩ, tiến sĩ tại Việt Nam. Đây là môn học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về triết học trên thế giới và ở Việt Nam. Cũng giống như các môn học khác, sinh viên cũng cần phải hoàn thành bài tiểu luận triết học cuối khóa để đủ điều kiện “tốt nghiệp” môn học này. Trong bài viết này, Luận Văn 2S sẽ gợi ý cho bạn 4 mẫu lời mở đầu tiểu luận triết học giúp bài luận của bạn thêm ấn tượng nhé!

Mẫu số 1: Tiểu luận triết học cao học về giáo dục

Đề tài: "Giải thích nguyên nhân của vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin”

Sau 34 năm đổi mới kinh tế, chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trải qua muôn vàn khó khăn, thách thức, cho đến thời điểm hiện Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể, toàn diện ở tất cả các lĩnh vực cả về kinh tế cũng như xã hội. Tuy nhiên, xét theo tính hai mặt của vấn đề, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế. Một trong số đó phải kể đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Vấn đề xã hội mà gần như không có trong nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” hay như Đảng ta đã khẳng định vai trò của thế hệ thanh chính là những người chủ tương lai, là nguồn nhân lực chính để tiếp tục con đường phát triển đất nước lớn mạnh trong tương lai. Hiện trạng một số lượng không nhỏ sinh viên hiện nay sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm vừa gây lãng phí sức người, sức của trong quá trình đào tạo vừa gây ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Vậy hiện tượng này là hiện tượng nhất thời hay vấn đề có bản chất? Nguyên nhân của nó là do đâu?

Vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp được nhìn nhận dựa trên nhiều góc độ khác nhau. Điều này xảy ra vì lý do chủ thể chưa nhận thức và nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện. Chính vì vậy, trong bài tiểu luận này, tôi đã vận dụng quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin Giải thích nguyên nhân của vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường. Nội dung bài tiểu luận gồm 2 phần:

Phần 1: Tình trạng sinh viên thất nghiệp và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế, xã hội của đất nước

Phần 2: Một số giải pháp


Lời mở đầu tiểu luận triết học số 1

Có thể bạn quan tâm:

→ Hướng dẫn viết tiểu luận triết học, tiểu luận triết học cao học chi tiết nhất

→ 499 Đề tài triết học tiêu biểu dành cho sinh viên, học viên cao học

Mẫu số 2: Lời mở đầu tiểu luận triết học Phật giáo

Đề tài: "Tư tưởng triết học Phật giáo và sự ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa - tinh thần của con người Việt Nam ngày nay”

Đạo phật là một trong số các tôn giáo - học thuyết Triết học lớn nhất trên thế giới và có lịch sử hình thành từ rất lâu đời. Tôn giáo này có hệ thống giáo lý và số lượng phật tử đông đảo được phân bố rộng khắp tại nhiều khu vực trên Thế giới. Tại Việt Nam, Phật giáo được truyền bá vào nước ta khoảng thế kỷ II SCN do các nhà sư Ấn Độ truyền bá vào Trung Quốc và từ Trung Quốc vào Việt Nam. Phật giáo nhanh chóng trở thành tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa, tinh thần của người dân Việt Nam. Phật giáo tồn tại song song cùng với các học thuyết tư tưởng hoặc tôn giáo nắm vai trò chủ đạo trong từng giai đoạn lịch sử dân tộc như Phật giáo, Nho giáo, học thuyết chủ nghĩa Mác-Lênin.

Ngày nay, trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng chủ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là vũ khí lý luận của chúng ta. Tuy nhiên bên cạnh đó, Phật giáo vẫn là một tôn giáo có tác động lớn đến nếp sống, suy nghĩ của một bộ phận lớn người dân Việt Nam. Chính vì thế, việc đi sâu vào nghiên cứu lịch sử, giáo lý, cũng như xem xét ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tư tưởng văn hóa tinh thần của người Việt là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay do những lý do chủ yếu sau:

Thứ nhất, việc đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu các tư tưởng Phật giáo giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn và hoàn chỉnh hơn về những mặt hạn chế cũng như tiến bộ, nhân đạo của Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ có thêm những hiểu biết về tâm lý người dân để tìm ra một phương pháp hướng đạo đúng đắn, phù hợp nhằm giúp nhân dân xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, tránh xa các tệ nạn mê tín dị đoan gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, niềm tin của họ do hiểu sai về triết lý nhà Phật. 

Thứ hai, việc nghiên cứu Phật giáo và sự ảnh hưởng của Phật giáo tới đời sống văn hóa - tinh thần của người dân Việt cũng góp phần giúp cho các cấp quản lý hoạch định, xây dựng chính sách tôn giáo phù hợp nhằm ổn định tình hình chính trị - xã hội, xây dựng đất nước Việt Nam với nền văn hóa đặc sắc, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và xa hơn nữa là góp phần làm phong phú hơn nền văn minh nhân loại. 

Ngoài ra, quá trình Phật giáo được truyền bá và phát triển ở Việt Nam gắn liền với quá trình hình thành, phát triển tư tưởng, đạo đức của con người. Do đó, việc nghiên cứu Phật giáo và mối quan hệ, tác động qua lại giữa Phật giáo và đạo đức con người luôn phải được đề cập song song. 

Chính vì những lý do này, em đã lựa chọn đề tài “Tư tưởng triết học Phật giáo và sự ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa - tinh thần của con người Việt Nam ngày nay” làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận triết học cuối khóa của mình.

Luận Văn 2S cung cấp DỊCH VỤ VIẾT TIỂU LUẬN THUÊ , áp dụng đối với tất cả các cấp độ học [đại học, thạc sĩ, tiến sĩ...]. Nếu bạn đang gặp gặp khó khăn với bài tiểu luận triết học của mình hãy tham khảo dịch vụ của chúng tôi nhé!

Mẫu số 3: Lời mở đầu tiểu luận triết học Phương Đông

Đề tài: "Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây”


Mẫu số 3: Lời mở đầu tiểu luận triết học về vấn đề con người

Đề tài: "Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”

Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, con người được xem là một đối tượng nghiên của rất nhiều các ngành khoa học như y học, dân tộc học, đạo đức học, tâm lý học, sinh vật học, triết học… Ở mỗi ngành khoa học, con người lại được tiếp cận và giải quyết theo từng phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, để nói về việc giải đáp được những vấn đề chung nhất về con người như bản chất, vị thế của con người trong thế giới, ý nghĩa cuộc sống của con người… đầy đủ và sâu sắc nhất thì chỉ có Triết học.  

Trước Các Mác, vấn đề con người chưa được giải đáp một cách khoa học. Cho đến khi quan điểm duy vật về lịch sử được hình thành khả năng nhận thức thế giới và cải tạo thế giới của con người mới được các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác khẳng định. Với quan điểm như vậy thì chủ nghĩa Mác đã  kết luận: con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà nó còn là chủ thể của quá trình lịch sử, của tiến bộ xã hội. Đặc biệt khi xã hội loài người phát triển đến trình độ kinh tế tri thức thì vai trò của con người đặt biệt quan trọng, vì con người tạo ra tri thức mới, chứa đựng những tri thức mới.

Tại Việt Nam, từ Đại hội Đảng lần thứ III cho đến nay, Đảng ta luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân thì nhiệm vụ hàng đầu cần phải đẩy mạnh là phát triển nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Mà muốn làm được điều này thì vấn đề mà chúng ta cần phải đặt lên hàng đầu là phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao chất lượng kỹ thuật, áp dụng công nghệ tiên tiến... trong đó đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực. Bởi con người là mục tiêu, là động lực chủ yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc đào tạo con người phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, thể chất, trí tuệ, năng lực sáng tạo, lòng nhân ái, có ý thức cộng đồng là vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết. 

Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề con người trong bối cảnh đất nước hiện nay, em đã lựa chọn đề tài “Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” làm đề tài cho bài tiểu luận triết học của mình. 

Mẫu số 4: Tiểu luận triết học về kinh tế - chính trị

Đề tài: "Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay”

Triết học là môn học giúp sinh viên trau dồi khả năng tư duy, nhận thức và vận dụng vào giải quyết những vấn đề hiện thực xã hội. qua đó, khả năng hội nhập với khoa học triết học thế giới. Hy vọng với những mẫu lời mở đầu tiểu luận triết học chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn hoàn thành tốt hơn bài tiểu luận của mình.

Video liên quan

Chủ Đề