Luật cấm hút thuốc nơi công cộng

Tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nam giới vẫn còn cao [năm 2020, tỉ lệ hút thuốc ở nam giới là 42,3%, nữ giới là 1,7%], tỉ lệ tiếp xúc với khói thuốc lá vẫn còn cao ở một số địa điểm như nhà hàng, khách sạn, quán bar, cà phê…; thuốc lá được sử dụng và bày bán tràn lan...

Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo triển khai kế hoạch dự án "Tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá thông qua thí điểm mô hình huy động sự tham gia của cộng đồng ở cấp quận và nhân rộng trên toàn quốc" do Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá [Bộ Y tế] tổ chức hôm qua [6/5].

Bộ Y tế thí điểm ứng dụng Vn0khoithuoc tại hai quận của Hà Nội là Tây Hồ và Hoàn Kiếm. Việc này nhằm tận dụng sức mạnh cộng đồng để phát hiện các trường hợp vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc

Tại hội thảo, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã thông tin Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính tại các địa điểm cấm hút thuốc. 

Theo đó, từ năm 2019-2020, kiểm tra được 1.927 đơn vị, cơ sở, xử phạt 376 trường hợp với số tiền xử phạt là 563,9 triệu đồng. Năm 2021, Bộ Công an đã tổ chức 15 đợt thanh kiểm tra tại 599 đơn vị, xử phạt 15 trường hợp vi phạm với số tiền xử phạt là 120 triệu đồng. Ngoài ra, công tác kiểm tra thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá còn được lồng ghép với kiểm tra an toàn thực phẩm, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ...

"Mặc dù công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tác hại thuốc lá có nhiều biến chuyển, tuy nhiên kết quả chưa được như mong đợi do còn tồn tại nhiều hạn chế như lực lượng thanh tra thiếu, thanh tra các cấp chưa thực sự quan tâm.."- PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết.

Với mong muốn góp phần thực hiện hiệu quả hơn nữa các quy định về môi trường không khói thuốc, Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá xây dựng Ứng dụng phần mềm VN0khoithuoc trên điện thoại di động, nhằm phát huy vai trò của người dân và tận dụng sức mạnh cộng đồng để phát hiện các trường hợp vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc.

Phần mềm Vn0khoithuoc được triển khai thí điểm tại 2 quận Hoàn Kiếm và Tây Hồ [Hà Nội] trong năm 2022. Phần mềm có 2 ứng dụng gồm: Ứng dụng dành cho người phản ánh để quay video/chụp ảnh các hành vi vi phạm và gửi về cơ quan chức năng và ứng dụng dành cho các cơ quan chức năng để tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh.

Thông tin phản ánh của người dân sẽ được tiếp nhận và xử lý bởi cơ quan Ủy ban nhân dân cấp quận và chuyển xuống cấp xã, phường nơi có cơ sở vi phạm. Cơ quan chức năng tiếp nhận, xử lý, đồng thời chuyển lại kết quả để người dân theo dõi, giám sát quá trình xử lý.

Người dùng thực hiện bằng cách tải miễn phí trên Apple Store và CH Play. Các chức năng chính của ứng dụng phản ánh bao gồm: Phản ánh vi phạm; Bình chọn các địa điểm thực hiện tốt quy định về môi trường không khói thuốc lá; Cung cấp thông tin sự kiện, quy định của pháp luật về Phòng chống tác hại thuốc lá, trong đó, thông tin về hành vi vi phạm được phản ánh bao gồm: hình ảnh vi phạm; tên, địa chỉ của địa điểm vi phạm; loại hình cơ sở vi phạm...

Việt Nam áp dụng luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá từ năm 2012, trong đó cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và khuôn viên cơ sở y tế, giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí cho trẻ em, cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy nổ, nơi làm việc, trường đại học, cao đẳng, học viện và các phương tiện giao thông công cộng như ôtô, máy bay, tàu điện...

Nhiều nơi trên thế giới cũng đã xây dựng các ứng dụng cho điện thoại di động để báo cáo các vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm liên quan đến phòng, chống tác hại của thuốc lá nói riêng. Các ứng dụng ở Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và một số bang của Ấn Độ do Bộ Y tế các nước xây dựng và điều hành và được kết nối trực tiếp đến các cơ quan thi hành pháp luật.

Một số các đánh giá cho thấy, các ứng dụng này là công cụ hiệu quả để nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vi phạm về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Các ứng dụng đặc biệt phù hợp ở các thành phố đô thị, nơi tiếp cận tới internet thuận tiện và phù hợp với những người trẻ tuổi.

Thái Bình

Bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế [Bộ Y tế] đã nhấn mạnh như vậy tại hội thảo xin ý kiến dự thảo Thông tư "quy định việc thực hiện địa điểm cấm hút thuốc lá" và xét tặng Giải thưởng Môi trường không khói thuốc do Bộ Y tế tổ chức, diễn ra ngày 11/1 theo hình thức cả trực tiếp và trực tuyến.

Bà Trần Thị Trang- Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế thông tin: Thống kê của ngành y tế cho thấy tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc lá trong nhà lên tới 67% và tại gia đình là 49%. Do đó, để hạn chế tình trạng này cần tiếp tục siết chặt những quy định hút thuốc lá ở nơi công cộng, tiến tới giảm hút thuốc thụ động tại mỗi gia đình

Thuốc lá gây ra nhiều hệ lụy trầm trọng cho sức khỏe

Ở Việt Nam, Luật phòng chống tác hại của thuốc lá đã quy định cụ thể các chế tài, nhưng đến nay, tình trạng vi phạm hút thuốc lá tại nơi công cộng vẫn diễn ra phổ biến, trong đó phụ nữ và trẻ em luôn là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Những năm qua, cùng với việc thực thi Luật phòng chống tác hại của thuốc lá, tình trạng hút thuốc lá thụ động ở các địa điểm công cộng đã giảm một cách rõ rệt, từ 6-13%, tuy nhiên tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động vẫn còn cao.

Theo các chuyên gia, hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi tại Việt Nam. Hút thuốc thụ động là hít phải [hay còn gọi là phơi nhiễm] khói thuốc từ đầu điếu đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra. Khói thuốc thụ động chứa hàng nghìn các hóa chất, độc hại. Người không hút thuốc nhưng thường xuyên sống, làm việc trong môi trường có khói thuốc lá cũng mắc các bệnh như người hút thuốc.

"Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư. Khói thuốc có thể tồn tại ở khắp mọi nơi và đặc biệt không có ngưỡng an toàn khi phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động, gây ảnh hưởng đến cộng đồng mà nạn nhân đa phần là phụ nữ và trẻ em. Phụ nữ phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động chiếm tỷ lệ tới 80%, còn trẻ em là 50%"- bà Trần Thị Trang nhấn mạnh.

Khuyến nghị của chuyên gia về thực thi môi trường không khói thuốc

BS Nguyễn Tuấn Lâm - chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đưa ra cảnh báo nhiều bệnh do thuốc lá thụ động gây ra ở người lớn như: Đột quỵ, ung thư xoang mũi, ung thư vú, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Còn với trẻ em là các bệnh như: Hen suyễn, ung thư hạch, các triệu chứng hô hấp giảm chức năng phổi, bệnh viêm tai giữa…

Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư. Khói thuốc có thể tồn tại ở khắp mọi nơi và đặc biệt không có ngưỡng an toàn khi phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động, gây ảnh hưởng đến cộng đồng mà nạn nhân chủ yếu đa phần là phụ nữ và trẻ em.

Vì vậy, chuyên gia của WHO cho rằng Việt Nam cần theo điều 8 Công ước khung về kiểm soát thuốc lá yêu cầu thực thi môi trường 100% không khói thuốc lá, bởi không có một mức phơi nhiễm nào là an toàn. Việc thực thi này nên được thực hiện toàn diện tại: nơi làm việc trong nhà, nơi công cộng trong nhà, trên các phương tiện giao thông công cộng… và cần có quy định bắt buộc bởi việc để tự nguyện sẽ không hiệu quả, có sự giám sát và đánh giá thực hiện.

ThS Đoàn Thu Huyền - Giám đốc quốc gia tại Việt Nam, Tổ chức Chiến dịch vì Trẻ em không thuốc lá, Hoa Kỳ chia sẻ kinh nghiệm thực thi môi trường không khói thuốc của quốc tế, đặc biệt các quốc gia ASEAN trong việc quy định cấm các nơi không được phép hút thuốc như tại Singapore, HongKong về việc cấm hoàn toàn tại các địa điểm công cộng tập trung đông người. Đối với những nơi được phép hút thuốc, các quốc gia cũng quy định rất chặt chẽ và cụ thể về biển báo, diện tích...

Tại Singapore, các khu vực được phép hút thuốc không được đặt tại các lối đi chính, lối đi chung mà đặt ở một khu vực riêng biệt với diện tích không quá 20m2. Tại các khu vực này thì cơ sở vật chất cũng đặt ở mức tối thiểu, không có ghế ngồi và trưng bày các sản phẩm truyền thông, đường dây nóng kêu gọi người hút bỏ thuốc.

Đối với Việt Nam, bà Đoàn Thu Huyền đưa ra khuyến nghị trong việc tập huấn nâng cao năng lực thanh kiểm tra tại các cấp các ngành, thực thi Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Lắp camera giám sát, phạt "nguội" người hút thuốc lá nơi công cộng

Bà Trần Thị Trang thông tin: Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi cho phép các địa điểm công cộng nếu có điều kiện có thể sử dụng công cụ ghi hình, lắp camera để giám sát, nhắc nhở và phạt "nguội" các trường hợp hút thuốc lá nơi công cộng.

Ngoài ra, các lực lượng chức năng có thể phát hiện hành vi vi phạm qua các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ hoặc công nghệ giám sát để tiến hành xử phạt người vi phạm.

Theo quy định, tại một số điểm cấm hút thuốc lá, người hút thuốc sẽ bị phạt tới 500.000 đồng, còn đơn vị kinh doanh sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng nếu không có chữ hoặc biểu tượng "cấm hút thuốc lá" tại địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của pháp luật.

Trong dự thảo Thông tư "quy định việc thực hiện địa điểm cấm hút thuốc lá" của Bộ Y tế, địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm: Cơ sở y tế; cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao; cơ sở giáo dục từ trung học chuyên nghiệp trở xuống.

Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm: Nơi làm việc của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị- xã hội...

Cùng đó là các địa điểm công cộng như: Nhà hàng, quán cà phê, cơ sở dịch vụ ăn uống, cơ sở vui chơi giải trí, nhà ga, bến tàu, bến xe, trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hoá, rạp chiếu phim, rạp xiếc, câu lạc bộ, nhà thi đấu thể thao, sân vận động có mái che… là những địa điểm được quy định cấm hút thuốc lá hoàn toàn.

Các điểm cầu dự hội thảo

Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm: Ôtô, máy bay, tàu điện.

Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm: Khu vực cách ly của sân bay; quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.

Dự thảo thông tư quy định tại điểm cấm phải có biển chữ hoặc biểu tượng cấm hút thuốc lá, đặt ở vị trí dễ nhìn, dễ thấy, có nhiều người qua lại hoặc đặt ở các vị trí để người ngồi phương tiện giao thông công cộng dễ quan sát.

Thái Bình

Video liên quan

Chủ Đề