Lực là gì vật lí 8

Biết trên đoạn đường MN = s1 người đó đi với vận tốc v1, trong thời gian t1; trên đoạn đường NP = s2 người đó đi với vận tốc v2, trong thời gian t2; trên đoạn đường PQ = s3 người đó đi với vận tốc v3, trong thời gian t3. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường MNPQ được tính bởi công thức:

Trong vật lý học, lực là bất kỳ ảnh hưởng nào làm một vật thể chịu sự thay đổi, hoặc là ảnh hưởng đến chuyển động, hướng của nó hay cấu trúc hình học của nó. Nói cách khác, lực là nguyên nhân làm cho một vật có khối lượng thay đổi vận tốc của nó (bao gồm chuyển động từ trạng thái nghỉ), tới chuyển động có gia tốc, hay làm biến dạng vật thể hoặc cả hai. Lực cũng có thể được miêu tả bằng những khái niệm trực giác như sự đẩy hoặc kéo. Lực là đại lượng vectơ có độ lớn và hướng.

Hiểu đơn giản lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật lên vật khác mà tạo ra gia tốc cho vật hoặc làm vật biến dạng. Phương của lực không cố định và tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của các loại lực khác nhau nên mỗi lực đều có phương và chiều xác định.

Trong đo lường quốc tế nó có:

  • Đơn vị là newton
  • Ký hiệu là F

 

1.2 Xác định lực

Mỗi lực tác dụng đều được xác định bởi phương, chiều, độ lớn (hay còn gọi là cường độ của lực). Phương chiều là những điều các em đã được tìm hiểu trong Toán học. Phương có thể là phương nằm ngang, phương thẳng đứng, phương xiên. Chiều thì có thể từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải hay phải sang trái. 

 

1.3 Xác định phương và chiều của lực

Để có thể xác định phương và chiều của lực, chúng ta cần phải dựa vào những kết quả tác dụng của lực lên vật. Khi chịu tác dụng của lực, vật bị tác động biến dạng theo phương, chiều nào. Thì đó sẽ là phương chiều của lực tác dụng lên vật đó. Khi chịu tác dụng của lực, vật đang chuyển động bị thay đổi chuyển động bất kỳ (nhanh dần hay chậm dần hay thay đổi hướng). Tùy vào từng trường hợp cụ thể, chúng ta xác định phương chiều của lực tác dụng.

 

1.4 Thế nào là hai lực cân bằng?

Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có độ lớn bằng nhau. Phương của hai lực này giống nhau, có thể là cùng nằm ngang hoặc thẳng đứng. Chiều của hai lực cân bằng trái ngược nhau. Chúng ta có thể hiểu rằng, khi hai lực cân bằng tác dụng lên một vật thì vật đó sẽ không di chuyển. Có rất nhiều những ứng dụng trong thực tế thể hiện được hai lực này.

Một ví dụ vô cùng dễ hiểu chúng ta thường thấy đó chính là hai đội kéo co cùng nhau. Hai đội cùng nhau tác dụng lực kéo lên chiếc dây. Nếu điểm giữa của chiếc dây không di chuyển, giữ nguyên tại điểm đánh dấu. Thì đây chính là khi hai lực đang tác dụng lên dây một lực kéo như nhau. Ta nói lực kéo của hai đội là hai lực cân bằng.

Trong thực tế, mọi vật đều chịu một lực hút từ trái đất hay còn gọi là trọng lực. Chính vì vậy, ngay cả khi một vật đứng yên, ví dụ như quyển sách đặt trên bàn. Thì quyển sách này cũng đang chịu hai lực cân bằng đó là trọng lực và lực nâng từ mặt bàn. Ngay cả con người chúng ta cũng chịu lực hút từ trái đất.

Để xác định hai lực cân bằng, chúng ta phải xác định được đủ 4 yếu tố sau đây:

  • Hai lực phải cùng tác dụng lên cùng một vật;
  • Phương của hai lực phải nằm trên cùng một đường thẳng. Hay ta còn nói là hai lực có cùng phương với nhau;
  • Chiều của hai lực phải ngược chiều nhau;
  • Độ lớn của hai lực là bằng nhau.

 

2. Đặc điểm của lực

Thật khó để chúng ta có thể hiểu chính xác về lực thông qua định nghĩa được đưa ra. Chính vì vậy, để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng điểm qua một số đặc điểm nổi bật của đại lượng này:

  • Lực được biểu diễn dưới dạng vectơ có phương và chiều không cố định;
  • Để đo độ lớn lực tác dụng chúng ta cần sử dụng thiết bị chuyên dụng là lực kế;
  • Đơn vị đo của lực là Newton hay còn được ký hiệu là N;
  • Gốc của lực sẽ được xác định tại điểm đặt lực;
  • Độ dài của lực được quyết định dựa trên tỷ lệ với cường độ lực;
  • Người ta thường sử dụng ký hiệu F để thể hiện lực trong các phương trình, sơ đồ.

 

3. Các loại lực trong vật lý

Lực cơ học được hiểu là một đại lượng vectơ có phương, chiều, điểm đặt và độ lớn nhất định. Dựa trên đặc điểm, nguồn gốc sinh lực người ta chia lực thành: Lực hấp dẫn, lực hướng tâm, lực ma sát và lực đàn hồi. Dĩ nhiên các loại lực này đều có đặc điểm, phương và chiều khác biệt.

 

3.1 Lực hấp dẫn

Lực hấp dẫn là lực hút giữa vật chất. Độ lớn lực có mối quan hệ tỉ lệ với khối lượng của chúng. Qua đó giúp gắn kết các vật chất, là điều kiện để hình thành trái đất của chúng ta. Đồng thời nó cũng là nguyên tắc thiết lập trật tự của các hành tinh, quy luật chuyển động trong dải ngân hà.

Trên trái đất, lực hấp dẫn đóng vai trò quan trọng. Theo đó nó sẽ tác động lên các vật có khối lượng để chúng rơi xuống đất. Khác với trái đất, lực hấp dẫn trên mặt trăng tương đối nhỏ, đó là nguyên nhân khiến cơ thể chúng ta gần như lơ lửng trong không trung.

Trong thực tế, lực hấp dẫn có điểm đặt tại tâm của sự vật, ngược chiều và cùng phương với chiều chuyển động. Vậy độ lớn lực hấp dẫn được xác định như thế nào?

Fhd= G x (m1 x m2)/ R2

  • Fhd: Lực hấp dẫn (N)
  • R: Khoảng cách giữa 2 vật (m)
  • m1, m2: Khối lượng của 2 vật (kg)
  • G: Hằng số hấp dẫn

 

3.2 Lực đàn hồi

Lực đàn hồi là lực sinh ra khi vật đàn hồi bị biến dạng. Chẳng hạn, lực gây ra bởi một lò xo khi nó bị nén lại hoặc kéo giãn ra. Lực đàn hồi có xu hướng chống lại nguyên nhân sinh ra nó. Tức là nó có xu hướng đưa vật trở lại trạng thái ban đầu khi chưa bị biến dạng. Chính vì vậy nó thường có cùng phương và ngược chiều với lực tác dụng.

Để xác định độ lớn lực đàn hồi, người ta sử dụng công thức sau:

Lực đàn hồi sẽ bằng hệ số đàn hồi hay chính là độ cứng của lò xo nhân với trị tuyệt đối độ biến dạng của lò xo.

 

3.3 Lực ma sát

Lực ma sát là lực được sản sinh do sự tiếp xúc giữa hai mặt vật chất. Nó có xu hướng cản trở, chống lại sự thay đổi vị trí của sự vật. Dựa vào đặc điểm cùng tính chất, lực ma sát được chia làm nhiều loại gồm: Lực ma sát trượt, ma sát lăn và ma sát nghỉ.

Lực ma sát thường có điểm đặt tại sát bề mặt tiếp xúc. Về cơ bản nó sẽ có phương song song và chiều ngược lại với chiều chuyển động. Công thức tính độ lớn lực ma sát:

Fms = µt x N

Trong đó:

  • Fms: Lực ma sát (N);
  • µt: Hệ số ma sát
  • N: Áp lực của hai vật

 

3.4 Lực hướng tâm

Lực hướng tâm được sản sinh trên một vật chuyển động tròn đều tạo gia tốc hướng tâm. Thường nó sẽ có tâm đặt trên vật, phương trùng với đường nối giữa vật và tâm quỹ đạo, chiều hướng vào tâm quỹ đạo.

Công thức tính lực hướng tâm:

Fht = m x aht = m x v2r 

Trong đó: 

  • Fht: Lực hướng tâm (N)
  • r: Bán kính quỹ đạo (m)
  • m: Khối lượng vật (kg)
  • v: Vận tốc dài của chuyển động (m/s)

 

4. Vận dụng lực vào đời sống thực tiễn

Trong cuộc sống thực tiễn, một số loại lực được ứng dụng thường xuyên như sau:

  • Trọng lực;
  • Lực đàn hồi;
  • Lực ma sát;
  • Lực đẩy Ác - si - mét.

Sử dụng kiến thức của bài viết này chúng ta có thể giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn như:

  • Tuyết rơi và mưa rơi (ứng dụng của trọng lực)
  • Dây chun, bắn cung, cầu bậc của vận động viên nhảy cầu, lò xo trong nắp bút bi ( ứng dụng của lực đàn hồi)
  • Tàu ngầm dưới biển (ứng dụng của lực đẩy Ác - si - mét). 

Vậy lực là gì? Có những loại lực nào? Công thức tính, phương và chiều của lực được xác định như thế nào? Hy vọng những thông tin được Luật Minh khuê tổng hợp tại bài viết trên đây có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tìm đọc, tham khảo tài liệu. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến bài viết trên hoặc những vấn đề pháp luật thì các bạn vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn trực tuyến thông qua hotline 1900.6162. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Lực là gì lí 8?

Lực là nguyên nhân thay đổi vận tốc của vật. Khi một vật đang đứng yên đột nhiên chuyển động. Hoặc vật đang chuyển động chậm trở nên di chuyển nhanh hơn hoặc chậm hơn. Thì ta nói, vật bị một lực tác mới tác động lên.

PT là lực gì?

Ta có thể hiểu PT theo nghĩa phổ biến nhất huấn luyện viên cá nhân, viết tắt của Personal Trainer. Họ sẽ huấn luyện viên riêng của một học viên. PT chịu trách nhiệm hướng dẫn cho cá nhân cũng như kèm cặp học viên trong suốt quá trình tập luyện.

Người ta biểu diễn lực bằng gì?

Trả lời: Để biểu diễn lực người ta dùng một mũi tên có: - Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật, gọi là điểm đặt của lực. - Phương và chiều trùng với phương và chiều của lực.

Lực được biểu diễn bằng kí hiệu như thế nào?

- Vectơ lực được kí hiệu là →F ; cường độ của lực được kí hiệu là F ; ba yếu tố của lực là : điểm đặt, phương và chiều, độ lớn ; kết quả tác dụng của lực phụ thuộc vào các yếu tố này.