Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong phong trào cách mạng 1930 1931

Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1930-1931 là giai cấp nào?

A. Công nhân, nông dân, tư sản

B. Công nhân và nông dân

Đáp án chính xác

C. Toàn thể dân tộc Việt Nam

D. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản

Xem lời giải

1. ChínhsáchbóclộtcủađếquốcvàphongkiếnđốivớinôngdânViệtNam

a. Chính sách cướp đoạt ruộngđất

Trong thời kì Pháp thuộc, nông dân Việt Nam chiếm hơn 90% dân số, hoạt động kinh tế của họ chủ yếu ở lĩnh vực nông nghiệp. Diện tích đất canh tác khá lớn, khoảng 4.550.000 ha [tính theo con số năm 1925-1929] . Tuy nhiên, thực dân Pháp cấu kết với tư sản mại bản, địa chủ bản xứ, trắng trợn cướp đoạt phần lớn ruộng đất của nông dân, biến họ thành những người “cùng đinh” trong xã hội [tá điền] “ở các thôn xã, ngoài bọn đại địa chủ ra, toàn bộ nông dân là tá điền. . . Phần lớn ruộng đất tốt, đều nằm trong tay bọn tư sản” . Số ruộng xấu, cằn cỗi ít ỏi còn lại chúng để lại cho người dân. “Phần lớn ruộng đất là của công, đáng lẽ phải đem cấp đều cho nhân dân các thôn xã. Nhưng trong thực tế, bọn tư sản chiếm lấy phần hơn, còn người nông dân bần khổ chỉ được nhận ít mảnh nhưng lại là phần ruộng đất xấu nhất. Việc thường xảy ra là những miếng ruộng đất rải rác khắp đó đây, khó làm và khó bảo vệ, nên người nông dân lại phải tậu ruộng của tư sản và của đại địa chủ” .

Thực dân Pháp không chỉ dung dưỡng tư sản mại bản, địa chủ, chúng còn tiếp tay cho giáo hội thỏa sức cướp đoạt ruộng đất, “Chỉ riêng ở Nam kì, hội thánh truyền đạo cũng đã độc chiếm đến 1/5 ruộng đất trong vùng” .

Tình trạng này diễn ra phổ biến ở hầu hết các nước thuộc địa như: Lào, Cao Miên, Ấn Độ, Trung Quốc. . . Điều đó chứng tỏ, chính sách ăn cướp của chúng đã mang tính hệ thống. Đơn cử như Trung Quốc: “Các công ti độc quyền ruộng đất giữ chặt nông dân nghèo dưới gót giày tàn bạo của chúng. Chúng cướp hết ruộng đất rồi sau đó cho thuê ruộng với mức lãi 80%” . Ở Ấn Độ, “70% đất đai canh tác thuộc quyền sở hữu của các đại, trung địa chủ, số này chỉ bằng một phần ba số nông dân, trong khi đó 90 triệu nông dân tuyệt đối không có một chút ruộng đất gì” .

Với thủ đoạn thâm độc, thực dân Pháp đã ban hành một loạt văn bản pháp lí để hợp thức hóa việc cướp đoạt và sử dụng ruộng đất. Điều 13 của Hiệp ước Pa-tơ-nốt cho phép công dân Pháp và những người được bảo hộ tự do mua tậu tài sản trên toàn cõi Bắc kì và các hải cảng ở Trung kì. Tháng 7 năm 1888, Toàn quyền Richaud buộc vua Đồng Khánh ban hành một đạo dụ cho phép khai khẩn đất hoang ở thượng du Bắc kì. Cùng lúc ấy, Richaud ra một nghị định dành riêng quyền được cấp nhượng đất hoang cho người Pháp. Tháng 9/1888, thực dân Pháp ra nghị định và chính thức xác lập quyền sử dụng đất công ở Bắc kì.v.v...

Công cuộc ăn cướp theo kiểu “hợp pháp” và “văn minh” của đế quốc thực dân, tự nó đã cho cả nhân loại thấy rõ bộ mặt “diều hâu”, “cá mập”, “rắn độc” của chúng. “Nền “văn minh” Pháp tại Đông Dương thể hiện ở những chiều hướng khác nhau. Trước hết, thông qua sự cướp bóc trơ tráo nhân dân bản xứ – những người nông dân nghèo An Nam và Cao Miên bị chiếm đoạt trắng trợn – nhằm thực hiện một nền kinh tế đồi bại đáng hổ thẹn” . “Cướp của giết người đối với bọn thực dân cá mập là những điều hợp pháp!”

Nói như Sê-nô trong cuốn Sai lầm và nguy hiểm ở Đông Dương thì “Công cuộc thực dân như vậy, thực chẳng đem thêm được chút gì vào sự giàu có cho xứ này. Nó chỉ làm tăng thêm sự nghèo khổ của những người An Nam mà thôi”

b. Chính sách bóc lột của đế quốc và phong kiến

Người nông dân thời thuộc địa không chỉ bị tước đoạt tư liệu sản xuất, họ còn bị chế độ “đáng nguyền rủa” bóc lột thậm tệ bằng tô thuế và sức lao động. . . “Ngoài việc bóc lột nông dân về kinh tế, bọn đế quốc Pháp còn bắt dân cày chịu biết bao thứ thuế nặng nề: thuế thân, thuế chợ, thuế ruộng đất, thuế xây dựng trường. . . Hằng năm mỗi người phải đi xâu 6 ngày không công cho chính phủ hoặc phải nạp một số tiền tương đương. Đặc biệt hai năm nay thuế má lại tăng lên rất nhiều. Bọn đế quốc Pháp để cho bọn quan lại và tư sản bóp nặn áp bức nông dân, chúng tìm hết cách để giữ vững chế độ thuộc địa của chúng” .

Tô, thuế là một trong những nỗi khiếp sợ của người nông dân thời này, mức độ ngày càng tăng cao, hình thức ngày càng đa dạng. . . “Ngoài thuế má nặng nề, tăng lên 550% trong khoảng mười năm, người dân bản xứ còn bị khổ sở với trăm nghìn thứ hạch sách” . Thậm chí, có những năm bị mất mùa, nạn đói bùng phát, nhưng chính quyền đô hộ lại tăng thuế lên 30%. Đôi khi, ruộng đất được phát canh qua nhiều tầng nấc rồi mới đến được với người nông dân nghèo, vì vậy, mức tô thuế bị độn lên rất cao “Có nhiều nơi, địa chủ cho bọn “quá điền” lĩnh canh, bọn này chia nhỏ ruộng đất đem phát canh lại cho nông dân. Bằng thủ đoạn ấy chúng càng nâng cao tô ruộng đất lên hơn nữa, nên người nông dân nghèo bị trói chặt với chúa đất gần như nông nô trước kia” .

Thực dân Pháp còn bắt dân ta nộp “thuế máu” [bắt người dân Việt Nam, chủ yếu là thanh niên ra khắp các chiến trường trên thế giới làm bia đỡ đạn], người chết rồi vẫn phải chịu thuế [người còn sống phải chịu thay], đứa trẻ mới chào đời đã phải đóng thuế. . . [Bản án chế độ thực dân Pháp]. Chính sách thuế trở thành “những chiếc cùm đóng chặt người nông dân vào sự phá sản, bần cùng, là những khối tạ đánh vào sụn lưng họ. Nó là một trong những tai họa khủng khiếp nhất đối với dân quê. Gia đình li tán: vì thuế, tù tội: cũng vì thuế, đi đồn điền cao su, đi tân thế giới xa xôi: lại cũng vì thuế. Thuế! thuế! Tiếng kêu thống thiết ấy của hàng triệu nông dân ta không ngớt vang lên trong suốt 80 năm thuộc Pháp” .

Người nông dân còn bị bóc lột sức lao động đến cùng kiệt, “Cố nông làm việc suốt ngày không hạn định giờ giấc, mà vẫn không đủ nuôi thân và gia đình. Những người đi ở mỗi năm chỉ được nhận 10 đồng. Còn anh em phu đồn điền [cao su, cà phê, bông. . . ], thì bị đưa đi những nơi xa xôi, nước độc, ăn ở trong những lán trại bẩn thỉu, được trả công một phần bằng tiền, một phần bằng gạo. Thường thường công xá của những anh em đó bị cúp phạt hết. Khi làm việc họ lại bị đối xử đánh đập như con vật” . Họ còn phải biếu xén, bị ép buộc làm không công cho những tên chủ, “Ăn đã không đủ no vì địa tô quá nặng, những ngày lễ bái hoặc khi địa chủ mở tiệc tùng, người bần nông còn phải đem lễ vật đến kính biếu và làm công không cho chủ” . Các thế lực tôn giáo cũng lợi dụng “sức mạnh” của mình để bóc lột nông dân “Bên cạnh uy lực phần đời ấy, còn có những đấng cứu thế phần hồn nữa. Các đấng này, trong khi thuyết giáo “đức nghèo” cho người An Nam, cũng không quên làm giàu trên mồ hôi và máu của họ” .

Số hoa lợi có được quá ít, không đủ đảm bảo cho cuộc sống, tá điền thường phải đi vay nợ lãi để có ăn mùa này qua mùa khác và hi vọng vào sự khấm khá của vụ sau. Nhưng hiện thực rất bi đát, đế quốc và phong kiến đã dập tắt mọi hi vọng của họ, tá điền mãi không thoát ra được cái vòng luẩn quẩn khốn khổ ấy, “toàn bộ nhân dân đều bị thắt lại trong một cái lưới vay nợ”. “Khi phải vay mượn, họ phải trả lời rất cao “ít nhất là 100%” hoặc phải bán hoa màu non lấy có một nửa tiền hoặc đem cầm cố ruộng nương cho bọn vay ăn lãi” .

Các vùng quê thân thuộc cũng trở thành xa lạ và dữ dằn, những mặt tích cực trước kia ngày càng bị xói mòn, những cái xấu đua nhau xuất hiện. Đó là những phép tắc, thể lệ, hình phạt riêng mà bọn hương lí, hào mục trong làng đẻ ra. Người nông dân bị vùi dập dưới nhiều tầng áp bức. Ở Bắc kì, năm 1921, viên Thống sứ còn tăng thêm quyền lực cai trị cho bọn chức sắc địa phương bằng cách ban hành nghị định thành lập các Hội đồng tộc biểu trông nom việc trong làng xã.

Như vậy, Đế quốc, giáo hội và phong kiến đã hợp tác với nhau để vắt đến cùng kiệt sức lực của nhân dân, đặc biệt là nông dân. Chúng không từ một thủ đoạn nào để cướp lấy lợi nhuận và siêu lợi nhuận. “Người nông dân Việt Nam bị hành hình vừa bằng lưỡi lê của nền văn minh tư bản chủ nghĩa, vừa bằng cây thánh giá của Hội thánh đĩ bợm” .

Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1930-1931 là giai cấp nào?

22/12/2020 212

Câu hỏi Đáp án và lời giải
Câu Hỏi:
Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1930 - 1931 là giai cấp nào?
A. Công nhân, nông dân, tư sản
B. Công nhân và nông dân
C. Toàn thể dân tộc Việt Nam
D. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản
Câu hỏi trong đề: Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sử năm 2021 số 13 [có đáp án]
Đáp án và lời giải
đáp án đúng: B
Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1930-1931 là giai cấpcông nhân và nông dân

Trong phong trào cách mạng 1930 -1931 đã có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, trong đó chủ yếu là công nhân và nông dân -> hình thành liên minh công nông làm nòng cốt cho Mặt trận dân tộc thống nhất

Nguyễn Hưng [Tổng hợp]

Câu hỏi liên quan
So với phong trào cách mạng 1930 - 1931, điểm khác biệt về phương pháp đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là kết hợp các hình thức

A. đấu tranh vũ trang với đấu tranh ngoại giao.

B. đấu tranh nghệ trường và đấu tranh ngoại giao.

C. đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

D. công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

Điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là gì?

A. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.

B. Hình thành liên minh công nông và thành lập chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh.

C. Sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.

D. Giáng đòn quyết định vào bọn thực dân phong kiến.

Phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam có điểm khác nhau về

A. Nhiệm vụ chiến lược

B. Giai cấp lãnh đạo cách mạng

C. Khẩu hiệu đấu tranh

D. Lực lượng nòng cốt của cách mạng.

Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh là

A. đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp và phong kiếa tay sai. Tuy

B. để lại bài học sáng tạo cho cách mạng tháng Tám năm 1945.

C. khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.

D. làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn Việt Nam.

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là

A. Mâu thuẫn dân tộc và giai cấp phát triển sâu sắc.

B. Sự cổ vũ của phong trào cách mạng trên thế giới.

C. Sự ra đời của đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930

D. Thực dân Pháp khủng bố dã man những người yêu nước.

Nhận xét nào dưới đây về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là không đúng?

A. Đây là phong trào cách mạng triệt để, không ảo tưởng vào kẻ thù dân tộc

B. Đây là phong trào cách mạng đậm tính dân tộc hơn tính giai cấp

C. Đây là phong trào cách mạng có hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt

D. Đây là phong trào diễn ra trên quy mô rộng lớn và mang tính thống nhất

Phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển lên đến đỉnh cao ở địa phương nào?

A. Hà Nội

B. Nam Định

C. Nghệ- Tĩnh

D. Sài Gòn

Nhận xét nào dưới đây đúng về Phong trào cách mạng 1930-1931 của nhân dân Việt Nam?

A. Chỉ nhằm vào mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam

B. Giải quyết đồng thời hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam

C. Chỉ nhằm giải quyết mâu thuẫn giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến

D. Giải quyết mọi mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam

Đâu không phải là nguyên nhân thúc đẩy phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh?

A. Do Nghệ- Tĩnh có số lượng công nhân đông, dễ dàng đoàn kết công- nông đấu tranh

B. Do quan tâm chỉ đạo của Đảng cộng sản

C. Do đây là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng 1929-1933

D. Do truyền thống đấu tranh của khu vực Nghệ- Tĩnh

Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là gì?

A. Tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới [1929-1933].

B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo quần chúng.

C. Thực dân Pháp thực hiện khủng bố trắng cách mạng Việt Nam sau khởi nghĩa Yên Bái.

D. Đời sống các tầng lớp nhân dân Việt Nam khó khăn do chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp.

Điều gì chứng tỏ từ tháng 9/1930 trở đi phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển đạt đỉnh cao?

A. Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập Xô viết.

B. Thực hiện liên minh công-nông bền vững.

C. Giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. Phong trào diễn ra khắp cả nước.

Đỉnh cao trong phong trào cách mạng 1930-1931 là

A. Phong trào đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng.

B. Phong trào đấu tranh của công nhân nhà máy cưa Bến Thủy [Vinh].

C. Phong trào đấu tranh của nhân dân ở Sài Gòn-Chợ Lớn.

D. Phong trào đấu tranh Xô viết Nghệ-Tĩnh.

Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh là

A. Đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

B. Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân

C. Để lại nhiều bài học sáng tạo cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

D. Làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn Việt Nam.

Lực lượng chủ yếu nào tham gia phong trào dân chủ trong những năm 1936-1939?

A. Các lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ

B. Liên minh tư sản và địa chủ

C. Binh lính và công nông

D. Giai cấp tiểu tư sản và nông dân

Khẩu hiệu đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là

A. Tịch thu ruộng đất của đế quốc, việt gian.

B. Tự do dân chủ, cơm áo hòa bình.

C. Độc lập dân tộc và Ruộng đất dân cày.

D. Chống đế quốc và chống phát xít.

Báo đáp án sai Facebook twitter

Video liên quan

Chủ Đề