Luyện tập kết hợp thao tác lập luận so sánh

Với Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh ngắn gọn nhất Ngữ văn lớp 11 năm 2021 mới sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn văn lớp 11. Ngoài ra, bản soạn văn lớp 11 này còn giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm để giúp bạn nắm vững được kiến thức văn bản trước khi đến lớp.

Luyện tập kết hợp thao tác lập luận so sánh

Luyện tập (trang 120-121 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Bài 1

- Đoạn văn sử dụng thao tác phân tích và thao tác so sánh:

+ Phân tích “ Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ”

+ So sánh: Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn ( để thấy sự nhỏ bé, vô nghĩa và đáng thương của thói tự kiêu tự mãn đối với mỗi cá nhân trong tập thể hoặc cộng đồng)

- Thao tác phân tích đóng vai trò chủ đạo, thao tác so sánh có vai trò bổ trợ, mục đích cuối cùng là giúp người đọc, người nghe hiểu và nhận thức sâu sắc vấn đề

=> Việc kết hợp các thao tác lập luận trong một đoạn văn, bài văn nghị luận là vô cùng cần thiết vì nó giúp cho người viết triển khai được ý tưởng của mình một cách hiệu quả nhất, tăng sức thuyết phục trước người đọc, người nghe

Bài 2

- Chủ đề bài văn: Vẻ đẹp của bài thơ Tự tình – Hồ Xuân Hương

- Luận điểm cần có:

+ Vẻ đẹp về nội dung

+ Vẻ đẹp về nghệ thuật

+ Nỗi lòng nhà thơ

- Đoạn văn dự định viết sẽ làm sáng tỏ vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ.

+ Luận điểm này nằm ở thân bài.

+ Chuyển ý như sau: Tự tình II của Hồ Xuân Hương không phải chỉ mang nội dung sâu sắc khi đề cập tới thân phận và khát khao của người phụ nữ mà còn mang giá trị nghệ thuật đặc sắc.

b.

- Luận cứ:

+ Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ được tài năng và phong cách của tác giả:

+ Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức tạo hình, giàu giá trị biểu cảm, đa nghĩa

+ Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ: câu hỏi 2, câu 5 và câu 6

+ Sử dụng động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc.

- Thao tác lập luận chính: Phân tích, vì cần chỉ ra được yếu tố nghệ thuật đó thể hiện ở đâu, góp phần diễn đạt nội dung như thế nào.

+ So sánh sử dụng để đối chiếu nghệ thuật trong Tự tình với những bài thơ khác của HXH hay với những bài thơ của các tác giả khác cùng sử dụng bút pháo nghệ thuật đó

Luyện tập thao tác lập luận so sánh thuộc chương trình Ngữ văn 11. Các em muốn tìm ra câu trả lời chính xác, tổng hợp kiến thức quan trọng hãy đọc ngay bài viết sau. Những tổng hợp từ Kiến Guru sẽ là nguồn tài liệu hữu ích dành cho bạn đọc tham khảo.

1. Ôn tập kiến thức trong luyện tập thao tác lập luận so sánh lớp 11

Luyện tập thao tác lập luận so sánh giúp các em học sinh củng cố kiến thức trọng tâm. Đồng thời, mỗi học sinh cũng biết cách vận dụng vào việc hành văn.

Thao tác lập luận so sánh được hiểu là việc đối chiếu hai sự vật, hiện tượng. Việc làm này giúp ta thấy rõ sự giống và khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng ấy. Hơn hết, có hai kiểu so sánh là tương đồng và tương phản.

Mục đích của việc lập luận so sánh là tìm ra điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng. Từ đó, ta có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá chung về chúng. Đặc biệt, nó còn giúp bài văn nghị luận cụ thể, sinh động, sức thuyết phục cao hơn.

Luyện tập thao tác lập luận so sánh cần đảm bảo 3 tiêu chí. Cụ thể như sau:

  • Việc so sánh giữa hai đối tượng phải đảm bảo sự rõ ràng và thực sự có liên quan.
  • Đối tượng đưa ra so sánh phải có mối liên hệ với nhau qua một mặt hoặc một phương diện nào đó.
  • Kết luận rút ra từ quá trình so sánh phải chân thực. Nhờ vậy, việc nhận thức đối tượng đem ra so sánh mới chính xác và sâu sắc hơn.

Khi tiến hành lập luận so sánh cần phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, cùng tiêu chí. Đồng thời, chúng ta tiến hành so sánh mặt giống và khác nhau. Đặc biệt, người nói – người viết phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của mình.

2. Hỗ trợ soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Luyện tập thao tác lập luận so sánh lớp 11 có rất nhiều câu hỏi cũng như phần bài tập liên quan. Các em muốn cập nhật nội dung chi tiết hãy tham khảo ngay những tổng hợp cụ thể dưới đây:

2.1. Câu 1 sách giáo khoa trang 116 văn 11 tập 1

Em hãy cho biết tâm trạng của nhân vật trữ tình khi về thăm quê trong hai bài thơ dưới đây:

Luyện tập kết hợp thao tác lập luận so sánh

Trả lời:

Đối với bài luyện tập thao tác lập luận so sánh này ta thấy hai nhân vật đều nói về quê hương. Đồng thời, họ đều ra đi từ lúc còn trẻ và trở về khi tuổi đã cao. Hơn hết, cảm xúc đọng lại trong họ chính là sự ngậm ngùi, tiếc nuối, man mác buồn.

Điểm khác nhau của hai nhân vật khi trở về quê hương là một người xa lạ. Điều này thể hiện rõ qua:

  • Đối với Hạ Tri Chương viết: Mọi người không còn biết mình là ai và nhân vật đã viết rằng “Khách ở nơi nào lại chơi”?
  • Đối với Chế Lan Viên: Chẳng nhẽ khi về thăm quê lại phải hỏi người. Bởi quê hương hiện tại đã biến đổi quá nhiều sau chiến tranh, chẳng còn cảnh cũ, người xưa nữa.

2.2. Câu 2 sách giáo khoa trang 116 văn 11 tập 1

Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả.

Trả lời:

Trong câu văn kể trên mùa xuân và mùa thu là hình ảnh ẩn dụ. Theo đó, mùa xuân chính là lúc đơm hoa, đến mùa thu hoạch nhiều quả ngọt. Như vậy, chuyện học hành khi chăm chỉ, chuyên cần sẽ giúp tác tích luỹ kiến thức, dần tiến bộ và đạt được thành công.

2.3. Câu 3 sách giáo khoa trang 116 văn 11 tập 1

Em hãy so sánh ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ của Bà Huyện Thanh Quan thông qua hai bài thơ tự tình (I) và Chiều hôm nhớ nhà:

Trả lời:

Luyện tập thao tác lập luận so sánh ta thấy được sự giống nhau của thơ Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan đều là thể thơ thất ngôn bát cú, tuân thủ quy tắc niêm luật. Tuy nhiên, có một số điểm khác nhau như sau:

  • Trong bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương đã sử dụng ngôn ngữ hàng ngày. Vì thế, gợi lên cho người đọc sự gần gũi như “tiếng gà văng vẳng”, “mõ thảm”, “chuông sầu”, “những tiếng rền rĩ”, “khắp mọi chòm”,… Bên cạnh đó, nhà thơ cũng dùng các từ khó như “có sao om”, “duyên mõm mòm”, “già tom” cùng nhiều từ Hán Việt như “Tài tử văn nhân ai đó tá?” Hơn hết, thơ của bà mang phong cách gần gũi với đám đông, thể hiện sự xót xa nhưng pha lẫn nét tinh nghịch.
  • Trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan sử dụng nhiều từ Hán Việt như “hàng ngôn”, “ngư ông”, “viễn phố”, “mực tử”,… cùng nhiều từ ngữ mang tính ước lệ trong thơ cổ như “ngàn mai”, “dặm liễu”. Những điều này cho ta thấy được phong cách thơ của bà đài các, trang nhã, tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu.

=> Mỗi bài thơ mang một phong cách nhưng vẫn có cái hay riêng.

2.4. Câu 4 sách giáo khoa trang 116 văn 11 tập 1

Em hãy tự chọn cho mình một đề tài để luyện tập thao tác lập luận so sánh. Đó có thể là một danh ngôn, thành ngữ hoặc tục ngữ có nội dung so sánh.

Trả lời:

2.4.a. Câu tục ngữ 1:

“Một mặt người bằng mười mặt của”.

Câu tục ngữ kể trên muốn khẳng định giá trị của con người. Theo đó, hình ảnh “một mặt người” nhằm hoán dụ lấy một bộ phận để chỉ toàn thể. Tiếp đến, “của” nhằm chỉ các giá trị vật chất.

Như vậy, cách nói “mười mặt của” nhằm mục đích chỉ vật chất với số lượng lớn. Trong khi đó, “một mặt người” là số lượng nhỏ. Điều này làm nổi bật lên giá trị to lớn của con người khi “một bằng mười”.

Thật vậy, trong cuộc sống ta có thể mất đi nhiều tiền bạc, của cải. Tuy nhiên, với sự chuyên cần, chăm chỉ ta dễ dàng làm nên tất cả, thậm chí còn kiến tạo thêm nhiều điều vĩ đại hơn.

Do đó, dù chúng là làm bất cứ việc gì cũng nên quý trọng bản thân, chăm sóc sức khoẻ. Cây tục ngữ muốn khuyên nhủ mỗi cá nhân nên rèn luyện bản thân để khẳng định giá trị cũng như xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

2.4.b. Câu tục ngữ 2:

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Cụ thể:

  • Nghĩa đen: Gỗ là phần rắn nằm dưới vỏ của thân cây, cành cây. Bên cạnh đó, nước sơn là màu được tô vẽ bên ngoài tránh mối mọt tấn công. Như vậy, nước sơn dù tốt đến mấy nhưng chất gỗ mục nát cũng không thể trường tồn với thời gian.
  • Nghĩa bóng: Coi trọng bản chất của con người hơn là vẻ đẹp bên ngoài. Đôi khi, không phải ai có diện mạo rạng ngời sẽ được đánh giá cao. Điều quan trọng nhất ở một cá nhân chính là tấm lòng bao dung, thân thiện, không vụ lợi, ích kỷ.

Thực tế, ta không thể phủ nhận được sức hấp dẫn của vẻ đẹp bên ngoài. Thế nhưng, ta nên suy xét thật kỹ, điều gì mới thực sự cần thiết trong cuộc sống và đáng quý trọng hơn cả.

Câu tục ngữ khuyên chúng ta không nên coi trọng hình thức. Bởi đó chỉ là cái nhìn trước mắt, sâu thẳm bên trong vẫn là điều đáng quý hơn cả. Tốt hơn hết, mỗi cá nhân nên tích cực rèn luyện phẩm chất, đạo đức để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.

Kết Luận

Như vậy, bài viết này đã tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm cùng các câu hỏi thuộc phần luyện tập thao tác lập luận so sánh. Hi vọng, các em đã tìm thấy kiến thức hữu ích, học tốt hơn môn Ngữ văn. Hãy tiếp tục theo dõi Kiến Guru để không bỏ lỡ bất cứ nội dung nào bạn nhé.

Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề gì truy cập ngay Kienguru.vn để lại SĐT và thắc mắc đang gặp sẽ có các chuyên gia có chuyên môn giải đáp chi tiết giúp bạn.