Máu a+ là gì

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thú vị về các nhóm máu, sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc Nhóm máu nào là nhóm máu hiếm ở Việt Nam.

1. Có bao nhiêu hệ nhóm máu?

Năm 1901, nhà bác học vĩ đại Karl Landsteiner đã phát hiện ra hệ nhóm máu ABO, mở ra kỷ nguyên mới trong thực hành truyền máu. Những năm sau đó, nhiều hệ nhóm máu hồng cầu khác đã được phát hiện như hệ nhóm máu Rh, Kell, Kidd, Duffy, Lewis, MNS…

Năm 2019, Hội Truyền máu quốc tế công nhận có tới 39 hệ nhóm máu hồng cầu với 367 kháng nguyên nhóm máu khác nhau; trong đó, hai hệ nhóm máu ABO và Rh là quan trọng nhất trong hoạt động truyền máu.

Mỗi hệ nhóm máu lại có các nhóm máu khác nhau do sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên mang đặc tính di truyền trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh của người đó. Hệ nhóm máu Rh có hệ kháng nguyên đa dạng và phức tạp nhất với hơn 50 kháng nguyên, trong đó kháng nguyên D là phổ biến nhất.

Ví dụ:

    • Hệ ABO có 4 nhóm máu: A, B, AB và O
    • Hệ Rh có 2 nhóm máu thường gặp là Rh[D] dương và Rh[D] âm, hay còn gọi là Rh[D]+ và Rh[D]-

Chỉ tính riêng 2 hệ nhóm máu ABO và hệ Rh, đã có 8 nhóm máu phổ biến như: A+; A-; B+; B-; AB+; AB-; O+; O- [A+ nghĩa là người đó vừa có nhóm máu A thuộc hệ ABO vừa có nhóm máu Rh[D]+ thuộc hệ Rh].

2. Phân bố các nhóm máu tại Việt Nam?

  • Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu là A, B, O và AB với tỷ lệ phân bố trong cộng đồng khác nhau ở từng chủng tộc. Ở Việt Nam, tỷ lệ này là: nhóm O khoảng 45%, nhóm B khoảng 30%, nhóm A khoảng 20% và nhóm AB khoảng 5%.
  • Hệ Rh có 2 nhóm máu thường gặp là Rh[D] dương và Rh[D] âm, hay còn gọi là Rh[D]+ và Rh[D]-. Ở Việt Nam, những người có nhóm máu Rh[D] âm [bao gồm nhóm O-, A-, B-, AB-] ước tính chiếm khoảng 0,1% dân số [trong 1.000 người mới có 1 người], nên được coi là nhóm máu hiếm.

3. Nhóm máu nào là nhóm máu hiếm?

Kháng nguyên nhóm máu có tỷ lệ rất khác nhau tùy thuộc vào chủng tộc, quốc gia và các vùng địa lý. Theo quy ước của Hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong quần thể được coi là hiếm và dưới 0,01% được coi là rất hiếm.

Ở Việt Nam, những người có nhóm máu Rh[D] âm [bao gồm nhóm O-, A-, B-, AB-] ước tính chiếm khoảng 0,1% dân số [trong 1.000 người mới có 1 người], nên được coi là nhóm máu hiếm.

Trong khi đó, ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc… tỷ lệ nhóm máu Rh[D] âm trong cộng đồng cao hơn nhiều, chiếm khoảng 15% – 40% dân số.

Nhóm máu hiếm Rh[D] âm như các nhóm máu khác; người có nhóm máu hiếm có cuộc sống sinh hoạt, học tập, lao động như tất cả những người mang nhóm máu Rh[D] dương [trên 99% người Việt Nam].

Xét nghiệm nhóm máu là một trong những xét nghiệm thường quy được bác sĩ chỉ định khi khám chữa bệnh. Biết được nhóm máu của bản thân giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khoẻ của mình. Vậy thì cách đọc kết quả xét nghiệm máu để biết nhóm máu như thế nào là chính xác nhất? Đừng lo! Bài viết này ISOFHCARE sẽ giúp bạn!

Máu là một trong những đặc điểm cấu tạo nên đặc điểm sinh học của cơ thể con người. Xét nghiệm nhóm máu được thực hiện bằng cách sử dụng máu của người muốn xét nghiệm, đem đi phân tích các loại kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu trong máu người và kháng thể trong huyết thanh. Thông qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận nhóm máu của người cần xét nghiệm. 

Hiện nay, người ta chia nhóm máu thành hai hệ cơ bản và ký hiệu nhóm máu trong xét nghiệm là nhóm máu hệ ABO và nhóm máu Rh. Khi phân tích máu của người cần xét nghiệm, nếu tế bào hồng cầu của người đó có kháng nguyên A trên bề mặt thì người đó thuộc nhóm máu B. Nếu tế bào hồng cầu của người đó có kháng nguyên B trên bề mặt thì có nghĩa người đó có nhóm máu A. Và tương tự, nếu người đó không có kháng nguyên A hoặc B trên bề mặt hồng cầu thì người đó có nhóm máu O. Ngược lại, nếu người đó có cả 2 kháng nguyên A và B tức người đó có nhóm máu AB. 

Máu là một trong những đặc điểm cấu tạo nên đặc điểm sinh học của cơ thể con người.

2. Cách đọc kết quả xét nghiệm máu để biết nhóm máu 

a. Xác định nhóm máu hệ ABO

Trong tất cả các thông số trên kết quả xét nghiệm máu, bạn tìm chữ GS [PP.Gelcard]. Tại đây sẽ ghi hệ thống nhóm máu ABO [A, B, O, AB] của bạn. Ví dụ, nếu bạn là GS A, có nghĩa bạn có nhóm máu A. 

  • Nhóm máu A: Nhóm máu A được hiểu là sự hiện diện của kháng nguyên loại A trên bề mặt hồng cầu và sự hiện diện của kháng thể kháng B trong huyết tương. 
  • Nhóm máu B: Nhóm máu B được hiểu là có kháng nguyên loại B trên bề mặt hồng cầu và kháng thể kháng A trong huyết tương. 
  • Nhóm máu AB: Nhóm máu AB được hiểu là có kháng nguyên A và cả kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu. Và không có kháng thể kháng A hoặc kháng thể kháng B trong huyết tương. 
  • Nhóm máu O: Nhóm máu O khi xét nghiệm nhóm máu được hiểu là không có kháng nguyên loại A hoặc kháng nguyên loại B trên bề mặt hồng cầu. Nhưng lại có các kháng thể kháng A và kháng thể kháng B trong huyết tương. 

Hiện nay, người ta chia nhóm máu thành hai hệ cơ bản là nhóm máu hệ ABO và nhóm máu Rh.

b. Xác định nhóm máu hệ Rh 

Ở dòng tiếp theo ngay bên dưới kết quả xét nghiệm máu GS [PP.Gelcard] nếu bạn thấy Rh+ nghĩa là hệ thống nhóm máu Rh của bạn thuốc nhóm máu Rh+ [Dương tính]. Hoặc nếu thấy Rh- thì nhóm máu thuộc Rh- [Âm tính]. 

Hệ thống nhóm máu Rh được cấu tạo bởi 5 loại kháng nguyên D, C, c, e, E tương ứng với 6 gen: D, d, C, c, E, e. Trên thực tế, người ta chưa tìm ra kháng thể chống lại nhóm máu d gen d chỉ là giả thiết lý thuyết. 

Trong số đó, kháng nguyên D được coi là kháng nguyên mạnh nhất và phổ biến nhất trong thực hành lâm sàng. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã xác định những người mang gen D là nhóm máu Rh+. Và những người không mang gen D là Rh-. 

Người mang gen Rh có thể hiện máu cho người mang gen Rh+. Những người thuộc nhóm máu Rh không được nhận máu của người Rh+ nhiều lần. Cụ thể, nếu lần đầu tiên một người có nhóm máu Rh+ hiến máu cho một người có nhóm máu Rh- sẽ không có bất thường. Tuy nhiên, nồng độ kháng thể đạt mức cao nhất sau 2 – 4 tháng kể từ ngày truyền máu đầu tiên. Nếu người có nhóm máu Rh+ tiếp tục hiến máu cho người có nhóm máu Rh- sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. 

Những người thuộc nhóm máu Rh không được nhận máu của người Rh+ nhiều lần.

Trên đây là một số thông tin về xét nghiệm nhóm máu và cách nhận biết nhóm máu qua kết quả xét nghiệm. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có thêm nhiều kiến thức hơn về chủ đề chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình. Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn, đặt lịch khám và xét nghiệm tại các cơ sở y tế, vui lòng liên hệ ISOFHCARE để được hỗ trợ tốt nhất. 

ISOFHCARE | Ngày đăng 23/04/2022 - Cập nhật 23/04/2022

Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết lại Wikipedia:Phủ nhận y khoa và Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.

Máu con người được chia làm nhiều nhóm - dựa theo một số chất cacbohydrat và protein đặc thù trên hồng cầu. Hiện có khoảng 40 nhóm khác nhau đã được phát hiện, nhưng có hai nhóm quan trọng hơn cả là nhóm máu ABO và yếu tố Rhesus [Rh]. Vì những lý do chưa được hiểu rõ hoàn toàn, máu của mỗi nhóm có thể có kháng thể chống lại những nhóm kia. Do đó, khi truyền máu khác nhóm vào, kháng thể của người nhận có thể phá hủy máu được truyền, gây tác hại cho cơ thể.[1]

Nhóm máu theo hệ thống ABO bao gồm các kháng thể và kháng nguyên.

  • Một mẫu máu có thể tới hơn 30 chất trên bề mặt của các hồng cầu [red blood cell, viết tắt: RBC], và một nhóm máu của cá thể là một trong những sự kết hợp của một số kháng nguyên nhóm máu.[1] Trong số hơn 30 nhóm máu, có hơn 600 chất kháng nguyên nhóm máu khác nhau đã được phát hiện, nhưng đa số trong chúng rất hiếm hoặc chủ yếu được tìm thấy trong các nhóm bộ tộc nhất định.
  • Các hệ thống nhóm máu thường gặp:

- Nhóm máu ABO, tên đầy đủ: hệ thống nhóm máu ABO.

- Nhóm máu Rh, tên đầy đủ: hệ thống nhóm máu Rh.

- Nhóm máu Lewis, tên đầy đủ: hệ thống kháng nguyên Lewis [/'lu:ɪs/].

- Nhóm máu Kell, tên đầy đủ: hệ thống kháng nguyên Kell.

- Nhóm máu MNS, tên đầy đủ: hệ thống kháng nguyên MNS.

Dưới đây giới thiệu 2 nhóm máu đầu tiên, thường gặp và quan trọng nhất trong truyền máu.

Cha/Mẹ O A B AB
O O O, A O, B A, B
A O, A O, A O, A, B, AB A, B, AB
B O, B O, A, B, AB O, B A, B, AB
AB A, B A, B, AB A, B, AB A, B, AB
Nhóm máu OABAB Kiểu gen ii [OO]IAi [AO]IAIA [AA]IBi [BO]IBIB [BB]IAIB [AB]
Sự di truyền nhóm máu
O ii [OO] O
OO
O hoặc A
AO OO
A
AO
O hoặc B
BO OO
B
BO
A hoặc B
AO BO
A IAi [AO] O hoặc A
AO OO
O hoặc A
AA 2AO OO
A
AA AO
O, A, B hoặc AB
AB AO BO OO
B hoặc AB
AB BO
A, B hoặc AB
AA AB AO BO
IAIA [AA] A
AO
A
AA AO
A
AA
A hoặc AB
AB AO
AB
AB
A hoặc AB
AA AB
B IBi [BO] O hoặc B
BO OO
O, A, B hoặc AB
AB BO AO OO
A hoặc AB
AB AO
O hoặc B
BB 2BO OO
B
BB BO
A, B hoặc AB
AB BB AO BO
IBIB [BB] B
BO
B hoặc AB
AB BO
AB
AB
B
BB BO
B
BB
B hoặc AB
AB BB
AB IAIB [AB] A hoặc B
AO BO
A, B hoặc AB
AA AO AB BO
A hoặc AB
AA AB
A, B hoặc AB
AB AO BB BO
B hoặc AB
AB BB
A, B, hoặc AB
AA 2AB BB

Con người có 4 nhóm máu: O, A, B, AB. Nhưng trước đây ta mới biết về hai ý nghĩa của nó là:

1. Để truyền máu khi cần. Cụ thể là: Nhóm máu O có thể truyền cho cả bốn nhóm nhưng lại chỉ nhận được nhóm của mình là O. Ngược lại AB có thể nhận được cả bốn nhóm nhưng chỉ truyền được cho nhóm của mình là AB. Còn 2 nhóm A, B thì vừa phải, nghĩa là nhận 2 và cho cũng 2, cụ thể là nhóm A nhận được A và O nhưng cũng cho được A và AB. Nhóm B nhận được B và O, cũng cho được B và AB.

2. Để phục vụ cho ngành pháp y trong vấn đề xác định, loại trừ tội phạm..., hiện khoa học đã tiến xa hơn bằng cách xác định bằng DNA [Deoxyribo Nucleic Acid]. Nhưng gần đây các nhà khoa học Mỹ, qua những công trình nghiên cứu tỉ mỉ và rộng rãi đã cho biết thêm 2 ý nghĩa mới:

  • Biết được nhóm máu của mình để điều chỉnh cách sống sao cho tốt nhất.
  • Để phòng và chữa nhiều nhóm bệnh một cách hiệu quả nhất. Một công trình nghiên cứu trên 20.635 người gồm 15.255 nữ và 5.380 nam đủ mọi lứa tuổi đã cho tỷ lệ nhóm máu sau:

Nhóm máu

O: 44.42%

A: 34.83%

B: 13.61%

AB: 7.14%

  • Biết thêm 2 tiểu nhóm:

Nhờ những tiến bộ về khoa học, người ta mới phát hiện thêm trong mỗi nhóm máu có 2 tiểu nhóm được gọi là: Xuất tiết [Secretor] và Không xuất tiết [Non-secretor], ví dụ trong loại xuất tiết thì chỉ cần xét nghiệm nước bọt cũng có thể xác định được nhóm máu, vì các kháng nguyên của nhóm máu đó tiết qua các dịch của cơ thể như nước bọt, chất nhầy và cả tinh dịch. Còn loại không xuất tiết đòi hỏi phải tiến hành xét nghiệm máu trực tiếp. Nói chung các loại xuất tiết có khả năng giúp cơ thể chống bệnh cao hơn và thích nghi dễ hơn với hoàn cảnh so với loại không xuất tiết. Trong 2 tiểu nhóm này, mặc dù cùng thuộc một nhóm máu nhưng cũng có vài khác biệt trong việc lựa chọn thức ăn.

  • Xem chi tiết thêm về cơ chế sinh lý, cơ chế di truyền ở trang Nhóm máu ABO.

Rh viết tắt của chữ Rhesus, nghĩa là phân loại máu theo yếu tố Rhesus. Tên gọi này được đặt theo một chất tương tự được tìm thấy ở loài khỉ Rhesus. Căn cứ vào sự khác biệt khi nghiên cứu về sự vận chuyển oxy của hồng cầu, thì, các hồng cầu có thể mang ở mặt ngoài một protein gọi là Rhesus hay ký hiệu là Rh. Trên lâm sàng, đây là hệ thống nhóm máu quan trọng nhất sau ABO. Hiện nay trong hệ thống nhóm máu này đã xác định được 50 loại kháng nguyên. Trong đó 5 kháng nguyên C, c, D, E và e là quan trọng nhất, đặc biệt là kháng nguyên D với tính sinh miễn dịch cao và tính kháng nguyên mạnh. Trạng thái Rh âm tính hay dương tính ở đây chính là trạng thái âm tính hay dương tính với kháng nguyên D. Nếu có kháng nguyên D thì là nhóm Rh+ [dương tính], nếu không có là Rh- [âm tính]. Các nhóm máu A, B, O, AB mà Rh- thì được gọi là âm tính A-, B-, O-, AB-. Rhesus là một đặc điểm di truyền của mỗi cá nhân và tồn tại suốt cuộc đời. Trong đó, nhóm máu Rh- rất hiếm gặp, ở Việt Nam, Nhóm máu Rh- chỉ chiếm 0,04%, còn Nhóm Rh+ chiếm đến 99,96%. Đặc điểm của nhóm máu Rh này là chúng chỉ có thể nhận và cho người cùng nhóm máu, đặc biệt phụ nữ có nhóm máu Rh- thì con rất dễ tử vong[2][3].

Người có nhóm máu Rh+ chỉ có thể cho người cũng có nhóm máu Rh+ và nhận người có nhóm máu Rh+ hoặc Rh- liên quan cha mẹ
Người có nhóm máu Rh- có thể cho người có nhóm máu Rh+ hoặc Rh- nhưng chỉ nhận được người có nhóm máu Rh- mà thôi
Trường hợp người có nhóm máu Rh- được truyền máu Rh+, trong lần đầu tiên sẽ không có bất kỳ phản ứng tức thì nào xảy ra.Tuy nhiên sau thời gian 2-4 tuần cơ thể của người mang nhóm máu Rh- sẽ sản sinh ra lượng kháng thể [kháng D] đủ lớn để làm ngưng kết hồng cầu Rh+ được truyền vào cơ thể.Sau 2-4 tháng nồng độ kháng thể sẽ đạt mức tối đa, khi đó nếu tiếp tục truyền máu Rh+ lần thứ 2 sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng do tai biến truyền máu.

  • Khả năng tương thích:
    •  Y: Có thể cho - nhận.
    •  N: Không thể cho - nhận.
Bảng khả năng tương thích hồng cầu[4][5] Người nhận[1] Người cho[1]O− O+ A− A+ B− B+ AB− AB+ O− O+ A− A+ B− B+ AB− AB+
 Y  N  N  N  N  N  N  N
 Y  Y  N  N  N  N  N  N
 Y  N  Y  N  N  N  N  N
 Y  Y  Y  Y  N  N  N  N
 Y  N  N  N  Y  N  N  N
 Y  Y  N  N  Y  Y  N  N
 Y  N  Y  N  Y  N  Y  N
 Y  Y  Y  Y  Y  Y  Y  Y

Bảng ghi chú
1. Giả sử không có các kháng thể không điển hình có thể gây ra sự không tương thích giữa máu người cho và người nhận, như thường lệ đối với máu được chọn bằng cách kết hợp chéo.

Người phụ nữ có Rh- vẫn có khả năng sinh con bình thường. Tuy nhiên nếu người chồng có Rh+ thì đứa bé sinh ra có thể là Rh+ [hoặc Rh-] và từ đứa bé thứ hai trở đi nếu bé là Rh+ thì khi sinh ra sẽ gặp nguy hiểm vì lúc đứa bé sinh ra máu của mẹ và của con sẽ tiếp xúc nhau và người mẹ có Rh- sẽ tạo ra kháng thể chống lại yếu tố Rh+ của đứa bé sinh ra sau này và sẽ hủy hoại các hồng cầu của bé và gây ra thiếu máu trầm trọng, vàng da nặng cho bé, có thể, nguy hiểm đến tính mạng. Hiện đã có biện pháp phòng ngừa đơn giản. Ngay sau khi sinh con lần đầu, mẹ được tiêm huyết thanh kháng Rhesus [hay kháng D]. Ở những trường hợp nặng, bào thai cần được theo dõi và chăm sóc đặc biệt, phương pháp điều trị chủ yếu là truyền thay máu khi trẻ còn trong bụng mẹ qua tĩnh mạch rốn hoặc ngay sau khi sinh ra.[6]

  1. ^ a b “Table of blood group systems”. International Society of Blood Transfusion. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2008.
  2. ^ Mẹ mang máu Rh-, con dễ gặp nguy
  3. ^ “Nhóm Máu Hiếm RH [Rhesus factor]: Clb máu hiếm thành phố Hồ Chí Minh”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2011.
  4. ^ “RBC compatibility table”. American National Red Cross. 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2008.
  5. ^ Blood types and compatibility bloodbook.com
  6. ^ “Câu lạc bộ người nhóm máu hiếm Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2011.

  Bài viết về chủ đề sinh học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nhóm máu.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhóm_máu&oldid=68446135”

Video liên quan

Chủ Đề