Tiêm astra cách bao lâu tiêm mũi 2

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế các địa phương khẩn trương báo cáo UBND tỉnh, thành phố xem xét, phê duyệt về thời gian tiêm vắc xin mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca. Nếu đơn vị, địa phương nào không thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ tiêm chủng phải chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố.

Trước đó, ngày 20-9, Bộ Y tế có Công văn số 7820/BYT-DP về khoảng cách tiêm mũi 2 vắc xin phòng Covid-19. Theo đó, Bộ Y tế đã cho phép các địa phương tự quyết định việc rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca nhưng phải dựa trên khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới [WHO] và nhà sản xuất.

Trong Công văn số 7820/BYT-DP nói trên, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương cần căn cứ khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới [WHO], hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ Y tế về tiến độ tiêm chủng, hiệu lực bảo vệ khi tiêm mũi 2, để tham mưu UBND tỉnh, thành phố về khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca. Sau khi được UBND chấp thuận rút ngắn thời gian khoảng cách giữa hai mũi tiêm, Sở Y tế lập kế hoạch, lên danh sách đối tượng tiêm, thông tin đầy đủ cho người dân về hiệu quả, tính an toàn để biết nếu đồng thuận tiêm.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, Bộ Y tế vẫn tiếp tục nhận được công văn của một số tỉnh, thành phố về rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca.

Để kịp thời triển khai tiêm chủng, Bộ Y tế đề nghị, Giám đốc Sở Y tế căn cứ theo hướng dẫn trong Công văn 7820/BYT-DP khẩn trương báo cáo UBND các tỉnh thành, xem xét, phê duyệt về thời gian tiêm vắc xin mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca.

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân. Ảnh: Bộ Y tế

Bộ Y tế cho biết, có thêm nhiều tỉnh, thành phố đề nghị rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm AstraZeneca, hoặc tiêm mũi 1 bằng AstraZeneca, mũi 2 bằng loại vắc xin khác.

Hiện việc rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi vắc xinvắc xinđã được thực hiện tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố phía Nam, với khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 6 tuần, thay cho khoảng cách 8 - 12 tuần như hướng dẫn của Bộ Y tế. Trước đó, TP Hồ Chí Minh và tỉnh Long An đề xuất rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca. Thời gian giữa hai mũi tiêm do TP Hồ Chí Minh đề xuất là 6 tuần, thay vì 8-12 tuần như hướng dẫn chung.

Tuần trước, Sở Y tế Hà Nội cũng vừa đồng ý với đề xuất của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật [CDC] Hà Nội về phương án rút khoảng cách giữa 2 mũi vắc xin AstraZeneca về còn tối thiểu 4 tuần. Trước đó, người đã tiêm mũi một vắc xin AstraZeneca ở Hà Nội phải chờ tới 8 tuần trở lên mới tiêm mũi hai.

Được biết, AstraZeneca là vắc xin Covid-19 đầu tiên được cấp phép và sử dụng tại Việt Nam. Hiện, chiến dịch tiêm chủng tại Việt Nam đang sử dụng chủ yếu loại vắc xin này. Bộ Y tế cho biết, theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22 hiệu lực bảo vệ của vắc xin đạt 69,2%, sau tiêm mũi 2 [khoảng cách giữa 2 mũi tiêm dưới 6 tuần] hiệu lực bảo vệ đạt 55,1%; khoảng cách 6 - 8 tuần hiệu lực bảo vệ đạt 59,7%; tiêm mũi 2 sau mũi 1 là 12 tuần hiệu lực bảo vệ đạt 80%. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca là 8 - 12 tuần, Bộ Y tế cũng hướng dẫn tương tự cho người tiêm 2 mũi đều bằng AstraZeneca, hoặc tiêm mũi 2 bằng vắc xin Pfizer cho người tiêm mũi 1 bằng AstraZeneca.

Thời gian qua Bộ Y tế tiếp tục nhận được công văn của một số tỉnh, thành phố về việc rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm. Bộ đề nghị giám đốc các sở y tế báo cáo UBND tỉnh thành xem xét, phê duyệt.

Tính đến ngày 19-11, cả nước đã tiêm chủng được gần 105 triệu mũi và đang đứng thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á về số lượng mũi vắc xin đã tiêm [sau Indonesia].

Tuy nhiên khoảng cách giữa 2 mũi tiêm bằng AstraZeneca, hoặc tiêm mũi 2 bằng vắc xin khác cho người tiêm mũi 1 bằng AstraZeneca khá dài, được cho là ảnh hưởng tiến độ tiêm mũi 2 ở nhiều tỉnh, thành phố. Nhưng nếu đảm bảo khoảng cách giữa 2 mũi tiêm thì hiệu quả miễn dịch lại tốt hơn.

Hiện Bộ Y tế đang thúc giục các địa phương hoàn thành mũi 1 toàn dân trong tháng 11 và tháng 12 hoàn thành cả 2 mũi vắc xin.

THÁI AN

Cập nhật: 16:04 - 23/12/2021 | Lần xem: 273763

Với sự hỗ trợ của Nhóm Chuyên gia Tư vấn Chiến lược [SAGE] về Tiêm chủng và Nhóm Công tác về vắc xin COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] tiếp tục xem xét các bằng chứng mới về sự cần thiết và thời điểm tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19. Đặc biệt cần quan tâm đánh giá tác động của việc xuất hiện biến thể mới Omicron trong thời gian gần đây lên hiệu quả của vắc xin.

Cho đến nay, các bằng chứng cho thấy mức độ bảo vệ của vắc-xin chống lại bệnh nặng sẽ giảm trong vòng 6 tháng sau khi tiêm đầy đủ liều cơ bản. Trong đó, thời gian bảo vệ chống lại biến thể Omicron có thể bị thay đổi và vẫn đang được nghiên cứu. Bằng chứng về hiệu quả của vắc xin đang suy giảm, đặc biệt là sự suy giảm khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng ở các nhóm dân số có nguy cơ cao. Do đó, đòi hỏi phải có sự phát triển  và tối ưu hóa các chiến lược tiêm chủng để phòng ngừa bệnh nặng, bao gồm cả việc sử dụng có mục tiêu tiêm chủng các liều tăng cường vắc xin phòng COVID-19.

Đa số các trường hợp nhiễm COVID-19 hiện tại được quan sát thấy nằm ở những người chưa được tiêm phòng vắc xin COVID-19. Đối với những trường hợp đã tiêm ngừa nhưng vẫn nhiễm COVID-19 sau đó thì trong hầu hết các trường hợp, các biến cố này ít nghiêm trọng hơn so với những người chưa được tiêm chủng. Tuy nhiên, dữ liệu mới liên tục cho thấy sự suy giảm về hiệu quả của vắc xin chống lại sự lây nhiễm COVID-19 theo thời gian kể từ khi tiêm chủng và sự suy giảm đáng kể hơn ở người lớn tuổi. Cụ thể, hiệu quả của vắc xin chống lại bệnh nặng COVID-19 giảm khoảng 8% [khoảng tin cậy 95% [KTC 95%]: 4 - 15%] trong thời gian 6 tháng ở tất cả các nhóm tuổi. Ở người lớn trên 50 tuổi, hiệu quả của vắc xin chống lại bệnh nặng giảm khoảng 10% [KTC 95%: 6 - 15%] so với cùng kỳ. Hiệu quả của vắc xin chống lại bệnh có triệu chứng giảm 32% [KTC 95%: 11 - 69%] đối với những người trên 50 tuổi.

Theo thống kê của WHO cho thấy hiện nay có ít nhất 126 quốc gia trên toàn thế giới đã đưa ra khuyến nghị về tiêm chủng liều nhắc lại hoặc bổ sung vắc xin phòng COVID-19 và có hơn 120 quốc gia đã bắt đầu triển khai theo chương trình. Đối tượng mục tiêu được ưu tiên phổ biến nhất đối với liều nhắc lại là người lớn tuổi, nhân viên y tế và người bị suy giảm miễn dịch. Các quyết định đề xuất và triển khai về liều tăng cường vắc xin phòng COVID-19 rất phức tạp. Ngoài dữ liệu lâm sàng và dịch tễ học, cần phải xem xét các chiến lược, chương trình quốc gia và quan trọng là đánh giá mức độ ưu tiên của nguồn cung cấp vắc xin trên toàn cầu. Một số nước trên thế giới như Philippines, Anh, Đức, Hàn Quốc, Thái Lan, … đã cắt giảm khoảng thời gian sử dụng liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 từ 6 tháng xuống còn ít nhất 3 tháng sau khi tiêm đủ liều thứ hai của liều vắc xin cơ bản, nhằm mục đích cố gắng ngăn chặn sự gia tăng các ca bệnh mới, đặc biệt là kiềm chế khả năng lây nhiễm của biến thể Omicron.

Tương tự, ngày 17/12/2021, Bộ Y tế cũng đã ban hành văn bản số 10722/BYT-DP. Cụ thể quy định:

+Tiêm liều bổ sung vaccine COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên và đảm bảo bao phủ cho toàn bộ người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản [tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vaccine] với khoảng cách sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng bao gồm: người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người ghép tạng, ung thư, HIV;… người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine của hãng Sinopharm hoặc vaccine Sputnik V.  Loại vaccine tiêm bổ sung cùng loại với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA.

+Tiêm liều nhắc lại vắc xin COVID-19 cho đối tượng người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung với khoảng cách sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 3 tháng.

Qua đó đặc biệt chú ý việc rút ngắn thời gian tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 còn 3 tháng thay vì 6 tháng theo văn bản số 10225/BYT-DP ngày 01/12/2021 của Bộ Y tế trước đây để phù hợp với tình hình Việt Nam hiện tại. Từ đó, góp phần phòng dịch hiệu quả để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho những người đã được tiêm chủng đủ liều cơ bản.

Thủy Tiên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Nguồn:

[1] //www.who.int/news/item/22-12-2021-interim-statement-on-booster-doses-for-covid-19-vaccination---update-22-december-2021

[2] //www.reuters.com/world/asia-pacific/philippines-cuts-covid-19-booster-shot-interval-three-months-2021-12-21/

Cập nhật: 11:31 - 24/09/2021 | Lần xem: 380657

Sáng ngày 24/9/2021, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành công văn khẩn số 7190/VP-VX về khoảng cách giữa 2 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca. Trong công văn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Dương Anh Đức đã có ý kiến chỉ đạo, thống nhất đề xuất của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh tại Công văn số 6791/SYT-NVY ngày 21/9/2021 về khoảng cách giữa 02 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca.

Như vậy, trong tình hình diễn biến phức tạp hiện nay của dịch bệnh COVID-19 tại Thành phố, nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, việc đẩy nhanh tiến độ bao phủ mũi 2 vắc xin phòng COVID-19 cho người dân nhằm tăng cường sự bảo vệ chống lại dịch bệnh. Đồng thời căn cứ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1, Thành phố sẽ cho phép người tiêm mũi 1 bằng loại vắc xin AstraZeneca, sẽ tiếp tục tiêm mũi 2 bằng vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer sau thời gian tối thiểu là 06 tuần.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Hưng cho biết sẽ chỉ đạo các đơn vị tiêm chủng khi thực hiện tiêm vắc xin mũi 2 cho các trường hợp như nêu trên phải thông tin đầy đủ, giải thích rõ hiệu lực bảo vệ theo các thời điểm tiêm mũi 2, tính an toàn về khoảng cách tiêm mùi 2 để người dân biết và đồng thuận tham gia.

Trước đó, Bộ Y tế cũng có ý kiến về việc việc rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca. Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin Astrazeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22 hiệu lực bảo vệ của vắc xin đạt 69,2%; sau khi tiêm mũi 2 dưới 6 tuần đạt 55,1%, sau từ 6-8 tuần đạt 59,7% và sau 12 tuần đạt 80%. Theo hướng dẫn của nhà sản xuất mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1.

tải file tại đây

Yến Thư – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố [HCDC]

Video liên quan

Chủ Đề