Mẫu hợp đồng đào tạo tiếng anh

CÔNG TY LUẬT TNHH THỜI ĐẠI

Trụ sở chính
SN68, Tổ 2, P. Nam Thanh, Tp Điện Biên Phủ, T. Điện Biên
Văn phòng tại Hà Nội
A14A1, đường Nguyễn Chánh, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Email:
Website: congtyluatthoidai.com

Hợp đồng đào tạo nghề là một trong những hợp đồng thông dụng trong sử dụng hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh, trong thời gian thực hiện hợp đồng, người sử dụng lao động sẽ tạo điều kiện cho người lao động đi đào tạo, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn của mình. Vậy mẫu hợp đồng đào tạo gồm những nội dung nào và viết như thế nào cho hợp lý. Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hợp đồng đào tạo theo mẫu hay dùng nhất

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———-***———–

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO

Số /…….-NHCT
Căn cứ Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015;
Căn cứ Nghị định số…………………………………………………………………………….;
Căn cứ Thông tư số……………………………………………………………………………..;
Hôm nay, ngày tháng năm …. tại Hà Nội, chúng tôi gồm có:
BÊN A: …………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………….
Điện thoại:…………………………………… Fax:………………………………………………
Đại diện: Ông/Bà …………………………………… Chức vụ:……………………………….
Mã số thuế:……………………………………………………………………………………….
Tài khoản số:……………………………………………………………………………………..
BÊN B:………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………..
Điện thoại:………………………………..Fax:………………………………………………….
Đại diện: Ông/Bà ………………………. Chức vụ:……………………………………………
Mã số thuế:………………………………………………………………………………………..
Tài khoản số: Cùng thoả thuận và ký kết Hợp đồng Đào tạo [sau đây gọi tắt là “Hợp đồng”] với những điều khoản cụ thể như sau:

Điều 1. Nội dung hợp đồng

Bên B cung cấp dịch vụ đào tạo cho Bên A về những vấn đề pháp luật liên quan đến hoạt động của ngân hàng. Cụ thể:
Nội dung đào tạo: Đào tạo các kiến thức cơ bản về pháp luật liên quan đến hoạt động của ngân hàng bao gồm những chuyên đề được quy định tại phụ lục của Hợp đồng.
Hình thức đào tạo: đào tạo tập trung hoặc có thể đào tạo không tập trung, hoặc kết hợp cả hai hình thức.
Thời gian đào tạo: Công việc được thực hiện trong vòng….ngày kể từ ngày …/…/20…. đến ngày…./…./20…..
Thời gian học cụ thể: được quy định tại phụ lục của hợp đồng này.
Địa điểm đào tạo: ……………………………………………………………………………

Điều 2. Quyền hạn, trách nhiệm của Bên A

Trong phạm vi thực hiện Hợp đồng đào tạo này, Bên A có những quyền hạn, trách nhiệm như sau:
2.1. Trách nhiệm
Thông báo cho Bên B về địa điểm đào tạo trước ngày đào tạo ít nhất 07 [bảy] ngày.
Đảm bảo công tác chuẩn bị về địa điểm [đảm bảo cho ngồi, đủ ánh sáng và điện nước…], thiết bị giảng dạy [thiết bị âm thanh, màn chiếu, máy chiếu, máy tính].
Phối hợp với Bên B để xây dựng kế hoạch tập huấn cụ thể
Thanh toán phí dịch vụ đào tạo cho Bên B sau khi đã nhận được hoá đơn GTGT của Bên B.
Cung cấp ảnh [cỡ 3×4] và những thông tin cá nhân của học viên
Photo tài liệu phục vụ lớp tập huấn theo đúng tài liệu gốc do Bên B cung cấp;
2.2. Quyền hạn
Giám sát và đôn đốc việc thực hiện các công việc của Bên B.
Được yêu cầu Bên B thông báo đầy đủ về tiến độ công việc.

Điều 3. Quyền hạn, trách nhiệm của Bên B

Trong phạm vi thực hiện Hợp đồng đào tạo này và Bên B có những quyền hạn, trách nhiệm như sau:
3.1. Trách nhiệm
Xây dựng, thiết kế chương trình đào tạo theo Điều 1;
Phối hợp với Bên A xây dựng kế hoạch tập huấn chi tiết;
Đảm bảo giảng viên, nội dung đào tạo đã nêu tại Điều 1 Hợp đồng;
Cung cấp những tài liệu giảng dạy cho bên A, bao gồm bài giảng và tài liệu mẫu;
Phối hợp với bên A quản lý và theo dõi tiến độ thực hiện Hợp đồng;
Giải đáp thắc mắc cho Bên A về những nội dung đào tạo nêu tại Điều 1 [nếu có];
Cử chuyên gia, cán bộ có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm để theo dõi công việc;
Cấp chứng chỉ cho học viên theo danh sách được Bên A cung cấp;
Phát hành hoá đơn giá trị gia tăng cho Bên A.
3.2. Quyền hạn
Được yêu cầu Bên A cung cấp những tài liệu, tư liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng đào tạo.
Được quyền yêu cầu Bên A tạm ứng, thanh toán phí dịch vụ tư vấn, những chi phí phát sinh khác theo đúng quy định tại hợp đồng này.

Điều 4. Phí đào tạo, phương thức thanh toán

4.1. Mức phí đào tạo
Mức phí Bên A cần phải trả cho Bên B đối với những công việc Bên B phải thực hiện theo Điều 1 và những điều kiện của Hợp đồng này là ……… VNĐ [….đồng Việt Nam].
Mức phí trên chưa bao gồm các chi phí phát sinh về việc Bên B phải đi công tác ngoài địa bàn ……. và ……. theo yêu cầu của Bên A.
4.2. Phương thức, chứng từ, thời gian thanh toán
Phí đào tạo nêu trên được thanh toán bằng tiền mặt hoặc có thể chuyển khoản vào tài khoản của Bên B tuỳ theo tình hình thực tế của Bên A.
Số phí đào tạo được thanh toán trong vòng 5 [năm] ngày kể từ ngày hai Bên ký Biên bản thanh lý Hợp đồng và Bên A nhận được đủ hoá đơn giá trị gia tăng hợp lệ do Bên B phát hành.

Điều 5. Điều khoản cuối cùng

Hiệu lực của Hợp đồng:
Hợp đồng đào tạo này có hiệu lực kể từ ngày ký kết đến khi hai bên ký Biên bản thanh lý hợp đồng.
Các bản ghi của Hợp đồng;
Hợp đồng này được lập thành 4 bản có giá trị ngang nhau, mỗi Bên giữ 02 bản.
Các công việc, chi phí phát sinh
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh các công việc phức tạp hay phát sinh thêm chi phí nào khác, hai Bên phải đàm phán lập thành Phụ lục bổ sung cho hợp đồng đào tạo này. Phụ lục hợp đồng [nếu có] là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng đào tạo này và có hiệu lực pháp lý như những điều khoản của Hợp đồng này.
Giải quyết tranh chấp:
Nếu có những vướng mắc, các bên sẽ thương lượng giải quyết trên tinh thần tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau. Những vướng mắc không thể tự hoà giải được sẽ phải đưa ra Toà án có thẩm quyền để giải quyết. Quyết định của toà án sẽ là quyết định cuối cùng đối với cả hai Bên và mức án phí do Bên thua chịu.

ĐẠI DIỆN BÊN A
[ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có]
ĐẠI DIỆN BÊN B
[ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có]

XEM THÊM: Hợp đồng cung cấp dịch vụ theo mẫu cập nhật quy định mới

Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề

Hợp đồng đào tạo nghề phải có ít nhất vài nội dung cơ bản sau đây:

  • Tên nghề đào tạo hoặc có kỹ năng nghề;
  • Địa điểm đào tạo;
  • Thời gian để hoàn thành khoá học;
  • Mức học phí, phương thức thanh toán học phí;
  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của hai bên khi vi phạm hợp đồng;
  • Thanh lý hợp đồng;
  • Các thoả thuận khác không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Nếu doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho mình thì ngoài những nội dung nêu trên, hợp đồng đào tạo nghề này còn có nội dung:

  • Cam kết người học về thời gian làm việc cho doanh nghiệp;
  • Cam kết của doanh nghiệp về sử dụng lao động sau khi học xong;
  • Thỏa thuận về thời gian, mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc có thể tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.

Đặc biệt phải lưu ý:

  • Không nên ghi chung chung là học nghề và đào tạo nghề phục vụ công việc mà cần phải xác định rõ trình độ được đào tạo, loại nghề, chứng chỉ được cấp, nhằm tránh nhầm lẫn hoặc tránh xung đột khi xác định bản chất của sự việc.
  • Thoả thuận, ghi chi tiết các chi phí phát sinh trong quá trình đào tạo.
  • Trường hợp doanh nghiệp đào tạo nghề cho người lao động để làm việc cho chính mình thì phải ghi rõ thời gian người lao động cam kết làm việc.

Cần thiết có thể xác định rõ trách nhiệm nếu người lao động học xong mà không làm việc cho doanh nghiệp.
TÓM LẠI VÂN ĐỀ: Hợp đồng đào tạo nghề là loại hợp đồng người sử dụng lao động sử dụng khi muốn nâng cao kỹ năng, chuyên môn cho người lao động. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về hợp đồng đào tạo.

Chủ Đề