Mẹo chữa căng cơ

Tình trạng cơ bắp bị giãn quá mức dẫn đến căng cứng không chỉ xảy ra ở vận động viên. Thực tế, tất cả mọi người đều có khả năng gặp phải vấn đề này ít nhất một lần trong đời. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết nên làm gì khi bị căng cơ.

Vậy căng cơ là gì và phải làm thế nào khi bị căng cơ? Đọc ngay bài viết sau để hiểu thêm về vấn đề sức khỏe này và bỏ túi ngay các cách trị căng cơ đơn giản mà hiệu quả.

Tìm hiểu chung

Tình trạng cơ bắp bị kéo giãn quá mức hoặc rách gọi là căng cơ. Bị giãn cơ có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là các tình trạng căng cơ đùi, bắp chân, cổ, tay và vai; một số người còn gặp tình trạng đau đầu căng cơ.

Những chấn thương cơ bắp nhẹ có thể làm các sợi cơ hoặc phần gân gắn kết cơ và xương căng quá mức. Trong khi đó, một số chấn thương nặng hơn lại có khả năng làm rách một phần hoặc hoàn toàn các bộ phận này. Rách cơ ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ, dẫn đến chảy máu cục bộ hoặc bầm tím và đau tại chỗ tổn thương.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng căng cơ là gì?

Các triệu chứng căng cơ thường bao gồm:

  • Sưng tấy, bầm tím hoặc đỏ do chấn thương
  • Đau nhức cơ bắp, bao gồm cả khi nghỉ ngơi
  • Đau khi sử dụng cơ bắp bị tổn thương hoặc khớp liên quan đến các cơ đó
  • Gân và cơ bị yếu
  • Gặp khó khăn khi vận động
  • Hạn chế khả năng di chuyển nếu bị căng cơ chân [căng cơ đùi hoặc bắp chân].

Trường hợp căng cơ nhẹ, mặc dù cơ bị rách và thiếu linh hoạt, bạn vẫn có thể sử dụng các phần cơ này. Trong các trường hợp nặng hơn, cơ bị rách nghiêm trọng gây đau đớn và hạn chế hầu hết các cử động bình thường.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đến bác sĩ càng sớm càng tốt nếu tình trạng bị giãn cơ kéo dài nhiều ngày và không có dấu hiệu cải thiện kể cả khi bạn đã áp dụng các biện pháp sơ cứu tại nhà.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây căng cơ là gì?

Tình trạng bị giãn cơ quá mức có thể xảy ra do một số nguyên nhân như:

  • Không khởi động cơ bắp cẩn thận trước khi bắt đầu hoạt động thể chất
  • Cơ bắp thiếu độ mềm dẻo, linh hoạt
  • Sử dụng cơ bắp quá mức hoặc sai cách, đặc biệt khi vận động và nâng vật nặng

Thực tế, nguyên nhân bị căng cơ còn có thể đến từ nhiều vấn đề khác chứ không chỉ là do tập luyện với cường độ cao, chẳng hạn như:

  • Căng cơ bắp chân hay căng cơ đùi do mất thăng bằng hoặc trượt ngã khi chạy nhảy
  • Bạn có thể bị căng cơ cổ, vai và thắt lưng khi thực hiện động tác ném hoặc nhấc vật nặng trong tư thế không thoải mái

Mặt khác, thời tiết lạnh có thể khiến các cơ bắp bị co cứng, dẫn đến tình trạng căng cơ cấp tính.

Điều trị hiệu quả

Các phương pháp được dùng để chẩn đoán căng cơ là gì?

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra những vị trí bị sưng và đau trên cơ thể bạn. Vị trí và cường độ của các cơn đau có thể giúp bác sĩ xác định mức độ và tính chất của tổn thương.

Trong trường hợp chấn thương nghiêm trọng, khi cơ và gân bị đứt hoàn toàn, bác sĩ có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy tình trạng này ở vùng bị tổn thương. Siêu âm sẽ giúp bác sĩ phân biệt tình trạng căng cơ với một số loại chấn thương mô mềm khác.

Bị căng cơ làm sao hết?

Phần lớn trường hợp, mọi người có thể tự chữa căng cơ bằng các biện pháp khắc phục tại nhà.

Sưng hoặc chảy máu cục bộ ở cơ bắp [do mạch máu bị rách] nên điều trị sớm bằng cách chườm đá và cố định cơ bắp bị giãn quá mức ở vị trí thoải mái. Bạn chỉ chườm nóng khi chấn thương đã được cải thiện hoặc ít nghiêm trọng. Chườm nóng quá sớm có thể làm tình trạng sưng và đau nặng hơn.

Một số bác sĩ khuyên bạn nên tránh dùng một số thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin trong 48 tiếng đầu tiên sau khi bị căng cơ vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Paracetamol có thể giúp giảm đau trong thời gian này.

Bạn nên thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây. Trước tiên, hãy cởi bỏ quần áo và đồ trang sức khỏi vùng bị tổn thương. Tiếp theo, bạn hãy:

  • Bảo vệ cơ bắp đang bị co kéo để chúng không tổn thương nặng hơn.
  • Nghỉ ngơi: Tránh sử dụng những cơ bắp bị tổn thương trong một vài ngày. Tuy nhiên, bạn đừng hạn chế tất cả các hoạt động thể chất. Hãy bắt đầu vận động nhẹ nhàng sau khi đã cảm thấy đỡ hơn.
  • Chườm đá: Bạn nên chườm đá ngay sau khi bị căng cơ để giảm sưng. Hãy sử dụng túi chườm hoặc ngâm nước đá từ 15 – 20 phút mỗi lần và lặp lại sau mỗi 2- 3 giờ trong vài ngày đầu tiên.
  • Băng bó: Quấn băng đàn hồi xung quanh vùng tổn thương có thể giúp giảm sưng. Lưu ý không quấn quá chặt vì có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
  • Nếu có thể, bạn hãy giữ cho phần cơ bắp bị tổn thương cao hơn tim.

Lưu ý: Khi chườm nóng hay chườm lạnh, bạn không nên đặt túi chườm trực tiếp lên da mà hãy đặt một lớp vải hoặc khăn giữa nguồn nhiệt hoặc đá lạnh với da để không làm bỏng da.

Bạn cũng cần tránh tham gia vào các hoạt động làm tăng cơn đau liên quan đến phần cơ bị ảnh hưởng. Chẳng hạn như, nếu bị căng cơ bắp chân hoặc căng cơ đùi, bạn nên tạm ngưng các bài tập như chạy bộ, đạp xe… một thời gian.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Một số thói quen sinh hoạt hàng ngày như sau có thể giúp bạn phòng ngừa và cải thiện tình trạng bị giãn cơ quá mức. Chúng bao gồm:

  • Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sự linh hoạt của các cơ
  • Khởi động trước khi tập thể dục và làm nguội bằng các bài tập giãn cơ sau đó
  • Không ngồi ở một vị trí quá lâu
  • Giữ đúng tư thế khi đứng và ngồi để tránh căng cơ lưng, bắp chân và cổ
  • Nhấc đồ vật một cách cẩn thận
  • Mang giày thoải mái

Nếu được điều trị thích hợp, hầu hết mọi người đều có thể hồi phục hoàn toàn nhanh chóng. Các trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ cần được bác sĩ can thiệp để có kết quả phục hồi tốt nhất mà không để lại tác dụng phụ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Đau cơ là tình trạng bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng nếu trường hợp này kéo dài thì rất có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Cùng ACC tìm hiểu rõ hơn về chứng đau nhức cơ bắp phổ biến ở nhiều người.

1. Đau cơ là gì?

Đau cơ [hay còn được gọi là đau nhức cơ bắp] là tình trạng một nhóm cơ căng buốt hoặc co rút, gây nên triệu chứng đau, thường gặp phải sau khi vận động quá mức. Vì cơ bắp bao gồm dây chằng, gân, các mô mềm liên kết giữa cơ, xương cùng các cơ quan và nằm ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể.

Do đó, bạn có thể bị đau cơ ở bất kỳ đâu như đau cơ cổ, đau cơ vai, đau cơ chân… và đôi khi bạn cảm thấy đau nhức cơ bắp ở nhiều bộ phận khác nhau. Thậm chí, các cơn đau có thể xảy ra cùng lúc.

Đau cổ do căng cơ là tình trạng xảy ra phổ biến ở những người trẻ

Đau nhức xương khớp ở người trẻ do đâu? Cảnh báo bệnh gì?

Đau nhức xương khớp ở người trẻ ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm như thoái hóa khớp, loãng xương, viêm khớp dạng thấp… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh…

2. Triệu chứng đau nhức cơ bắp biểu hiện thế nào?

Đau nhức cơ bắp có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào tình trạng đau của từng người mà có một số triệu chứng dễ nhận thấy như:

  • Vùng bị tổn thương thường sưng viêm, đỏ tấy hoặc bầm tím.
  • Khi sử dụng cơ bắp bị tổn thương sẽ gây đau đớn.
  • Đau khi nghỉ ngơi.
  • Khả năng vận động cơ bắp suy giảm.
  • Nhức mỏi cơ, đau khớp.
  • Sốt.

Thông thường đau nhức cơ bắp từ nhẹ đến trung bình sẽ tự khỏi sau vài tuần, còn đau cơ nặng thì khoảng vài tháng cần được phát hiện và điều trị sớm.

3. Đâu là cơn đau cơ do luyện tập?

Một trong các nguyên nhân dẫn đến đau cơ khi luyện tập là do không khởi động, làm ấm cơ thể trước và hạ nhiệt sau khi vận động.

Thông thường sau khi tập thể dục, đặc biệt là với những bài tập mới, cường độ vận động cao hơn thì nhiều người thấy bị đau nhức cơ bắp sau đó vài ngày. Lý do là có vết rách nhỏ trong sợi cơ và mô liên kết xung quanh khi tập luyện. Cơn đau xuất hiện khoảng 12 giờ và đau nhất vào 48 đến 72 giờ sau khi tập thể dục. Kiểu cơn đau này được gọi là trì hoãn khởi phát đau cơ.

Nếu đau cơ do luyện tập thường có những đặc điểm như:

  • Mức độ đau giảm dần.
  • Cơn đau hết trong vài ngày hoặc 1-2 tuần.
  • Đã xác định rõ nguyên nhân đau cơ là do luyện tập quá mức, thực hiện nhiều động tác lặp đi lặp lại.
Massage cơ bắp để làm giảm đau cơ sau khi luyện tập thể dục

11 loại chấn thương đầu gối thường gặp và cách điều trị

Chấn thương đầu gối có thể bao gồm nhiều dạng khác nhau. Một số trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, phần lớn chấn thương ở đầu gối cần được can thiệp y tế để chữa lành thương tổn hoàn toàn, đồng thời hạn chế rủi…

4. Nhận biết cơn đau cơ do bệnh lý

Nếu cơn đau nhức cơ bắp kéo dài trên 2 tuần kèm theo mức độ đau tăng dần gây khó chịu và hạn chế khả năng vận động hàng ngày thì có thể đây là cơn đau cơ do các bệnh lý gây ra như:

Đau cơ xơ: Đau cơ xơ là cơn đau xảy ra ở 2 bên người, phần trên và dưới thắt lưng dẫn đến ê ẩm khắp người, mệt mỏi và mất ngủ hoặc trầm cảm nhưng không có tổn thương thực thể tại cơ, xương, khớp.

Bệnh nhiễm trùng: Đau cơ cũng có thể do bệnh nhiễm trùng nếu như bạn đã thử nhiều cách giảm đau nhưng không hết, chỗ đau bị sưng đỏ và có dấu hiệu bị sốt liên tục.

Viêm khớp: Viêm khớp có thể gây nên cơn đau nhức cơ bắp. Vì khi bị đau thì vùng cơ sẽ tự động co rút lại, do vậy khiến bạn đau nhức cơ hơn.

Bệnh cúm: Cúm tạo ra protein cytokine, gây viêm, dẫn đến đau nhức cơ bắp.

Tiêu cơ vân: Nếu bạn tập những bài tập nặng như CrossFit thì sẽ có nguy cơ bị tiêu cơ vân nếu tập quá sức. Tiêu cơ vân là tình trạng mô cơ bị phá hủy, giải phóng protein vào máu và gây hư hại cho thận. Bệnh lý này có những dấu hiệu như đau nhức, cứng cơ và nước tiểu sẫm màu.

Hội chứng đau cân cơ: Đây là một rối loạn đau mãn tính. Trong hội chứng đau cân cơ, khi nhấn vào điểm nhạy cảm trong cơ bắp của bạn [những điểm trigger] sẽ gây ra tình trạng đau ở vùng khác không liên quan vùng bị đau của cơ thể bạn. Hội chứng đau cân cơ thường xảy ra sau khi một cơ bị co rút lại nhiều lần. Nguyên nhân có thể do một hoạt động lặp đi lặp lại trong công việc hay trong giải trí hoặc tình trạng stress làm cơ co thắt liên tục.

Tóm lại, nếu thấy có những dấu hiệu bất thường trên thì nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhanh chóng thoát khỏi bệnh tật.

5. Chia sẻ 7 cách điều trị đau nhức cơ bắp hiệu quả

Khi bị đau nhức cơ bắp, cơ thể rất mệt mỏi, khó chịu và không thể hoạt động thoải mái được. Những cách dưới đây sẽ giúp bạn làm giảm cơn đau cơ này.

Nghỉ ngơi: Sau khi tập thể dục, bạn nên cho cơ bắp nghỉ ngơi 48 giờ, nói cách khác là khi bạn tập luyện xong thì ngừng tập khoảng 2 ngày để phần cơ được hồi phục và phát triển tốt hơn.

Chườm lạnh: Sử dụng túi chườm lạnh, ngâm cơ thể trong nước đá hoặc massage cơ thể bằng đá sẽ có ích trong việc giảm sưng đau và co rút cơ. Hơn nữa, bạn nên chườm liên tục trong 3 ngày sau khi bị đau cơ.

Làm nóng cơ thể: Trước khi tập luyện bạn nên làm nóng cơ thể bằng một vài động tác kéo giãn cơ, tăng lưu thông máu và làm giảm đau cơ sau khi tập.

Bổ sung thực phẩm chứa protein và carbs: Sau khi tập luyện bạn nên ăn thực phẩm chứa protein và carbs như bánh mì, bơ đậu phộng, chuối, sữa chua, sinh tố trái cây, sữa socola. Theo như nghiên cứu chỉ ra rằng, 30 phút đầu sau khi tập luyện là thời gian tốt để cơ bắp hấp thụ dưỡng chất, góp phần làm giảm đau nhức và cứng cơ.

Vận động nhẹ nhàng: Bạn nên lựa chọn những bài tập có cường độ vừa phải, vừa sức với bản thân để tránh tình trạng gắng sức và làm đau nhức cơ bắp.

Dùng thuốc: Để giảm đau nhanh chóng nhiều người cũng tìm đến thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen [dạng thuốc uống] hay methyl salicylate [dạng thuốc dán].

Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu bằng thiết bị hiện đại:

Hiện nay để điều trị đau nhức cơ bắp nhiều người cũng đã tìm đến phương pháp Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu tại phòng khám ACC. Một số người cho biết sau khi thực hiện liệu trình này thì các cơn đau nhức cơ suy giảm dần và khả năng vận động được phục hồi nhanh chóng.

KHÁM PHÁ NGAY
Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu

Những người bị đau cơ khi đến ACC sẽ được tư vấn và thực hiện những liệu trình riêng tùy vào tình trạng đau nhức của mình. Liệu trình điều trị mỏi cơ chuyên sâu này sẽ dùng các dụng cụ vật lý trị liệu để cố định vùng đau mỏi cơ, từ đó giúp giảm đau, tăng tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ và tăng cường sức miễn dịch cho cơ thể.

Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu vùng cổ vai gáy

Ngoài ra nếu điều trị tại ACC, các bác sĩ có thể sử dụng băng dán cơ Rocktape nhằm hỗ trợ giảm mỏi cơ nhanh chóng.

Bác sĩ ACC sử dụng băng dán cơ RockTape cố định vùng đau nhức cơ bắp, đồng hành cùng nhiều cầu thủ hoặc vận động viên chuyên nghiệp

Phòng khám ACC là nơi đáng tin cậy để bệnh nhân lựa chọn điều trị các vấn đề về xương khớp quốc tế uy tín, nhờ có đội ngũ bác sĩ nước ngoài giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại cùng với sự tận tâm, theo dõi sát sao tình hình của người bệnh, mang đến dịch vụ đạt chuẩn quốc tế.

6. Cách phòng ngừa đau nhức cơ khi luyện tập

Luyện tập thể dục thường xuyên là một điều tốt, tuy nhiên bạn cần lưu ý một số điều sau để việc luyện tập không trở nên khó chịu và đẩy lùi được các cơn đau cơ:

  • Khởi động nhẹ nhàng trước khi luyện tập như chạy bộ chậm, nhảy dây hay kéo căng cơ. Điều này giúp cơ bắp có thời gian làm quen với sự thay đổi hoạt động cơ thể.
  • Dùng đúng kỹ thuật khi tập luyện bằng cách hỏi huấn luyện viên cách dùng máy móc thiết bị để hạn chế việc tập sai, gây đau mỏi cơ.
  • Tập những bài tập với cường độ vừa phải, ở mức bản thân có thể chịu được rồi từ từ nâng dần mức độ lên.
  • Uống nước đúng cách khi tập luyện giúp cơ thể không bị mất nước, mệt mỏi hay chóng mặt.
  • Nghỉ ngơi sau khi tập luyện giúp cơ bắp có thời gian hồi phục, hạn chế bị tổn thương.
  • Sau khi kết thúc luyện tập bạn nên căng cơ để làm cơ thể linh hoạt và đưa máu lưu thông từ cơ bắp về tim dễ dàng hơn.

Có thể nói rằng, đau cơ khiến cho cơ thể bạn trở nên uể oải và khó chịu khắp người, thế nhưng nếu có cách điều trị phù hợp thì tình trạng này sẽ sớm được giải quyết nhanh chóng, sớm giúp bạn trở lại sinh hoạt như bình thường, thoải mái và dễ chịu hơn.

Video liên quan

Chủ Đề