Cách Nhận xét bình quân lương thực đầu người

Môn địa không phải là môn học thuộc lòng vì trong đề thi địa yêu cầu phải thực hiện các bước tính toán, ghi công thức, đơn vị tính, lập bảng điền kết quả… Sau đây là một số dạng tính toán trong đề thi địa lí rất hay gặp mà thí sinh cần nhớ:


1. Độ che phủ rừng [đơn vị %] = [diện tích rừng: diện tích vùng] x 100%.


2. Tỉ trọng trong cơ cấu [đơn vị %] = [giá trị cá thể: giá trị tổng thể] x 100%.


3. Năng suất cây trồng [đơn vị tấn/ha hoặc tạ/ha] = sản lượng: diện tích.


Chú ý đơn vị cho đúng với yêu cầu đề bài.


4. Bình quân lương thực theo đầu người [đơn vị kg/người] = sản lượng lương thực: số dân.


5. Thu nhập bình quân theo đầu người [đơn vị: USD/người] = tổng thu nhập quốc dân: số dân.


6. Mật độ dân số [đơn vị người/km2] = số dân: diện tích.


7. Tốc độ tăng trưởng một đối tượng địa lí qua các năm [lấy năm đầu tiên ứng với 100%] = [giá trị năm sau: giá trị năm đầu] x 100%.


Hoàng Dương [tổng hợp]

Chia sẻ:

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Địa Lí Lớp 9
  • Giải Địa Lí Lớp 9 [Ngắn Gọn]
  • Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 9
  • Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 9
  • Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 9
  • Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 9

Giải Vở Bài Tập Địa Lí 9 – Bài 22: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Bài 1 trang 55 VBT Địa lí 9: Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng căn cứ vào bảng số liệu dưới đây [năm gốc 1995 = 100,0%].

Năm 1995 2000 2005 2010 2014
Dân số 100,0 105,6 111,1 116,2 121,2
Sản lượng lương thực 100,0 128,6 123,7 132,7 131,4
Bình quân lương thực/đầu người 100,0 121,8 111,3 114,1 108,4

Lời giải:

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1995-2014.

Bài 2 trang 56 VBT Địa lí 9: Dựa vào bài 20, 21 trong SGK và sự hiểu biết, hãy điền nội dung phù hợp để hoàn chỉnh bảng sau

NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Điều kiện tự nhiên Điều kiện kinh tế – xã hội
Thuận lợi
Khó khăn

Lời giải:

NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Điều kiện tự nhiên Điều kiện kinh tế – xã hội
Thuận lợi

+ Địa hình tương đối băng phẳng, đất phù sa màu mỡ.

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa [nóng ẩm quan năm và mưa theo mùa]

+ Nguồn nước dồi dào

+ Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, đáp ứng yêu cầu tập trung nhiều lao động trong thời kì mùa vụ, + Dân cư có kinh nghiệm trồng cây lương thực, đặc biệt là lúa nước.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật phụ vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng hoàn chỉnh.

+ Đường lối phát triển nông nghiệp đúng đắn, nhiêu chính sách thích hợp đã khuyến khích sản xuất lương thực phát triển mạnh.

Khó khăn

+ Úng lụt về mùa mưa, hạn hán thiếu nước về mùa mưa ít

+ Nhiệt độ cao độ ẩm lớn nên thuận lợi cho sâu bệnh phát triển

+ Có nhiều bão gió, lại thường xảy ra vào mùa thu hoạch, ảnh hưởng xấu đến năng xuất và sản lượng.

+ Bình quân lương thực/đầu người thấp.

+ Bình quân đất nông nghiệp/đầu người thấp.

+ Sản xuất nhỏ lẻ nên năng xuất còn hạn chế.

Bài 3 trang 56 VBT Địa lí 9: Dựa vào số liệu bình quân lương thực theo đầu người của cả nước [năm 1995: 363,1kg/người, năm 2000: 444,8 kg/người, năm 2005: 480,9 kg/người, năm 2010: 513,4 kg/người, năm 2014: 553,1 kg/người], tính toán rồi điền nội dung phù hợp vào bảng sau:

TỐC ĐỘ TĂNG BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ CẢ NƯỚC [%]

Năm 1995 2000 2005 2010 2014
Đồng bằng sông Hồng 100,0 121,8 111,3 114,1 108,4
Cả nước 100,0

Lời giải:

TỐC ĐỘ TĂNG BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ CẢ NƯỚC [%]

Năm 1995 2000 2005 2010 2014
Đồng bằng sông Hồng 100,0 121,8 111,3 114,1 108,4
Cả nước 100,0 122,5 132,4 141,4 152,3

Nhận xét:

– Tốc độ tăng bình quân lương thực theo đầu người của cả nước tăng liên tục và tăng nhanh hơn ĐBSH, năm 2014 tăng 152,3% so với năm 1995.

– Tốc độ tăng bình quân lương thực theo đầu người của ĐBSH rất là thấp, năm 2014 tăng 108,4% với năm 1995 và có xu hướng giảm từ 2000-2014 giảm từ 121,8% xuống 108,4%.

Bài 6 trang 54 VBT Địa lí 9: Đánh dấu [X] vào ý đúng.

Lời giải:

Giảm tỉ lệ gia tăng dân số sẽ góp phần:

A. tăng sản lượng lương thực.
X B. tăng bình quân lương thực theo đầu người.
C. cả hai ý trên đều đúng

Địa 9 Bài 22 giúp các em học sinh lớp 9 biết cách phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người.

Soạn Địa lí 9 Bài 22 giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức bài học hơn, tự tin giơ tay phát biểu xây dựng bài. Điều này vừa giúp các em hiểu bài hơn vừa tạo ra thiện cảm trong mắt của các thầy cô. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tham khảo và tải tại đây. Hãy tham khảo bên dưới với Mobitool nhé.

Bài 22 thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người : Dựa vào bảng 22.1 [trang 80 SGK 9], vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng.

TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Năm 1995 1998 2000 2002
Dân số 100 103,5 105,6 108,2
Sản lượng lương thực 100 117,7 128,6 131,1
Bình quân lương thực theo đầu người. 100 113.8 121,8 121,2

Gợi ý đáp án

Vẽ biểu đồ và công thức tính bình quân lương thực đầu người

Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng

– Nhận xét và cách tính sản lượng lương thực bình quân đầu người

  • Dân số tăng chậm từ 1995 – 2002 [tăng 8,2%]
  • Từ năm 1995 đến 2002, sản lượng lương thực tăng nhanh [tăng 31,1%]
  • Từ năm 1995 – 2002 bình quân lương thực theo đầu người tăng cao [21,2%].

Dựa vào biểu đồ đã vẽ và các bài học 20, 21, hãy cho biết:

a] Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng

b] Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng

c] Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng.

Gợi ý đáp án

a] – Thuận lợi:

+ Phần lớn diện tích đồng bằng là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm [đất trong đê], thuận lợi cho việc phát triển cây lượng thực.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Có khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ, và đưa vụ đông lên thành vụ chính.

+ Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình cùng các nhánh của chúng là nguồn cung cấp nước thường xuyên cho hoạt động nông nghiệp.

+ Nguồn lao động dồi dào, người dân có truyền thống và kinh nghiệm thâm canh lúa nước.

+ Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước.

+ Thị trường tiêu thụ lớn.

– Khó khăn:

+ Một số nơi đất đã bị bạc màu.

+ Thiếu nước trong mùa khô.

+ Chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán…

b] Vai trò của vụ ngô đông: Ngô đông có năng suất cao, ổn định, diện tích đang mở rộng chính là nguồn lương thực, nguồn thức ăn gia súc quan trọng

c] Tỉ lệ gia tăng dân số ở đồng bằng sông Hồng giảm mạnh là do việc triển khai chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình có hiệu quả. Do đó, cùng với phát triển nông nghiệp, bình quân lương thực bằng 400kg/người. Đồng bằng sông Hồng đã bắt đầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu một phần lượng thực.

Video liên quan

Chủ Đề