Mỏ muối là gì

Phân loại các loại muối 

1. Muối ăn thông thường

Muối ăn thông thường còn có tên gọi khác là muối tinh luyện. Loại muối này dễ dàng tìm thấy trong bếp của mọi gia đình và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Muối ăn thông thường được tinh luyện cực kỳ chuyên sâu với cường độ rất cao. Do đó, hầu hết các khoáng chất vi lượng và tạp chất khác đều được loại bỏ hoàn toàn. 

Muối ăn thông thường

Công thức hóa học của muối ăn là NaCL (natri clorua). Trong muối ăn thông thường chứa tới 97% natri clorua tinh khiết hoặc nhiều hơn. Ở một số quốc gia trên thế giới, loại muối này cũng chứa một lượng i-ốt bổ sung giúp chống lại tình trạng thiếu i-ốt, suy giảm trí nhớ và một số bệnh khác.

2. Muối biển

Cũng tương tự như muối ăn thông thường, trong muối biển chủ yếu chứa natri clorua tinh khiết. Tuy nhiên, tùy thuộc vào công thức chế biến, loại muối này có thể sót lại nhiều khoáng chất vi lượng như sắt, kẽm và Kali.

dùng muối biển

Loại muối biển này có màu càng đậm thì dinh dưỡng và nồng độ tạp chất càng cao. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm nước  biển hiện nay đang ở mức độ đáng báo động. Do đó, trong muối biển có thể chứa hàm lượng lớn kim loại nặng, đặc biệt là chì -  một tác nhân gây hại cho sức khỏe con người khi được hấp thụ vào cơ thể.

3. Muối hồng Himalaya

Muối hồng Himalaya được khai thác từ mỏ muối có tên Khewra ở Pakistan. Trong muối có chứa một hàm lượng nhỏ oxy sắt, chất tạo nên màu hồng cho muối Himalaya. 

Ngoài ra, muối Himalaya cũng cung cấp các khoáng chất như sắt, kali, magie và canxi, khiến loại muối này có lượng natri clorua thấp hơn so với muối ăn thông thường. Muối Himalaya đem lại hương vị khác biệt hơn các loại muối khác, đây chính là lý do nó được nhiều người dùng ưa chuộng.

Muối hồng Himalaya

4. Muối Kosher 

Tên muối Kosher bắt nguồn từ đạo luật nghiêm ngặt trong chế độ ăn kiêng của người Do Thái xưa. Họ đã sử dụng riêng một loại muối để ngâm thịt cá với mục đích làm sạch máu của động vật trước khi ăn. Sau này, loại muối trên được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia khác nhau và không chỉ dùng trong sơ chế thịt cá mà còn để nấu nướng.

Đặc điểm của loại muối này là hạt muối có cấu trúc thô, nhiều góc cạnh và ít bổ sung i-ốt. Nhờ vào kích thước lớn của hạt muối, các đầu bếp có thể dễ dàng lấy bằng ngón tay và rải đều lên thức ăn hơn. Tuy loại muối này có hương vị khác biệt nhưng khi dùng để nấu ăn thì không khác gì muối ăn thông thường.

Muối Kosher

5. Muối Celtic

Đây là một loại muối biển, được biết đến đầu tiên ở nước Pháp. Muối Celtic thường có màu xám và có độ ẩm cao hơn muối ăn thông thường, do muối này có chứa một lượng nhỏ nước.

Trong hàm lượng của muối Celtic có cung cấp một lượng natri và một số khoáng chất thấp hơn so với muối ăn thông thường.

Muối Celtic

6. Muối Espom

Muối Esspom còn có tên gọi khác là muối magie sulfat. Loại muối này khác với các loại muối ăn thông thường. Tuy nhiên, vì có hình dạng trong giống hạt muối nên được mọi người cho vào họ nhà muối.

Muối Esspom chứa hai thành phần chính là magie và sulfat nên sẽ có tác dụng như sau:

  • Magie (Mg): Giúp cơ thể điều chỉnh 325 enzyme, hỗ trợ làm giảm tình trạng sưng viêm. Ngoài ra, còn có tác dụng ngăn ngừa xơ cứng động mạch hiệu quả.

  • Sulfat: Tạo điều kiện hấp thu chất dinh dưỡng, thải độc tố và làm giảm các triệu chứng đau nửa dầu. Đây được xem là chất tốt cho cơ thể và sức khỏe.

Mọi người thường sử dụng muối Espom để tắm, đặc biệt là tắm cho trẻ sơ sinh để ngăn chặn các bệnh về da như bệnh chàm, bệnh vẩy nến. Ngoài ra, giúp làm dịu vết muỗi cắn, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Đặc biệt là dùng trong điều trị bệnh tự kỷ rất hiệu quả.

Muối Espom

7. Muối đen

Muối đen là gia vị được dùng phổ biến tại Ấn Độ. Nghe có vẻ lạ nhưng loại muối này có công dụng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là muối đen Himalaya. Muối có vị mặn, mùi nồng và có chút vị ngọt đặc trưng. Do thành phần của muối đen có ít Natri hơn so với muối thồn thường nên rất thích hợp dùng cho người bị cao huyết áp. Ngoài ra, muối đen cũng không có các chất chống vón cục gây hại cho cơ thể và sức khỏe. Muối đen còn chứa nhiều chất khoáng tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện làn da và mái tóc của bạn.

Muối đen

8. Muối iốt

Muối i ốt là một chất cần thiết cho cơ thể người. Giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tận và giúp cơ thể phát triển toàn diện. Nếu bị thiếu i ối sẽ dễ bị bệnh bứu cổ, gây nên hiện tượng mệt mỏi, làm giảm khả năng suy nghĩ,...

Muối iốt

9. Muối biển xám

Muối biển xám là loại muỗi theo nghiên cứu thì được cho là muối có tác dụng cân bằng và duy trì axit và kiềm trong cơ thể, giúp kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, khi sử dụng muối xám còn đem đến công dụng hỗ trợ tốt hệ tim mạch và hệ hô hấp. Vì vậy, bổ sung muối biển xám để có sức khỏe tốt nhất nhưng hãy dùng theo sự hướng dẫn về cách dùng như nào nhé!

Muối biển xám

10. Muối đỏ Alaea Hawaii

Chắc hẳn các bạn cũng đang thắc mắc rằng: Tại sao muối lại có màu đỏ? Thực chất muối đỏ Alaea ở Hawaii là sự kết hợp giữa muối biển với đất sét từ núi lửa. Các bạn sẽ không ngờ là trong những hạt muối nhỏ bé ấy đang chứa một lượng khổng lồ với 80 loại khoáng chất khác nhau cực kì tốt cho phổi, tăng cường hệ miễn dịch, giải độc trong cơ thể. Và đặc biệt là có thể dùng làm cnhuw chất bảo quản tự nhiên, tốt cho thực phẩm.

Muối đỏ Alaea Hawaii

11. Muối Truffle

Muối Truffle được biết đến là loại muối giúp tăng cường protein cho cơ thể, giúp chống khả năng nhiễm khuẩn khi bị thương và tăng cường, bảo vệ hệ miễn dịch. Ngoài ra, còn một đặc điểm đặc biệt nữa chính là muối Truffle còn giúp cải thiện chuyện chăn gối.

Muối Truffle

Công dụng của muối với sức khỏe và đời sống con người

1. Công dụng của muối đối với sức khỏe con người 

  • Cân bằng điện giải: Trong muối chứa hàm lượng khoáng chất dồi dào giúp cân bằng điện giải. Hầu hết các khoáng chất như magie, canxi, kali… cơ thể chúng ta không thể tổng hợp được mà cần phải bổ sung qua chế độ dinh dưỡng. Do đó, bổ sung muối vào các bữa ăn hàng ngày có thể giúp duy trì nồng độ điện giải ở mức cân bằng và ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn điện giải. 

  • Giúp giữ nước cho cơ thể: Muối có tác dụng giữ nước cho các mô và tế bào, giúp các cơ quan trong cơ thể có đủ chất lỏng để duy trì và tái tạo tế bào mới. Nếu không bổ sung đủ muối sẽ khiến cơ thể dễ mất nước, sạm da, chóng mặt và thường xuyên mệt mỏi.

Công dụng của muối đối với sức khỏe con người

2. Công dụng của muối đối với đời sống

  • Loại bỏ mùi hôi trên tay: Sau khi bán sơ chế những đồ tanh, thái hành hoặc bóc tỏi, tay bạn sẽ có mùi hôi khó chịu. Dù đã rửa tay với xà phòng nhiều lần, mùi khó chịu này cũng không hoàn toàn biến mất. Bạn hãy pha một hỗn hợp muối và giấm rồi chà xát bàn tay vào đó là có thể đánh bay mùi khó chịu.

  • Giúp kiểm tra độ tươi của trứng: Lấy một cốc nước, cho thêm 2 thìa cà phê muối rồi thả trứng tươi vào. Nếu trứng tươi sẽ chìm xuống, còn trứng cũ sẽ nổi lên, nhưng trứng cũ không có nghĩa là trứng thối. Với những trứng cũ, bạn hãy đập chúng ra chén kiểm tra xem có mùi lạ hay không rồi mới quyết định vứt bỏ.

Khử mùi hôi giày bằng muối hột

Những câu hỏi thường gặp về muối

Ăn muối nhiều có tốt không?

Câu trả lời là không. Ăn quá nhiều muối sẽ không tốt cho sức khỏe vì có thể gây ra các bệnh như cao huyết áp, bệnh tim mạch, giảm canxi trong cơ thể, bệnh hen suyễn, bệnh về thận, bệnh xương khớp, các bệnh về hệ tiêu hóa và làm giảm tuổi thọ. Đó là những bệnh bạn sẽ gặp phải nếu dùng muối không đúng cách.

Muối iot có tác dụng gì?

Muối i ốt được biết đến là loại muối rất tốt cho sức khỏe vì có chứa i ốt. Chất này có tác dụng giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, phát triển hệ thần kinh và hệ sinh dục tốt, tốt cho tim mạch. Ngoài ra, còn có chức năng tác đọng đến chức năng sản sinh hồng cầu, tăng cường khả năng lọc thận, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và duy trì năng lượng trong cơ thể.

Sử dụng muối thế nào là đúng cách?

Muối mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn nên biết cách sử dụng sao cho đúng cách để bảo vệ cơ thể tốt nhất. Mỗi khi nêm nếm thức ăn, bạn chỉ nên dùng từ nửa hoặc đến 1 muỗng muối ăn tùy theo lượng đồ ăn mà bạn nấu. Nên nhớ, đừng lạm dụng quá nhiều muối vì nó không tốt cho sức khỏe.

Nên cân nhắc việc sử dụng muối của mình, nếu bổ sung quá nhiều hoặc ít muối có thể dẫn đến nhiều rủi ro. Do đó, bạn cần bổ sung đủ hàm lượng muối mỗi ngày để duy trì thể trạng tốt và ngăn ngừa các vấn đề về cơ thể. Đối với các trường hợp có bệnh lý như tim mạch, thận và huyết áp thì nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và biết chính xác lượng muối cần bổ sung mỗi ngày.

>>> Xem thêm:

Tác giả: Team Cleanipedia 

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Những câu hỏi thường gặp về muối

Ăn muối nhiều có tốt không?

Câu trả lời là không. Ăn quá nhiều muối sẽ không tốt cho sức khỏe vì có thể gây ra các bệnh như cao huyết áp, bệnh tim mạch, giảm canxi trong cơ thể, bệnh hen suyễn, bệnh về thận, bệnh xương khớp, các bệnh về hệ tiêu hóa và làm giảm tuổi thọ. Đó là những bệnh bạn sẽ gặp phải nếu dùng muối không đúng cách.

Muối iot có tác dụng gì?

Muối i ốt được biết đến là loại muối rất tốt cho sức khỏe vì có chứa i ốt. Chất này có tác dụng giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, phát triển hệ thần kinh và hệ sinh dục tốt, tốt cho tim mạch. Ngoài ra, còn có chức năng tác đọng đến chức năng sản sinh hồng cầu, tăng cường khả năng lọc thận, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và duy trì năng lượng trong cơ thể.

Sử dụng muối thế nào là đúng cách?

Muối mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn nên biết cách sử dụng sao cho đúng cách để bảo vệ cơ thể tốt nhất. Mỗi khi nêm nếm thức ăn, bạn chỉ nên dùng từ nửa hoặc đến 1 muỗng muối ăn tùy theo lượng đồ ăn mà bạn nấu. Nên nhớ, đừng lạm dụng quá nhiều muối vì nó không tốt cho sức khỏe.