Mọc mụn trên trán là dấu hiệu gì năm 2024

Mụn mọc nhiều ở trán thường do chế độ ăn uống kém, phát triển tại cằm có thể là dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố.

Mụn thường gặp ở nhiều lứa tuổi, phổ biến nhất là tuổi dậy thì, người có làn da dầu. Vài nốt mụn ở mặt có thể không đáng lo ngại. Nhưng mụn nổi nhiều, thường xuyên có thể liên quan đến vấn đề sức khỏe hoặc lối sống.

Trán và đường chân tóc

Mụn xuất hiện quanh chân tóc, trán có thể do mất cân bằng tiêu hóa, liên quan đến chế độ ăn uống kém, mắc hội chứng ruột kích thích. Trán nằm gần vùng chữ T, có nhiều tuyến tiết dầu, kết hợp cùng lớp trang điểm tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông, hình thành mụn.

Uống nhiều nước, chế độ dinh dưỡng cân bằng, ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày, giữ cho vùng trán sạch sẽ nhằm giảm mụn. Tránh dầu gội, dầu xả còn sót lại trên vùng trán và hạn chế để tóc mái. Người bị mụn có thể dùng các sản phẩm điều trị theo tư vấn của bác sĩ.

Vùng chữ T

Mụn mọc ở vùng chữ T từ giữa lông mày xuống mũi và cằm thường xuất phát từ sự mất cân bằng trong đường tiêu hóa hoặc do dị ứng thực phẩm. Khu vực này có lỗ chân lông và tuyến bã nhờn lớn hơn một số vùng khác trên khuôn mặt. Dầu thừa có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến nổi mụn trứng cá hoặc mụn đầu đen, mụn đầu trắng.

Người thường đổ nhiều dầu trên vùng chữ T nên rửa mặt thường xuyên để loại bỏ dầu và da chết tích tụ. Viện Da liễu Mỹ khuyến nghị nên rửa mặt khi thức dậy, trước khi đi ngủ và sau khi đổ mồ hôi.

Retinoid góp phần giải quyết tình trạng nhờn và thông thoáng lỗ chân lông. Sản phẩm có chứa axit salicylic cũng là gợi ý, giúp giảm viêm và làm thông thoáng lỗ chân lông. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

Mọc mụn trên trán là dấu hiệu gì năm 2024

Mụn thường nổi nhiều ở vùng chữ T, má. Ảnh: Freepik

Da trên má có xu hướng khô và dễ bị kích ứng. Do đó, khu vực này có xu hướng phản ứng khi lớp trang điểm bẩn không được làm sạch, vỏ gối không giặt thường xuyên. Mụn trên má có thể là dấu hiệu do ăn nhiều đường, viêm dạ dày, các vấn đề về xoang hoặc dị ứng.

Nên thường xuyên vệ sinh vật dụng tiếp xúc với khuôn mặt, tránh chạm tay lên mặt, điều chỉnh chế độ ăn và hạn chế tiêu thụ đồ ngọt. Trong chu trình dưỡng da, có thể thoa axit salicylic, benzoyl peroxide và retinol cách ngày để hạn chế kích ứng.

Cằm và quai hàm

Mụn ở khu vực này cho thấy mất cân bằng trong hệ thống nội tiết tố. Ở phụ nữ, cằm mọc nhiều mụn hơn khi đến kỳ kinh nguyệt hoặc mãn kinh do nồng độ androgen cao hơn estrogen. Với nam giới, androgen có thể kích thích tuyến bã nhờn tăng sản xuất dầu, làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Mụn nội tiết có thể cần điều trị kéo dài. Nên uống đủ nước, sửa mặt sạch và dùng sản phẩm rửa dịu nhẹ. Tránh chà xát, nặn mụn vì dễ gây viêm, làm mụn nặng hơn. Hạn chế tối đa trang điểm, nếu có cần tẩy trang thật sạch để tránh bít tắc lỗ chân lông.

Vị trí mọc mụn liệu có cảnh báo vấn đề nào về sực khỏe hay không trong khi nhiều người cho rằng, mụn là do nội tiết, do môi trường ô nhiễm?

Trị mụn bên ngoài chỉ là cách đối phó tạm thời, tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa để khắc phục mới là cách chữa trị lâu dài. 12 vị trí xuất hiện của mụn dưới đây cũng là cách mà cơ thể lên tiếng khi sức khỏe có dấu hiệu bất ổn.

Vị trí mọc mụn tại trán cảnh báo điều gì?

Vị trí mọc mụn xuất hiện ở trán là dấu hiệu của tâm hỏa thịnh (tim hồi hộp, nóng trong người), quá trình tuần hoàn máu có vấn đề, dẫn tới việc cơ thể tích tụ các độc tố sinh ra mụn.

Nguyên nhân do mất ngủ, tinh thần quá căng thẳng dẫn tới tỳ khí thương tổn, dễ nóng nảy và giận dữ. Tâm hỏa thịnh còn làm cho miệng lưỡi lở loét, đầu lưỡi chuyển màu đỏ, đau nhức khó chịu dẫn tới mất ngủ.

Lời khuyên: cách điều trị dễ dàng nhất là dùng: 12g tâm hạt sen, 12g táo nhân hãm trong nước sôi, uống hàng ngày thay nước trà, giúp cho cơ thể mát hơn.

Giữa hai đầu lông mày và huyệt ấn đường

Nổi mụn ở vị trí này có thể do gan bị suy nhược mà gây nên. Gan yếu còn làm cho vùng ngực trái bị ê ẩm, căng cứng gây khó chịu.

Lời khuyên: tránh vận động quá sức, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ, không dùng bia rượu và các đồ cay nóng.

Huyệt thái dương

Đây là biểu hiện túi mật không ổn, ví dụ như dịch mật tiết ra không đủ. Ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm giàu chất béo như: ruột động vật, thịt bò… đều làm cho túi mật phải hoạt động quá nhiều, từ đó xuất hiện mụn ở huyệt thái dương. Ngoài ra, bắt túi mật hoạt động quá công suất còn làm cho tóc nhanh bạc, khi ăn các đồ béo dễ bị đau bụng.

Lời khuyên: ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, giảm thiểu dùng các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao.

Mọc mụn trên trán là dấu hiệu gì năm 2024

Vị trí mọc mụn có thể là cảnh báo những bất thường của sức khỏe

Mũi

Vị trí mọc mụn xuất hiện ở sống mũi là do dạ dày và nội tạng bị nóng, hệ tiêu hóa bất ổn. Hơi nóng ở dạ dày bốc lên quá mạnh còn làm cho chân răng bị sưng đau và miệng thường cảm thấy khô, bỏng rát.

Ngoài ra, nổi mụn xuất hiện ở hai bên cạnh sống mũi có liên quan đến hoạt động của buồng trứng và hệ sinh sản.

Lời khuyên: hạn chế dùng đồ uống lạnh, ăn nhiều mướp đắng, rau cần có tác dụng làm cho tạng vị thanh hỏa. Ngoài ra, có thể lấy 12g hoa cúc, 12g kim ngân hoa hãm nước uống sẽ làm tiêu tan khí nóng trong người.

Cằm

Khi vùng cằm xuất hiện nhiều nốt mụn to và cứng phải đặc biệt chú ý, vì điều đó biểu hiện buồng trứng hoặc tử cung… của hệ sinh sản có vấn đề. Tuy nhiên, nếu mụn chỉ xuất hiện định kỳ hàng tháng vào ngày trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt là do nội tiết và hormone, chứ không phải do tình trạng sức khỏe của bạn có vấn đề.

Lời khuyên: không ăn thực phẩm cay nóng, mỡ, đồ quá ngọt, chất kích thích.

Môi

Những buổi tiệc tùng triền miên khiến bao tử của bạn bị quá tải, nóng trong người, tiêu hóa kém dẫn đến tình trạng xuất hiện các nốt mụn ở quanh môi.

Lời khuyên: ăn uống đúng giờ, đúng bữa với liều lượng hợp lý. Mỗi ngày, bạn nên uống một cốc sữa hoặc đồ uống lên men sẽ có lợi cho việc điều chỉnh lại chức năng của dạ dày.

Gò má phải

Chức năng đường ruột bị rối loạn ảnh hưởng tới khả năng bài tiết chất độc của ruột. Khi chức năng của đường ruột bị rối loạn sẽ có biểu hiện vùng bụng cảm thấy trướng, hay sôi bụng.

Lời khuyên: hạn chế ăn các đồ ăn dễ gây trướng như khoai, hạt dẻ, sắn mì…

Má phải

Mụn xuất hiện ở vị trí này cho thấy chức năng của phổi bất thường. Thường khi có hiện tượng ho, cảm hoặc tắc mũi, đau họng thì má bên phải sẽ xuất hiện những nốt mụn.

Lời khuyên: ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho phổi như: nước ép cà chua, cá, táo, tỏi…

Mọc mụn trên trán là dấu hiệu gì năm 2024

Mụn mọc ở má phải có thể là dấu hiệu bất thường của phổi

Gò má trái

Chức năng gan mật không tốt, dịch mật tiết ra không đủ, vấn đề này đều thuộc về hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu mụn thường xuyên xuất hiện ở vùng gò má trái là triệu chứng túi mật bị nhiễm hoặc mật kết sỏi.

Lời khuyên: nên chia thành nhiều bữa ăn và hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ để tránh hệ tiêu hóa hoạt động quá nhiều.

Má trái

Đây là dấu hiệu cho thấy chức năng gan không tốt, sự điều tiết, thải độc, giải độc… của gan hoặc chức năng tạo huyết có vấn đề gây ra hiện tượng trướng đau ở hai bên sườn, vùng ức và vùng bụng, nhãn cầu sẽ chuyển màu vàng và trên má xuất hiện vết ban.

Lời khuyên: tránh uống rượu. Nên ăn nhiều thực phẩm có tác dụng thải độc như: mướp đắng, đậu xanh, dưa chuột, nho, tỏi…

Vùng hàm dưới

Hệ thống bạch huyết bài độc không tốt. Xuất hiện mụn là biểu hiện hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể đang bị giảm sút… Những người thường xuyên dùng thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh sẽ làm cho bạch huyết bài độc không tốt từ đó dẫn tới tiện bí.

Lời khuyên: uống vitamin và sinh tố chống lão hóa như tinh chất quả nho sẽ có lợi cho việc giải bỏ độc tố tồn đọng trong bạch huyết. Đồng thời, tăng cường vận động, khiến tiết nhiều mồ hôi giúp thúc đẩy bạch huyết bài độc. Ngoài ra, massage hoặc dẫn lưu bạch huyết cũng có lợi cho việc bài độc của cơ thể.

Vùng mông, âm đạo

Theo Đông Y, vị trí mọc mụn xuất hiện ở vùng mông và âm đạo là biểu hiện thấp nhiệt trong người, nước tiểu vàng, đi cầu dễ bị táo bón, vùng âm đạo bị khí hư, viêm nhiễm.

Lời khuyên: hạn chế các thức ăn nhiều gia vị cay, nóng, bia rượu, thuốc lá. Ngoài ra, hàng ngày dùng khoảng 12g ý dĩ, 12g kim ngân hoa (nếu là phụ nữ có thai thì thay 12g ý dĩ bằng 12g thổ phục linh) đem hãm trong nước sôi cho đủ uống cả ngày để thanh nhiệt trừ thấp, giải độc.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tại sao lại bị mọc mụn ở trán?

Nổi mụn ở trán là lời cảnh báo cơ thể tích tụ nhiều độc tố, chức năng gan kém hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa hoặc chế độ sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, thiếu ngủ, thường xuyên căng thẳng hay ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường, các thực phẩm không tốt cho sức khỏe (đồ uống có ga, chất kích thích như rượu bia, cà ...

Tại sao lại mọc mụn ở chân tóc?

Nguyên nhân tình trạng mụn ở chân tóc Nguyên nhân tình trạng mụn ở chân tóc là do vi khuẩn, nấm dễ dàng xâm nhập vào vào da đầu mà gây nên tình trạng mụn chân tóc. Mụn ngoài những vị trí da đầu thì còn ẩn trong nang tóc, gây suy yếu nang tóc và là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc.

Tại sao lại bị mọc mụn ở má?

Mụn ở má Mụn mọc ở má rất thường gặp vì khu vực này thường tiếp xúc với nhiều bụi bẩn từ môi trường hoặc thông qua các thói quen sinh hoạt. Thói quen chạm tay lên mặt hay không sử dụng khẩu trang bảo hộ khi ra ngoài là cơ hội để vi khuẩn tấn công và gây nên mụn trên má.

Ăn gì để giảm mụn ở trán?

Các loại thực phẩm giảm mụn nội tiết ở trán hiệu quả Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm, vitamin A, vitamin E giúp giảm viêm như: cà rốt, bí đỏ, đậu, rau bina, cải xoăn, hạt hướng dương, bông cải xanh, gạo lứt. Bổ sung thực phẩm có chứa men vi sinh (lợi khuẩn có lợi cho đường ruột), giúp giảm viêm, ngăn mụn nội tiết.