Mối quan hệ giữa nhà quản trị và các thành viên trong tổ chức

Hiện nay, các doanh nghiệp muốn phát triển được hay đạt được những kết quả tốt, lợi nhuận cao thì không thể không kể đến các cấp quản trị. Mối quan hệ của các cấp quản trị là yếu tố quan trọng để giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư, doanh nhân phát triển một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, mối quan hệ tương hỗ giữa các cấp quản trị cũng đặc biệt không kém. Vì thế, hãy cùng công ty Luật Everest tìm hiểu sâu về các mối quan hệ tương hỗ giữa các cấp quản trị nhé.

Mối quan hệ tương hỗ giữa các cấp quản trị

Nhà quản trị là gì?

Nhà quản trị hay quản trị viên là một người làm việc trong một tổ chức và là người có trách nhiệm thực hiện các chức năng quản trị trong khuôn khổ trách nhiệm được giao. Là người chịu trách nhiệm trước công ty về kết quả của các hoạt động của các thành viên trong công ty. 

Nhà quản trị cần phải thực hiện các nhiệm vụ với càng ít tài nguyên càng tốt. Một số nguồn lực mà nhà quản lý có thể sử dụng bao gồm: Con người, tài chính, thông tin, cơ sở vật chất. Vị trí của bạn. Nó rất đa dạng trong công ty, tùy thuộc vào phạm vi và trách nhiệm. Bạn là CEO, trưởng bộ phận, trưởng phòng …

Xem thêm: Văn hóa giao tiếp

Sự khác biệt giữa các cấp quản trị

Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa các cấp quản trị chính là chức danh hay vị trí của từng người trong một doanh nghiệp, công ty. Bên cạnh đó, sự khác biệt này là do phạm vi quản lý, giám sát hoạt động, trách nhiệm của mỗi người là khác nhau. Đôi khi các cấp quản trị có chức năng khác nhau, có người có chức năng hoạch định các chính sách cho công ty, người thì có chức năng quản lý thông tin, lưu trữ thông tin,.. Nhưng chủ yếu sự khác nhau là về chức năng của mỗi người trong công ty.

Ở đây các cấp quản trị được chia ra làm 3 cấp đó là cấp cao, cấp trung gian và cuối cùng là cấp cơ sở. Quản trị cấp cao là những người đứng đầu công ty, có vai trò cao nhất về quyền hành lẫn giám sát. Quản trị cấp trung gian là ở giữa cấp cao và cấp cơ sở, chức danh chủ yếu là phó phòng, trưởng phòng,… Và quản trị cấp cơ sở là có chức danh thấp nhất trong ba cấp trên, nhiệm vụ liên quan đến cấp này là thúc đẩy, nâng cao hiệu suất lao động của các nhân viên trong doanh nghiệp.  

Xem thêm: Tâm sự Ceo

Mối quan hệ giữa các cấp quản trị

Các cấp quản trị có mối quan hệ mật thiết với nhau và có tác động qua lại, ảnh hưởng nhiều đến quá trình hoạt động, vận hành của nhau. Mối quan hệ giữa các cấp quản trị được chia ra thành nhiều cấp như các nhà quản trị cấp cao là cánh tay phải đắc lực của doanh nghiệp thì nhà quản trị cấp trung gian hay cấp cơ sở là cánh tay trái hỗ trợ hết công suất cho hoạt động của doanh nghiệp. Nếu thiếu một trong các cấp thì hoạt động, vận hành của mối quan hệ giữa các cấp quản trị của doanh nghiệp sẽ gặp trục trặc và dẫn tới nhiều vấn đề phát sinh cần giải quyết.

Đầu tiên là nhà quản trị cấp cao là đầu cầu để đưa ra những chính sách, chiến lược phù hợp cho công ty, xây dựng kế hoạch, định hướng để cấp dưới thực hiện nó. Họ sẽ đưa các chiến lược đó cho cấp dưới và nhờ họ triển khai cho các nhân viên khác. Nếu không có các nhà quản trị cấp cao thì sẽ như tàu hỏa không có đầu, như thế thì doanh nghiệp sẽ phá sản và không tiếp tục được sụ hiệu quả mối quan hệ giữa các cấp quản trị.

Còn nhà quản trị cấp trung gian là người gắn kết nhà trị cấp cao và nhà quản trị cấp cơ sở lại với nhau. Đây là cấp quan trọng vì nếu không có cấp quản trị này thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ kém logic, không có hệ thống, rời rạc và không đồng nhất kế hoạch hay chiến lược kinh doanh với nhau.

Cuối cùng là cấp cơ sở, họ là người thực hiện, triển khai các kế hoạch của cấp cao, đưa các chính sách đó vào hoạt động, giám sát thực hiện kế hoạch một cách chỉnh chu, hiệu quả nhất. Cấp cơ sở cũng có vai trò quan trọng không kém, bởi nếu có những chính sách, chiến lược hiệu quả nhưng không có người thực hiện, biến những chính sách đó thành hoạt động và triển khai nó thì doanh nghiệp sẽ không có doanh thu, lợi nhuận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn vốn của công ty.

Những điểm mạnh và điểm yếu giữa mối quan hệ các cấp quản trị

Mối quan hệ giữa các cấp quản trị nào trong mỗi doanh nghiệp đều cũng có mặt mạnh và mặt yếu vì thế dưới đây là một số điểm mạnh và điểm yếu giữa mối quan hệ các cấp quản trị:

[i] Điểm mạnh giữa mối quan hệ giữa các cấp quản trị: Việc chia thành nhiều cấp quản trị khác nhau sẽ tránh được tình trạng lạm quyền, tham nhũng. Bên cạnh đó, nó làm cho doanh nghiệp làm việc một cách logic, có hệ thống, rõ các cấp để phân chia công việc một cách dễ dàng, nhân viên khi làm việc thì sẽ biết được rõ nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý của mình trong lĩnh vực gì. 

[ii] Điểm yếu giữa mối quan hệ giữa các cấp quản trị: Đôi khi những chính sách, định hướng của quản trị cấp cao đưa ra quá khó để thực hiện và đưa vào hoạt động nên tiến trình làm việc của các cấp cơ sở chậm, làm giảm hiệu suất mà cấp cao đã đề ra trước đó. Hay cấp trung gian đôi khi không truyền đạt đúng ý của cấp cao dẫn đến cấp cơ sở làm sai, làm lệch đi mục đích của kế hoạch đó. 

Xem thêm: Mối quan hệ giữa các chức năng quản trị

Quản trị là việc thiết yếu trong mỗi tổ chức. Vậy chức năng quản trị là gì? Mối quan hệ giữa các chức năng quản trị ra sao? Hãy tìm hiểu trong bài viết sau.

Các chức năng của quản trị

Chức năng quản trị là gì?

Chức năng quản trị là những hoạt động riêng biệt của quản trị thể hiện những phương thức tác động của quản trị viên đến các lĩnh vực quản trị trong doanh nghiệp.

Hoạt động quản trị của con người đã ra đời từ rất lâu nhưng khi con người đã tổ chức các nhà máy, xí nghiệp khổng lồ và đạt được các tiến bộ to lớn về kỹ thuật nhưng khoa học quản trị vẫn chưa được quan tâm đến.

Đến đầu thế kỷ 20, những nghiên cứu khoa học về quản trị mới được đưa ra một cách có hệ thống và phân loại các chức năng quản trị. Bản thân các cách phân loại của các nhà khoa học hàng đầu theo thời gian cũng khác nhau và chúng ta có thể tìm hiểu ở mục dưới đây.

Phân loại các chức năng của quản trị

Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân loại các chức năng của quản trị theo quan điểm của nhiều nhà khoa học quản trị.

1. Phân loại quản trị theo Henry Fayol

Henry Fayol là một nhà khoa học quản trị của Pháp. Bạn có thể tìm hiểu thêm quy tắc quản trị của ông trong bài viết:

14 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Henry Fayol

Chức năng quản trị được ông chia thành 5 phần, bao gồm:

- Hoạch định: “Doanh nghiệp chỉ thu được kết quả khi nó được hướng dẫn bởi một chương trình hoạt động, một kế hoạch nhất định nhằm xác định rõ: Sản xuất cái gì? Sản xuất bằng cách nào? Bán cho ai? Với nguồn tài chính nào?”

- Tổ chức: “Tổ chức một doanh nghiệp tức là trang bị tất cả những gì cần cho hoạt động của nó bao gồm: máy móc, vốn, nhân viên, vật liệu…”

- Phối hợp: “Phối hợp là việc làm cho đồng bộ giữa tất cả những hoạt động của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận dễ dàng và có hiệu quả”.

- Chỉ huy: “Có thể xã hội đã được xây dựng xong, giờ chúng ta chỉ việc làm cho nó hoạt động, đó chính là nhiệm vụ của người chỉ huy”.

- Kiểm soát: “Kiểm tra thực chất là quá trình xem lại tất cả việc đã được tiến hành phù hợp với chương trình đã định với những mệnh lệnh đã ban bố và những nguyên lý đã thừa nhận”.

Phân loại các chức năng quản trị

2. Phân loại theo cách của L. Gulick và L. Wrwich

Năm 1937, hai nhà khoa học quản trị L. Gulick và L. Wrwich đã phát triển hệ thống của Fayol thành 7 chức năng quản trị được viết tắt là POSDCORB trong cuốn “Papers on the Science of Administration” tạm dịch là Luận cứ về khoa học của quản trị. Theo đó, chức năng quản trị được chia thành:

P: Planning – Hoạch định

O: Organizing – Tổ chức

S: Staffing – Nhân sự

D: Directing – Chỉ huy

CO: Coordinating – Phối hợp

R: Reporting – Báo cáo

B: Budgeting – Ngân sách

Cách phân loại chức năng quản trị này thể hiện tính kế thừa và phát triển. Có 2 nhân tố ảnh hưởng tới khoa học quản trị ở thời kì này chính là:

- Sự hình thành các tập đoàn doanh nghiệp dẫn đến việc phải đổi mới vấn đề tổ chức – đặc biệt là việc tuyển dụng các nhân viên quản trị có học vấn vào các vị trí cao cấp.

- Sự thâm nhập của giới ngân hàng vào hoạt động của các doanh nghiệp với tư cách là các quản trị viên cấp cao.

3. Phân loại theo H. Koontz và C. O’Donnell

Kế thừa lại cách phân loại của Fayol, hai nhà khoa học người Mỹ đã phân loại thành 4 chức năng quản trị cơ bản bao gồm:

- Xác định triết lý, giáo lý và chính sách kinh doanh

- Kế hoạch kinh doanh và kiểm tra

- Tổ chức và chỉ huy

- Phát triển nhà quản trị

Nội dung của các chức năng quản trị

Nội dung của các chức năng quản trị

Hoạch định

Là chức năng đầu tiên trong quản trị bao gồm các công việc: Xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược tổng thể, thiết lập một hệ thống các kế hoạch để phối hợp các hoạt động.

Tổ chức

Bao gồm việc xác định những việc phải làm, những ai tham gia làm việc đó, các công việc sẽ được phối hợp lại với nhau như thế nào? Những bộ phận nào cần phải được thành lập? Quan hệ phân công và trách nhiệm giữa các bộ phận đó, hệ thống quyền hành trong doanh nghiệp.

Chỉ huy

Công việc trong doanh nghiệp cần phải có người thực hiện. Để có người làm việc, nhà quản trị cần phải tuyển chọn, thu hút người làm việc, bố trí, bồi dưỡng, động viên và khích lệ nhân viên.

Việc thiết lập quyền hành và sử dụng quyền hành đó để giao việc cho nhân viên, đưa ra các nội quy, quy định làm việc và ủy quyền cho người khác… là nội dung của chức năng chỉ huy.

Phối hợp

Chức năng này bao gồm: Phối hợp theo chiều dọc, nghĩa là phối hợp giữa các cấp quản trị và phối hợp theo chiều ngang nghĩa là phối hợp giữa các chức năng, các lĩnh vực quản trị.

Kiểm soát

Chức năng này bao gồm việc xác định thu thập thông tin về thành quả thực tế, so sánh với thành quả kỳ vọng và tiến hành các biện pháp sửa chữa nếu có sai lệch nhằm đảm bảo tổ chức đang đi đúng hướng giúp hoàn thành mục tiêu.

Mối quan hệ giữa các chức năng quản trị

Quan hệ giữa chức năng quản trị với quy mô doanh nghiệp

Việc thực hiện số lượng các chức năng quản trị ở doanh nghiệp lớn và nhỏ là giống nhau. Tuy nhiên việc đảm bảo chức năng quản trị của các cấp quản trị trong những doanh nghiệp có quy mô khác nhau là khác nhau.

Điều này thể hiện ở việc các doanh nghiệp nhỏ có cấp quản trị cao nhất có thể can thiệp và điều hành cả những công việc của cấp dưới, trong khi ở các doanh nghiệp lớn thì chức năng quản trị được phân cấp khá rành rọt, cấp quản trị cao nhất chỉ tập trung thời gian vào những chức năng thiết yếu.

Quan hệ giữa chức năng quản trị với các cấp quản trị

Trong một doanh nghiệp, các cấp quản trị được phân chia một cách khách quan việc đảm trách các chức năng này ở các mức độ khác nhau. Chức năng hoạch định và tổ chức giảm dần theo cấp quản trị trong khi đó, chức năng điều hành lại tăng lên ở cấp quản trị thấp nhất

Tính quốc tế của chức năng quản trị

Mặc dù việc vận dụng các chức năng quản trị vào hệ thống doanh nghiệp ở từng quốc gia, khu vực có thể khác nhau về vai trò, tính chất quan trọng của từng chức năng nhưng xét về tổng thể thì các chức năng theo phân loại của Fayol vẫn được mọi quốc gia công nhận.

Có thể nói phát minh phân loại chức năng quản lý của Fayol là cơ sở quyết định cho sự tiến bộ của khoa học quản trị từ thế kỷ 20.

Video liên quan

Chủ Đề