Môi trường sống bị hủy hoại nặng nề là gì

5326 Lượt xem - 07-04-2020 11:36

Trái Đất là ngôi nhà chung của nhân loại nhưng đang từng ngày từng giờ thay đổi trong tương lai theo hướng tiêu cực. Vì thế cần xem xét và đánh giá lại cách chúng ta phát triển và tiếp cận với cuộc sống hiện đại theo hướng thân thiện với thiên nhiên hơn. Để có thể xây dựng cuộc sống tốt đẹp đó, chúng ta cần hiểu và nhận thức rõ những vấn đề môi trường nào đã và đang ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững ấy.

Rừng đang bị con người tàn phá nặng nề

Rừng được ví như lá phổi xanh của Trái Đất. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống của loài người. Rừng đảm bảo chu trình hoạt động oxy và cacbon trong bề mặt khí quyển. Cây xanh hấp thụ CO2 và thải ra khí Oxy.

Tuy nhiên, rừng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá và giảm diện tích. Cùng điểm qua một số nguyên nhân nhé!

  • Do chuyển đổi rừng thành đất canh tác nông nghiệp
  • Do các hoạt động của con người như lấy đất để chăn nuôi, trồng trọt, khai thác gỗ, xây dựng công trình, thủy lợi, giao thông, xây dựng khu dân cư.
  • Do hoạt động khai thác khoáng sản ngày càng được mở rộng khiến rừng bị suy thoái và đứng trước nguy cơ báo động [nhất là rừng ở khu vực Nam Mỹ, châu Phi, Nam Á].

Nếu không có biện pháp kịp thời, diện tích rừng sẽ ngày càng thu hẹp. Nhất là các sự kiện cháy rừng Amzon trong thời gian qua đã bị tàn phá và bị phá hủy nặng nề. Mất rừng đồng nghĩa với việc loài người phải đối mặt với hàng loạt hệ quả như:

  • Biến đổi khí hậu, sự nóng lên của Trái Đất
  • Lượng khí CO2 thải vào môi trường ngày càng tăng, dự kiến sẽ có thêm 6 tỷ tấn CO2 sẽ thải trực tiếp vào khí quyển
  • Giảm sự thoát ra của hơi nước, khiến lượng mưa ít đi, nguồn nước cung cấp cũng bị hạn chế
  • Tăng khả năng xói mòn, sạt lở, thiên tai vì diện tích bao phủ rừng bị giảm sút
  • Tăng khả năng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, làm lây lan bệnh tật

Tài nguyên nước đang dần cạn kiệt

Từ lâu, nước đã mặc nhiên trở thành tài nguyên quý giá và không thể thiếu đối với cuộc sống của con người. Cũng giống với rừng, con người đã và đang đánh mất đi một nguồn lớn tài nguyên nước sạch do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt gây ra. Trong đó, nhu cầu sử dụng nước ngọt tăng nhanh cũng góp công to lớn vào việc thay đổi nguồn nước tự nhiên khiến chất lượng nước không được đảm bảo duy trì ở mức tốt nhất.

Ngoài ra, con người chưa chú trọng xử lý nước thải công nghiệp, sinh hoạt, thải CTNH hoặc ngăn sông, đắp đập ngày càng nghiêm trọng khiến chất ô nhiễm chưa phân hủy kịp nên môi trường nước, đất và không khí bị ô nhiễm. Vậy nên tình trạng thiếu nước sạch diễn ra trong thời gian dài và lan rộng ra trên toàn thế giới. Con người chậm phát triển về thể chất và trí tuệ, gây hạn hán, khô cằn, làm trì trệ sự phát triển nền kinh tế - xã hội đều là do sự khan hiếm nước sạch gây ra. Đó là nguyên nhân làm mất đi sự đa dạng sinh học.

Vì thế cần tính đến các giải pháp dài hạn, hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên nước. Bổ sung và xây dựng quy định về việc khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn, giải pháp xử lý nước thải, xây dựng các định mức phát triển kinh tế - xã hội phù hợp.

Mất cân bằng đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học bao gồm nhiều hệ sinh thái khác nhau được hình thành và duy trì trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Hệ sinh thái chỉ được cân bằng và phát triển khi các loài sinh vật trong hệ sinh thái được tồn tại và hỗ trợ lẫn nhau. Khó có thể lường trước và hình dung được sự mất mát to lớn khi các loài bị mất mát ngày càng nhiều hơn.

Con người sống phụ thuộc vào thiên nhiên. Con người có thể tận hưởng được cuộc sống nhờ những ưu đãi mà thiên nhiên ban tặng, từ sự phát triển của các loài sinh vật, từ môi trường xanh đầy thân thiện. Tuy nhiên, vì cái cớ phát triển cho cuộc sống mà con người đang dần phá hủy hệ sinh thái, đó là hoạt động tàn phá thiên nhiên làm mất đi sự đa dạng loài và mất cân bằng sinh thái đáng kể.

Sự suy thoái sinh học tạo ra nhiều khó khăn cho cuộc sống, nhất là ảnh hưởng đến người nghèo khổ, khu vực nghèo đói, vùng sâu, vùng xa hay vùng kém phát triển. Như vậy sự suy thoái đa dạng sinh học và hệ sinh thái gây ra nhiều khó khăn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống.

Sự nóng lên của toàn cầu

Đó là hiện tượng khi nồng độ khí nhà kính tăng lên một cách bất thường, lượng nhiệt tỏa ra cũng tăng theo. Kéo theo đó nhiệt độ của đại dương, khí quyển, mặt đất tăng lên. Nguyên nhân được các nhà khoa học lý giải do nồng độ CO2 của Trái Đất thải vào khí quyển có xu hướng tăng đều qua mỗi năm. Hậu quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu:

  • Nhiệt độ mặt đất tăng thêm 1,8 6,4 độ C vào năm 2100
  • Lượng mưa tăng lên 5 10%
  • Tốc độ băng tan ở 2 cực diễn ra nhanh hơn
  • Mực nước biển tăng lên khoảng 70 100cm
  • Hàng loạt vấn đề thiên tai xảy ra như bão, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng, cháy rừng,

Trên đây chỉ là một số ít vấn nạn mà trong tương lai con người sẽ phải đối mặt nhiều hơn. Loài người phải chứng kiến nhiều thảm họa như cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm, bệnh tật, thiên tai diễn ra một cách chóng mặt. Vì thế, con người cần xây dựng biện pháp và giải pháp ứng phó, xử lý môi trường dài hạn và kịp thời nhằm ngăn chặn các thảm họa môi trường lớn hơn.

Trong xử lý khí thải công nghiệp thì thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí là loạt thiết bị có tác dụng ngăn chặn ...

Than hoạt tính, Bitum và Oxy hóa là 3 giải pháp để xử lý các nguồn khí thải ở một số ngành công nghiệp như: hóa ...

Quan trắc khí thải tự động là công việc định kỳ đối với cơ sở sản xuất có mức độ phát thải lớn phù hợp ...

Đo kiểm quan trắc môi trường áp dụng đối với cơ sở y tế, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Việc đo kiểm sử ...

Việc thu gom bụi và xử lý khí thải rất quan trọng trong sản xuất công nghiệp như chế biến gỗ, nông nghiệp, chế ...

Các công trình BVMT, hệ thống xử lý chất thải muốn đi vào vận hành chính thức thì chủ dự án phải lập báo cáo ...

Video liên quan

Chủ Đề