Món an nào là đặc trưng không thể thiếu ở khu vực miền Trung vào dịp Tết

Tết cổ truyền là dịp để cả gia đình sum họp, quây quần bên nhau ấm cúng. Khi đó, mâm cơm ngày Tết vô cùng quan trọng, chúng phải vừa ngon, vừa trọn vẹn ý nghĩa. Nếu bạn chưa biết chuẩn bị những món ăn nào thì hãy cùng Nguyên Khôi khám phá 20+ món ăn ngày Tết miền Trung truyền thống dưới đây!

Trong ngày Tết cổ truyền, việc dâng bánh chưng lên cúng gia tiên chính là phong tục quen thuộc của người Việt. Nếu như bánh chưng xuất hiện phổ biến tại Tết miền Bắc thì bánh tét lại đặc trưng cho Tết miền Trung. Đây vừa là món ăn góp mặt trong dịp lễ Nguyên Đán, vừa cả ngày thường. Tuy nhiên, tùy khu vực bánh có thể có khác biệt như kích cỡ hay nhân bánh, … 

Bánh tét truyền thống miền Trung

Dưa món là món ăn kèm không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền Trung. Mỗi độ Tết đến xuân về, nhiều gia đình lại rộn ràng chuẩn bị dưa muối hay củ kiệu để ăn Tết. Dưa món cũng là món “chống ngán” hiệu quả, thường ăn kèm với bánh chưng, bánh tét hoặc cơm. Hiện nay, bạn có thể làm dưa món từ các loại như: su hào, cà rốt, …

Dưa món – Món ăn kèm trong mâm cỗ ngày Tết

Mật mía là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, được sử dụng thay đường để chế biến các món ăn. Mật mía vừa giúp các món ăn có màu sắc đẹp mắt, hương vị đậm đà, vừa ngọt tự nhiên mà không gắt hay ngấy. Bắp bò kho mật mía thơm dịu hoà quyện cùng vị cay cay của gừng, sả, tiêu và ớt, … Vị ngọt tự nhiên từ bắp bò giòn giòn săn săn dẻo dẻo, vô cùng hấp dẫn trong những ngày Tết.

Bắp bò mật mía hương vị thơm ngon

Thịt heo ngâm mắm được xem là rất đặc sản trong các món ăn ngày Tết miền Trung. Hương vị thơm nồng quyến rũ của nồi nước mắm hòa quyện với thịt heo chắc chắn khiến bạn thưởng thức một lần không thể nào quên. Với người miền Trung, ngày Tết bên cạnh bánh tét, dưa món, nhất định phải có thêm hũ thịt ngâm mắm. Nếu thiếu đi hương vị ngọt ngọt, mặn mặn của món này, mâm cơm ngày Tết dường như không đầy đủ và trọn vẹn.

Thịt heo ngâm mắm đậm đà

Tré là món ăn đặc trưng ngày Tết người miền trung. Nó đặc biệt từ hình thù, tên gọi cho đến hương vị khó quên. Đã từ lâu tré là món gia truyền được làm trong dịp Tết để đãi khách. Tré chủ yếu được làm từ thịt đầu heo, một ít bì, một phần nhỏ thịt ba chỉ rồi trộn với các gia vị. Đối với người dân Bình Định, đây là món ăn vừa dân dã, thân thuộc vừa rất lạ miệng.

Tré _ Món ăn cung đình tiến vua

Ngoài bánh chưng, bánh tét thì xôi đậu xanh cũng là món ăn cổ truyền được dâng cúng lễ vào dịp Tết Nguyên Đán. Đĩa xôi đầy đặn cúng gia tiên như bày tỏ ước nguyện của con cháu về một năm mới đủ đầy, hạnh phúc. Tùy mỗi gia đình mà có thể dùng xôi kèm với ruốc thịt, muối vừng hay món thịt xá xíu, thịt quay hoặc thịt rang hành.

Xôi đậu xanh bày tỏ ước nguyện của con cháu về một năm mới đủ đầy, hạnh phúc

Đây là một món ăn rất quen thuộc đối với người dân miền Trung, đặc biệt là Đà Nẵng. Chả bò xuất hiện trong các bữa ăn, bát bún và không thể thiếu trong các dịp đám tiệc, đám giỗ, đám cưới hay ngày Tết. Nếu chưa thử qua thì nhất định phải trải nghiệm để biết được hương vị Tết miền Trung. 

Chả bò không thể thiếu trong các dịp Tết

Gà luộc lá chanh từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống ngày Tết tại miền Trung. Đồng thời đây cũng là thực phẩm không thể thiếu đối với người Việt Nam. Thịt gà vàng, thơm ngon hòa quyện cùng hương vị thơm nồng của lá chanh đã chinh phục tất cả những người nếm qua. Ngoài luộc, bạn cũng có thể hấp thịt gà cùng lá chanh để giữ được hoàn toàn dinh dưỡng và độ ngọt từ thịt.

Món gà luộc lá chanh thơm ngon

Để thực đơn ngày tết trở thêm phong phú, bên cạnh là luộc truyền thống thì người dân miền Trung cũng hay chế biến món gỏi gà. Gỏi gà là món ăn được ưa chuộng bởi cách làm đơn giản, nguyên liệu dễ tìm và rất ít dầu mỡ. Chỉ cần trộn thịt gà cùng một số gia vị, rau sống là đã có một món ngon lạ miệng trong ngày Tết.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm 1 số món ăn ngày Tết để thỉnh thoảng làm cho lạ bữa ăn của gia đình. Đồng thời cũng như tiếp đón khách tới thăm nhà nhé!

Gỏi gà thanh mát, ăn chống ngán ngày Tết

Nem chua là một món ăn đặc sản nức tiếng của Thanh Hóa. Món ăn dân dã này thường được sử dụng làm quà biếu trong dịp Tết. Nem chua thường được làm từ thịt lợn sau đó lên men bằng lá đinh lăng. Hương vị của thịt lên men kết hợp với mùi thơm cay của tỏi, ớt sẽ làm giảm vị ngấy cho mâm cỗ. Khi thưởng thức, bạn phải ăn kèm cùng tương ớt, cơm hoặc đồ nhậu rất hợp.

Nem chua đặc sản miền Trung

Tôm chua là một trong những món đặc sản xứ Huế, cũng nằm trong thực đơn ngày tết miền Trung cực kỳ hấp dẫn. Tôm chua chủ yếu dùng để làm nộm và chấm với các món luộc. Khi trời có nắng mang lọ ra phơi thì tôm chua sẽ đỏ, ngon và nhanh chua hơn. Vào mùa lạnh thì có thể để nơi khô ráo gần quạt sưởi. Như vậy, chỉ 1 tuần sau là đã ăn được rồi. Ngoài ra, tôm chua cũng là gia vị thích hợp để chấm thịt luộc. Dùng ăn bún hoặc quấn gỏi cũng rất tuyệt vời.

Món tôm chua đặc sản xứ Huế

Bánh thuẫn tuy là món bánh dân dã nhưng lại được nhiều người yêu thích. Với nguyên liệu dễ tìm và cách làm đơn giản, bánh thuẫn thường xuất hiện trong ngày Tết miền Trung. Những chiếc bánh nhỏ xinh nhiều hình thù dậy mùi thơm cùng màu vàng ươm là món bánh đãi khách của nhiều gia đình. Bánh được đổ trong chiếc khuôn, trong đó mỗi khuôn bánh thường có từ 6 – 8 ổ bánh nhỏ. Theo đó sẽ cho ra các hình bông hoa, thỏi vàng đẹp mắt.

Bánh thuẫn nhiều hình thù dậy mùi thơm cùng màu vàng ươm

Mứt gừng là món ngon ngày Tết đặc biệt, được người già yêu thích. Bởi chúng rất tốt cho hệ tiêu hoá, ấm bụng. Hơn nữa, gừng cũng có tác dụng giải độc, chống nôn mửa, chống đầy, trướng bụng, chống đau bụng. Để có món mứt gừng thơm ngon, trước tiên bạn phải lựa chọn được loại gừng thích hợp. Bởi nếu gừng quá non khi làm mứt sẽ không có độ săn và độ đậm đà, còn nếu gừng quá già thì có quá nhiều xơ, vị cay nồng khó ăn.

Mứt gừng thưởng cùng trà thơm

Bánh in là một loại bánh có xuất xứ từ Huế, làm từ bột năng, bột nếp, đậu xanh, đường và các nguyên liệu khác. Bánh thường được khắc chữ Thọ, Phúc, Lộc và gói trong giấy ngũ sắc. Chính vì vậy, người ta dùng trong ngày Tết, phục vụ việc thờ cúng và đãi khách. Bên cạnh đó, vì giá cả rẻ, hương vị thơm ngon nên bánh in được rất nhiều người ưa chuộng.

Bánh in có xuất xứ từ Huế

Bánh đậu xanh là một món ăn vặt cổ truyền của ngày Tết miền Trung. Nguyên liệu và cách làm bánh đậu xanh tương đối đơn giản nên có thể tự làm tại nhà. Bạn chỉ cần hấp chín, xay nhuyễn đậu xanh rồi sên cùng đường đến khi dẻo mịn. Cuối cùng ép bánh vào khuôn sẵn để tạo hình. Bánh đậu xanh ngọt ngào mà thưởng thức cùng với trà sen nóng thì cực kỳ thơm bùi, hấp dẫn.

Bánh đậu xanh ăn vặt cổ truyền của ngày Tết miền Trung

Chè đậu xanh là một món ăn khá đơn giản, dễ chế biến. Để hoàn thành món chè này, bạn chỉ cần có đậu xanh, đường và vừng trắng. Một số gia đình còn có thói quen cho thêm hoa bưởi khô để tăng thêm mùi hương. Khi thưởng thức món chè đậu xanh, bạn sẽ cảm nhận được vị thơm bùi nhẹ nhàng. Ngoài ra, món ăn này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, điều hòa ngũ tạng và chứa rất nhiều vitamin có lợi cho cơ thể.

Chè đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc

Bánh lăn là món bánh đặc sản từ Quảng Nam, thường được sử dụng cúng gia tiên vào các dịp lễ Tết. Từ những nguyên liệu của quê hương, món ăn được ra đời trong sự nâng niu của người dân xứ Quảng. Để làm được món ăn này, bạn cần chuẩn bị đường vàng, quất, gừng, bột nếp, lạc, dừa. Khi thưởng thức, sẽ cảm nhận được hương vị hòa quyện của quất, gừng, lạc, bánh rất mềm và dẻo, phù hợp để ăn nhâm nhi.

Bánh lăn – Món ăn Tết miền Trung

“Mạch nha Thi Phổ/ Bánh nổ Thu Xà”, ngoài bánh lăn, bánh nổ cũng được xem là một trong những bản sắc đặc biệt của dân xứ Quảng. Nguyên liệu làm bánh nổ khá dễ tìm, chỉ gồm nếp, đường và gừng. Để có chiếc bánh nổ ngon nhất thì khâu chọn nếp vô cùng quan trọng. Nếp làm bánh phải là loại nếp ngự, đây cũng là loại ngày trước được chọn để tiến vua. Sở dĩ món ăn này được gọi là bánh nổ vì khi rang, nếp sẽ nổ bung ra thành những hạt trắng tinh đẹp mắt cùng tiếng nổ lách tách.

Bánh nổ – Đặc sản từ xứ Quảng

Một trong những món ăn ngày Tết miền Trung giúp bạn đổi mới mâm cỗ chính là miến xào thập cẩm. Bạn chắc chắn sẽ yêu thích hương vị của những sợi miến mềm dẻo cùng các loại rau củ xào giòn và ngọt. Khi xào miến nên chú ý không để miến quá tơi, khô cứng hoặc bị đóng bánh vì nát. Món ăn này cần thưởng thức ngay khi nóng mới ngon. Nếu cho thêm một chút hạt tiêu cay cay sẽ làm dậy hương thơm của miến xào và hấp dẫn hơn.

Miến xào thập cập ăn ngày Tết

Sự kết hợp giữa hương vị thanh ngọt từ củ cải cùng vị thơm của thịt sẽ làm cho bạn ấn tượng. Cách làm món ăn này cũng giống với món thịt kho thông thường. Đầu tiên bạn cần thắng đường, thêm thịt vào xào cho đến khi săn thịt rồi thêm củ cải vào trộn lẫn. Cho nước vào ngập thịt, củ cải và nấu hỗn hợp trên lửa nhỏ đến khi thịt chín mềm là đã có một món ăn Tết miền trung thơm ngon.

Củ cải kho thịt heo

Trên đây là danh sách các món ăn ngày Tết miền Trung mà bạn và gia đình có thể tham khảo và thực hiện tại nhà. Nguyên Khôi chúc bạn và gia đình có một năm mới thật ấm áp, khỏe mạnh!

Video liên quan

Chủ Đề