Tại sao bánh nướng bị cứng

Cách nướng bánh Trung thu không bị nứt hiệu quả nhất là tuân thủ các bí quyết như sau.

1.1. Trứng phải để ở nhiệt độ phòng khi làm bánh

Không sử dụng trứng còn đang lạnh [trứng vừa lấy trong tủ lạnh ra]. Bởi vì, khi làm bánh bằng trứng này, bánh sẽ bị xẹp, không được xốp mịn. Bạn nên lấy trứng ra khỏi tủ lạnh, để ở nhiệt độ phòng khoảng 1 tiếng trước khi làm bánh.

1.2. Cân chỉnh lượng bột vỏ bánh

Cách nướng bánh trung thu không bị nứt tốt nhất là trước khi trộn bột, phải sử dụng cân hoặc các dụng cụ cân đo nguyên liệu. Mục đích là để có được một lượng bột chính xác theo công thức. Bột làm vỏ bánh trung thu nướng quá đặc thì bánh sẽ bị khô. Ngược lại, bột quá loãng thì khi nướng xong, bánh sẽ bị xẹp.

1.3. Đặt bánh nướng đúng vị trí

Bánh được nướng ở rãnh giữa của lò sẽ đều nhiệt. Không nên để khuôn bánh nướng trung thu chạm vào thành lò nhé. Bởi vì, nhiệt độ lúc đó không đủ chuẩn cũng sẽ khiến bánh bị nứt mặt.

Dàn bánh lên khay thật ngay ngắn rồi đặt vào giữa lò nướng. Ảnh Internet

1.4. Xoay khuôn bánh trong quá trình nướng

Thời gian nướng bánh trung thu bao lâu hợp lý nhất thường kéo dài từ 15 phút trở lên. Khi nướng, bạn hãy xoay khuôn bánh sao cho vỏ chiếc bánh nào cũng được chín đều. Mục đích là để tránh trường hợp bánh có sống, chưa vàng, có chỗ bị cháy. Khi xoay khuôn, bạn nhớ phải thật nhanh tay để tránh việc chênh lệch nhiệt độ khi cửa lò mở. Đây là cách nướng bánh trung thu không bị nứt giúp khắc phục tình trạng bánh bị xẹp, phồng lẫn lộn.

Dùng cọ sợi nhỏ loại thiếc [hoặc cọ quét sơn] dùng tốt hơn cọ silicon sợi to [cọ silicon chỉ dùng quét khuôn là tốt nhất]. Quét trứng sau khi đã nướng tái, lúc này mặt bánh đã có tia vàng. Quét trứng lúc mặt bánh khô, ko dính nước. Nếu bánh còn ướt mặt mà đã quét trứng thì mặt bánh sẽ không sắc nét, không bóng đẹp.

Quét hỗn hợp trứng trên bề mặt bánh ở lượng nhất định sẽ không lo bị nứt. Ảnh Internet

Trứng chỉ quét một lớp thật mỏng, quét dày quá sẽ tạo bong bóng trên mặt bánh. Cách nướng bánh trung thu không bị nứt tốt nhất nên quẹt loại bỏ bớt phần hỗn hợp nước trứng vào thành bát trước khi quét lên bánh. Thông thường, mỗi mẻ bánh cần 2 lần quét là đủ.

1.6. Làm nóng lò nướng

Để nhiệt độ trong lò nướng bánh trung thu đạt chuẩn, đúng với nhiệt độ để làm chín bánh và tránh việc thay đổi nhiệt độ có thể dẫn đến việc bánh chín không đều, làm cho bánh xẹp và lõm bề mặt, bạn nhất thiết phải làm nóng lò ít nhất 10 phút trước khi nướng. Đồng thời, điều chỉnh nhiệt độ nướng bánh trung thu ở mức đạt chuẩn để làm nóng lò phù hợp.

2. Một số yếu tố khác quyết định đến chất lượng nướng bánh Trung thu

2.1. Nhân bánh

Bánh dạng nhân thập cẩm thì các bạn nên tìm mua ở những nơi cửa hàng uy tín. Thông tin sản phẩm thuộc về thương hiệu nổi tiếng đảm bảo an toàn thực phẩm mới đảm bảo quy trình cách nướng bánh trung thu không bị nứt. Bạn cũng có thể tự tay làm tất cả nguyên liệu cho nhân bánh trung thu từ mỡ heo, chà bông gà, lạp xưởng, trứng muối…

Tuy làm nhân thập cẩm tốn khá nhiều thời gian nhưng hương vị lại cực kì hấp dẫn. Ảnh Internet

Với nguyên liệu làm bánh nướng trung thu nhân đậu xanh thì cần canh chỉnh thời gian ngâm đậu phù hợp. Bạn nên ngâm đậu trước đó một đêm, hoặc nếu có thể ngâm nước nóng để đậu nhanh chín khi hấp. Lượng đường trộn trong đậu cần cho vào sớm, hoặc khi sên, đảo đều để đường được tan vào đậu. Tương tự với dầu ăn, dầu ăn cũng cho vào từ sớm khi hỗn hợp nhân còn lỏng, tránh hiện tượng chảy ngược dầu.

2.2. Nước đường làm vỏ bánh nướng

Sử dụng nước đường vừa phải để cho thành phẩm vị ngon, đẹp mắt nhất. Nếu nấu nước đường làm bánh trung thu đậm màu, bánh sẽ khô và cháy. Ngược lại, nước đường lạt làm bánh dễ bị nhão và chảy xệ. Nước đường càng mới thì bánh càng dễ nhão. Nếu xảy ra vấn đề nước đường bị đọng hạt li ti trong quá trình nấu, dùng muỗng khuấy cho tới khi đường tan hẳn đi. Nước đường để lâu, màu vỏ bánh trông sắc nét hơn.

Nên nấu nước đường từ nhiều ngày trước khi trộn bột vỏ bánh để tạo độ sẫm màu cánh gián đúng chuẩn. Ảnh Internet

2.3. Bánh khô cứng hoặc bị ướt khi nướng

Bánh nướng bị khô nguyên nhân là do bạn nướng bánh quá kỹ hoặc nướng bánh ở nhiệt độ lò quá cao. Phần nhân và phần bánh ít dầu, hoặc dầu chưa ngấm được vào phần nhân cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Ngoài ra, nếu trộn bột làm bánh nướng trung thu tỷ lệ quá chênh lệch với nhân cũng khiến mặt bánh dễ nứt.

Trường hợp chỉ phần vỏ bánh bị cứng thôi, thì bạn phải xem lại phần nước đường quá đặc. Hãy vặn nhiệt độ nướng bánh khác nhau tùy theo kích thước, trọng lượng của mỗi chiếc bánh, tỷ lệ vỏ bánh với nhân bánh. Đây cũng chính là bí quyết cách nướng bánh trung thu không bị nứt mà bạn cần lưu ý.

Nhiệt độ nướng bánh lần 1 thường là 180 – 190 độ C là tốt nhất. Ảnh Internet

Cách làm bánh trung thu nướng mới ra lò sẽ cho thành phẩm hơi cứng như bánh quy. Để 2-3 tuần, lớp dầu của nhân bánh ngấm vào phần vỏ sẽ khiến bánh mềm, ngon. Còn nếu khi nướng bánh xong lấy ra, bánh có vỏ mềm liền thì duy trì đến 2-3 ngày là bánh sẽ bị ướt ở vỏ, tức là chưa đạt. Ngoài ra, chúng ta thường xịt thêm nước vào các lần nướng vừa phải. Nếu bạn xịt nhiều nước quá cũng khiến bánh bị ướt đấy.

Cách nướng bánh Trung thu không bị nứt yêu cầu kết hợp nhuần nhuyễn từng giai đoạn như Webnauan.vn vừa trình bày ở trên. Bạn cứ nhẫn nại chế biến, đừng quá vội vã mà sinh ra những sơ sót đáng tiếc. Chúc các bạn thực hiện những mẻ bánh đầu tiên thật thành công để làm quà trao gởi yêu thương đến người thân vui lễ đoàn viên nhé!

Bảo Tiên tổng hợp

Tháng 8 luôn nhộn nhịp bởi cái Tết Trung Thu với việc các mẹ tự làm bánh cho gia đình, người thân của mình. Tuy nhiên, hiện nay không phải đợi đến tháng 8 mà mới tháng 6 - tháng 7 các chị em đã rục rịch truyền tai nhau những kinh nghiệm làm bánh Trung Thu rồi. Và bánh Trung Thu nướng hay còn gọi là bánh Trung Thu truyền thống được chị em chia sẽ nhiều nhất.

Dưới đây là những lưu ý cũng như cách khắc phục cho những chị em chưa có kinh nghiệm làm món bánh Trung Thu nướng nhé! Cùng đọc và tham khảo cho mẻ bánh mùa Trung Thu năm nay nào!

Lưu ý khi làm Nhân bánh

Với nhân thập cẩm thì các bạn nên chọn cho mình những nguyên liệu chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm. Bạn cũng có thể tự tay làm tất cả nguyên liệu cho nhân bánh từ mỡ heo, chà bông gà, lạp xưởng, trứng muối... Mất thời gian một chút nhưng chất lượng được đảm bảo hoàn toàn.

Đối với nhân đậu xanh nên ngâm trước đó một đêm hoặc nếu có thể ngâm nước nóng để đậu nhanh chín khi hấp. Bên cạnh đó các bạn cần lưu ý một vài điều như sauđể đậu xanh được uống đủ nước rồi với đem hấp chín xà say nhuyễn.  Tuy nhiên để nhân bánh được mịn, dẻo, và không bị khô hay bị vỡ  thì cần lưu ý một vài điều như sau:

  • Đậu xanh cần được xay kĩ với nhiều nước, nước giúp xay nhuyễn dễ dàng với cả trường hợp muốn xay nhiều.
  • Đường cần được cho vào sớm, hoặc khi nấu nên bỏ đường để đường được tan vào đậu khi nấu. Tương tụ với dầu ăn, dầu ăn cần được cho vào từ sớm khi hỗn hợp nhân còn lỏng. Tránh hiện tượng chảy ngược dầu.
  • Nên sên đậu ở lửa nhỏ vừa phải, lửa quá lớn cũng khiến dầu bị chảy, và nên sên khoảng 1.5-2h đồng hồ đến khi nhân không dính chảo nữa là được, và sên nhân kĩ để không bị chảy xệ hoặc khô khi nướng.

Lưu ý khi làm Vỏ bánh

Hiện nay có rất nhiều công thức hướng dẫn làm bánh Trung Thu, đối với công thức trên mạng bạn làm theo nhưng muốn gia giảm số lượng thì nên tìm hiểu kỹ các lưu ý để có thể biến tấu theo cách của bạn nhé. Với cách làm vỏ bánh truyền thống thì các bạn cần lưu ý:

  • Nếu không đúng định lượng vỏ bánh có thể sẽ bị cứng hoặc quá mềm khi bị bóng dầu.
  • Quá trình đóng bánh không đều tay sẽ bị mất các nếp bánh, hoặc không rõ nét.
  • Khi nướng vỏ bánh khô, cháy hoặc bị vỡ, đổi màu sau khi nướng hoặc nhân bánh bị tách ra khỏi vỏ bánh.
  • Do đó bạn nên sử dụng nước đường vừa phải, nước đường đậm bánh sẽ khô và cháy, nước đường lạt làm bánh dễ bị nhão và chảy xệ, nước đường càng mới thì bánh càng dễ nhão.
  • Bột nên sử dụng bột để một thời gian nhưng còn tốt, vì bột mới sẽ không hút âm tốt làm bánh  bị nhão.

Khắc phục các lỗi khi làm bánh Trung Thu nướng

Nước đường bị đọng hạt li ti

Bánh Trung Thu không thể thiếu nước đường, nó quyết định bánh của bạn ngon và đẹp mắt hay không. Công đoạn này nhiều bạn gặp phải vấn đề là nước đường bị đọng hạt li ti. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là khi nấu bạn dùng muỗng đũa khuấy.

Cách khắc phục:

Đơn giản thôi, đó là các bạn khi đang nấu nước đường thì không được dùng bất cứ thứ gì để khuấy nước đường trong thời gian đang nấu hết.

>> Xem thêm: Cách làm nước đường làm bánh Trung Thu nướng

Bánh nướng bị khô, cứng

Nếu các mẹ đã làm bánh Trung Thu nướng chắc chắn các mẹ đã gặp phải trường hợp bánh của mình bị khô, cứng. Vậy nguyên nhân là gì và cách khắc phục nó như thế nào đây:

  • Bánh nướng bị khô nguyên nhân là bạn nướng bánh quá kỹ hoặc nướng bánh ở nhiệt độ lò quá cao.
  • Nguyên nhân thứ hai là do phần nhân và phần bánh ít dầu hoặc dầu chưa ngấm được vào phân nhân. Còn nếu chỉ phần vỏ bánh bị cứng thôi thì bạn phải xem lại phần nước đường quá đặc.

Cách khắc phục:

Với trường hợp này các bạn nên để nhiệt độ lò phù hợp với kích thước cũng như trọng lượng của mỗi chiếc bánh. Lò nướng khác nhau thì nhiệt độ nướng cũng khác nhau nhé. Bánh bị khô là do bạn nướng bánh quá kỹ hoặc nướng bánh ở nhiệt độ quá cao. Bạn nên để nhiệt độ nướng bánh khác nhau tùy theo kích thước, trọng lượng của mỗi chiếc bánh, tỷ lệ vỏ bánh với nhân bánh.

Bánh nướng bị ướt

Bánh Trung Thu nướng khi xong đạt là phải hơi cứng như bánh quy, để 2-3 tuần lớp dầu của nhân ngấm vào phần vỏ sẽ khiến bánh mềm, ngon. Còn nếu khi nướng bánh xong lấy ra bánh có vỏ ngon vừa ăn thì bạn chỉ để 2-3 ngày là bánh sẽ bị ướt ở vỏ, chưa đạt.

Bên cạnh đó, cũng có một nguyên nhân khác nữa là dùng nước đường bị đọng hạt li ti để làm bánh sẽ khiến bánh bị ướt. Bởi vậy chúng ta mới thấy nước đường có tầm ảnh hưởng như thế nào đối với bánh Trung Thu.

Trong quá trình nướng bánh, chúng ta thường xịt thêm nước vào các lần nướng, nếu bạn xịt nhiều nước quá cũng khiến bánh bị ướt đấy nhé.

Cách khắc phục:

Chỉ cần chú ý các công đoạn nướng đúng độ cứng của bánh, nước đường nếu bị đọng hạt li ti thì không được dùng. Cuối cùng là chú ý việc xịt thêm nước trong quá trình nướng bánh Trung Thu.

Bánh bị nứt khi nướng

Bánh Trung Thu nướng bị nứt khi nướng là lỗi cơ bản khiến các mẹ không hài lòng vì nó làm mất đi tính thẩm mỹ của chiếc bánh. Nguyên nhân có thể là do bạn nhào bột quá khô hoặc chưa để bột có thời gian nghỉ để nở. Bên cạnh đó còn do quá trình phết lòng đỏ trứng gà, dầu ăn lên bánh quá nhiều hoặc phết trong khi vỏ bánh nướng chưa thực sự khô.

Cách khắc phục:

Quá trình nhồi bột cần được chú ý hơn, đừng nhồi bột quá khô và phải để bột có thời gian nghỉ để bột được nở đều. Hãy phết hỗn hợp trứng vừa đủ lên mặt bánh và phải chắc chắn là vỏ bánh đã khô, sử dụng chổi chuyên dụng để có thể quyết một lớp mỏng vừa đủ, và chỉ quết khi thấy vỏ bánh đã se lại và không còn ướt.

Bánh nướng lên màu không đẹp

Bánh nướng lên màu không đẹp là do quá trình nướng bánh chưa đạt, bánh vẫn còn non. Bên cạnh đó một phần là do nước đường mà bạn sử dụng khi làm bánh Trung Thu.

Bánh Trung Thu khi nướng xong lên màu đạt chuẩn

Cách khắc phục:

Thông thường chúng ta phải nấu nước đường trước 1-2 tháng mới sử dụng làm bánh. Nước đường để càng lâu thì bánh lên màu càng đẹp. Bạn nên hòa thêm một chút màu thực vật hoặc bột tro tàu vào hỗn hợp quết lên mặt bánh khi nướng.

>> Xem thêm: Cách làm bánh Trung Thu nhân thập cẩm trứng muối

Mùa Trung Thu sắp đến rồi, việc nắm rõ các lưu ý cũng như cách khắc phục khi làm bánh Trung Thu nướng ở trên không bao giờ thừa đâu nhé!

Xem thêm:

Xu Xu

Video liên quan

Chủ Đề