Tại sao chúng ta phải quản lý về đất đai

Việc thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai nhằm bảo đảm sử dụng, khai thác đất đúng mục đích, đồng thời giúp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quá trình sử dụng đất.

Câu hỏi: Xin hỏi, hiện nay Nhà nước quản lý đất đai dựa theo những nguyên tắc nào theo quy định của pháp luật? Tôi cảm ơn! - Hằng Nguyễn [Thái Nguyên].

Quản lý đất đai là gì?

Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác hiện nay không có quy định cụ thể giải thích “Quản lý đất đai là gì?”, tuy nhiên có thể hiểu quản lý đất đai là quá trình quản lý sử dụng đất và phát triển đất đai ở cả thành thị và nông thôn các tài nguyên đất.

Đất đai được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau bao gồm nông nghiệp hữu cơ, trồng rừng, quản lý tài nguyên nước, xây dựng nhà ở và các dự án du lịch sinh thái... Đất bị khai thác quá mức hoặc sử dụng sai mục đích có thể làm suy giảm và giảm năng suất, phá vỡ trạng thái cân bằng tự nhiên.

Do vậy, quản lý đất đai có vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển nguồn tài nguyên.

Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện sở hữu và quản lý. Quản lý nhà nước về đất đai là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, các chủ thể là người có thẩm quyền trong việc sử dụng  công cụ quản lý,  phương pháp thích hợp tác động đến hoạt động, hành vi của người sử dụng đất để sử dụng đất một cách tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường.

Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai hiện nay thế nào? [Ảnh minh họa]


Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai thế nào?

Những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 22 Luật Đất đai 2013 gồm:

- Lập bản đồ hành chính và xác định, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính.

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về sử dụng, quản lý đất đai.

- Kế hoạch sử dụng đất và công tác quy hoạch.

- Quản lý hỗ trợ, bồi thường tái định cư cho người dân khi có quyết định thu hồi đất.

- Quản lý việc thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất.

- Đo đạc, khảo sát, lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ địa chính và bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Đồng thời, điều tra xây dựng giá đất, điều tra, đánh giá tài nguyên đất.

- Thực hiện cấp Sổ đỏ, đăng ký đất đai.

- Kiểm kê, thống kê đất đai.

- Quản lý tài chính và giá đất của đất đai.

- Giám sát, quản lý việc chấp hành các quyền và nghĩa vụ của người sở hữu đất.

- Theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vị vi phạm, đánh giá việc thực hiện quy định của pháp luật về đất đai.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai trong việc sở hữu và sử dụng đất đai.
 

Nhà nước quản lý đất đai theo những nguyên tắc nào?

Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai theo quy định tại Luật Đất đai 2013 gồm:

Thứ nhất, đảm bảo quản lý tập trung và thống nhất

Đất đai là tài nguyên của quốc gia và đồng thời cũng là tài sản chung của toàn dân. Do đó, không cho phép bất kì chủ thể nào có hành vi chiếm đoạt tài sản công thành tài sản riêng.

Nhà nước là đại diện hợp pháp duy nhất cho toàn dân và có toàn quyền chỉnh sửa pháp lý của đất đai. Điều này nhằm mục đích tập trung quyền lực và quản lý thống nhất của Nhà nước trong toàn bộ lĩnh vực xã hội nói chung và đất đai nói riêng.

Từ đây, ta có thể thấy Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý về đất đai. Vai trò của Nhà nước được ghi nhận rõ trong Điều 4 Luật đất đai 2013.

Thứ hai, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai

Quyền sở hữu đất đai bao gồm quyền sử dụng, quyền định đoạt và quyền chiếm hữu đất đai của chủ sở hữu. Quyền sử dụng đất đai là quyền tận dụng, khai thác, hưởng lợi tức từ giá trị đất của chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng đất đai.

Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất mà thực hiện thông qua việc thu tiền từ chủ thể sử dụng. Bao gồm thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, phí sử dụng đất, lệ phí trước bạ.

Để nguyên tắc quản lý đất đai được áp dụng một cách có hiệu quả, Nhà nước phải xây dựng những quy định pháp luật phù hợp và giao đất trực tiếp cho các chủ thể sử dụng. Vừa đảm bảo lợi ích của nhà nước, vừa đảm bảo lợi ích cho từng cá nhân.

Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 60 Luật Đất đai 2013.

Thứ ba, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích

Đất đai phản ánh mối quan hệ về lợi ích giữa cá nhân, tập thể, cộng đồng xã hội, đồng thời đây cũng là yếu tố quan trọng trong sản xuất, vậy nên, phải đảm bảo lợi ích của người sử dụng đất.

Bên cạnh đó, đất đai là tài nguyên quốc gia nên phải được đảm bảo lợi ích chung của xã hội. Kết hợp hài hòa 03 lợi ích trên là việc phát huy đồng thời cả ba lợi ích, không để lợi ích này lấn át hay triệt tiêu lợi ích khác.

Việc đảm bảo hài hòa 03 lợi ích được thực hiện thông qua quy hoạch hoặc các quy định tài chính về đất đai. Cùng các chính sách về quyền, nghĩa vụ của nhà nước và người sử dụng đất.

Thứ tư, tiết kiệm và hiệu quả

Thực chất, nguyên tắc quản lý đất đai cần dựa trên nguyên tắc kinh tế, do đó, tiết kiệm là cơ sở, nguồn gốc của hiệu quả.

Điều này được thể hiện bằng việc xây dựng các kế hoạch sử dụng đất, phương án quy hoạch có tính khả thi cao. Đồng thời, cần phải quản lý và giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất, phương án quy hoạch.

Từ đây, vai trò của Nhà nước trong quản lý đất đai mới được tăng cường. Phục vụ cho chiến lược tăng trưởng kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất đai nhất có thể mà vẫn đạt được mục đích đề ra.

Trên đây là giải đáp về Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Đất đai là gì? Khái niệm đất đai theo Luật Đất đai 2013

Khái quát chung về quản lý nhà nước về đất đai? Các phương pháp quản lý nhà nước về đất đai?

Mỗi chúng ta đều biết rằng, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt để người dân tạo ra của cải, vật chất, vừa là địa bàn cư trú của dân cư, tạo không gian sinh tồn cho xã hội loài người, đất đai còn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống của con người. Sự phát triển của xã hội luôn gắn liền với đất đai và các tài nguyên có trong lòng đất. Mỗi quốc gia trên thế giới đều gắn liền với một phạm vi lãnh thổ nhất định. Chính bởi vì thể, để đạt được những mục tiêu chung của xã hội, các quốc gia đều quan tâm đến vấn đề quản lý nhà nước về đất đai. Tất các các quốc gia trên thế giới đều cần đến sự can thiệp và điều tiết của Nhà nước đối với đất đai bởi đây là một yếu tố cơ bản của nền kinh tế. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về khái niệm và các phương pháp quản lý nhà nước về đất đai?

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Khái quát chung về quản lý nhà nước về đất đai:

1.1. Vai trò của đất đai:

Đất đai là tài sản của mỗi quốc gia. Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động cũng chính là sản phẩm lao động.

Đất đai là tài nguyên đặc biệt, có sẵn trong tự nhiên, gắn liền với cuộc sống con người. Trước hết bởi đất đai có nguồn gốc tự nhiên, tiếp đến là thành quả do tác động khai phá của con người. Con người có thể làm ra các công trình và sản xuất, chế tạo ra muôn nghìn thứ hàng hóa, sản phẩm, nhưng không thể nào sáng tạo ra đất đai.

Đất đai còn là một loại hàng hóa đặc biệt. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn đer nhà nước thực hiện phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Độ phì nhiêu của đất cùng với sự phân bổ của đất đau không đồng nhất, đất tốt lên hay xấu đi, được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp tùy thuộc vào sự quản lý nhà nước và các kế hoạch, biện pháp khai thác của người quản lý, sử dụng đất.

1.2. Khái niệm quản lý nhà nước:

Quản lý nhà nước ra đời từ rất lâu cùng với sự xuất hiện của nhà nước, hoạt động quản lý nhà nước thường được gắn chức năng, vai trò của nhà nước trong xã hội có giai cấp.

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt của các cơ quan có thẩm quyền. Hiểu một cách đơn giản, quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Như vậy, ta nhận thấy, quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, các chủ thể có thẩm quyền được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước nhưng phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

1.3. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai:

Quản lý nhà nước về đất đai là một trong số những lĩnh vực của quản lý nhà nước, đây là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, các chủ thể là người có thẩm quyền trong việc sử dụng các phương pháp, các công cụ quản lý thích hợp tác động đến hành vi, hoạt động của người sử dụng đất nhằm mục đích để đạt mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước nói chung và ở từng địa phương nói riêng.

Thông qua hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, nhà nước sẽ nắm chắc tình hình đất đai để từ đó biết rõ các thông tin chính xác về số lượng đất đai, về chất lượng đất đai, về tình hình hiện trạng của việc quản lý và sử dụng đất đai.

Cũng chính từ đó, nhà nước sẽ thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai theo quy hoạch và kế hoạch chung thống nhất. Đồng thời, nhà nước còn có trách nhiệm quan trọng đối với việc quản lý việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; quản lý việc chuyển quyền sử dụng đất; quản lý việc lập quy hoạch, kế hoạch và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Để nắm được thông tin chính xác về quỹ đất, Nhà nước cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và sử dụng đất đai. Nhà nước tiến hành kiểm tra giám sát quá trình phân phối và sử dụng đất, trong khi kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện các vi phạm và bất cập trong phân phối và sử dụng, Nhà nước sẽ xử lý và giải quyết các vi phạm, bất cập đó.

Nhà nước cũng cần thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai để nhằm mục đích đảm bảo các lợi ích một cách hài hòa. Hoạt động này được thực hiện thông qua các chính sách tài chính về đất đai được ban hành cụ thể như: thu tiền sử dụng đất, thu các loại thuế liên quan đến việc sử dụng đất nhằm điều tiết các nguồn lợi hoặc phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.

Như vậy, nhà nước thống nhất quản lý nhà nước về đất đai từ trung ương đến địa phương để đảm bảo rằng đất đai sử dụng đúng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm mục đích khai thác và sử dụng đất một cách ổn định, lâu dài thông qua các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai. Nhà nước cũng là cơ quan đóng vai trò chính trong việc hình thành chính sách đất đai và các nguyên tắc của hệ thống quản lý nhà nước về đất đai, bao gồm pháp luật đất đai và pháp luật liên quan đến đất đai. Chính vì thế mà nhà nước cần đưa ra các quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước, cũng như tại các địa phương cụ thể.

2. Các phương pháp quản lý nhà nước về đất đai:

Để thực hiện tốt hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, ta có thể kể ra một số phương pháp thường xuyên được nhà nước ta sử dụng như sau:

Thứ nhất: Phương pháp hành chính:

Hoạt động quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam hiện đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình nhà nước ta củng cố và phát triển đất nước. Lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai bao gồm nhiều phương pháp khác nhau trong đó không thể không nhắc đến phương pháp hành chính.

Phương pháp hành chính là phương pháp tác động mang tính trực tiếp dựa vào mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý, mà thực chất đó là mối quan hệ giữa quyền uy và sự phục tùng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các đối tượng là chủ thể sử dụng đất.

Phương pháp quản lý hành chính về đất đai của nhà nước là cách thức được sử dụng nhằm tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến các đối tượng trong quan hệ đất đai, bao gồm các chủ thể là cơ quan quản lý đất đai của nhà nước và các chủ thể là người sử dụng đất [các hộ gia đình, các cá nhân, các tổ chức, các pháp nhân] bằng các biện pháp, các quyết định mang tính mệnh lệnh bắt buộc. Phương pháp quản lý hành chính ra đời và đòi hỏi người sử dụng đất phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật hành chính.

Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai phương pháp hành chính có vai trò quan trọng trong việc xác lập được kỷ cương trật tự trong xã hội đối với lĩnh vực đất đai. Phương pháp quản lý hành chính về đất đai của nhà nước đã góp phần quan trọng nhằm giải quyết được các vấn đề đặt ra trong công tác quản lý một cách nhanh chóng kịp thời.

Chính bơi vì thế, khi sử dụng phương pháp hành chính các chủ thể có thẩm quyền cần phải gắn kết chặt chẽ quyền hạn và trách nhiệm của các cấp quản lý, đồng thời phải cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước và từng cá nhân. Các quyết định hành chính do các cơ quan nhà nước đặt ra muốn có kết quả và đạt hiệu quả cao thì chúng cần phải là các quyết định có tính khoa học, có căn cứ khoa học, tuyệt đối không thể là ý muốn chủ quan của con người mà gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các chủ thể có quyền sử dụng đất.

Thứ hai: Phương pháp kinh tế:

Hiểu một cách đơn giản thì phương pháp kinh tế của nhà nước về quản lý đất đai là cách thức tác động một cách gián tiếp vào đối tượng bị quản lý, thông qua các lợi ích kinh tế nhằm mục đích để các đối tượng sử dụng đất tự lựa chọn phương án hoạt động của mình sao cho có hiệu quả nhất, đem lại lợi ích kinh tế cao nhất cho chính bản thân mình cũng như cho toàn xã hội. Trong công tác quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam, phương pháp kinh tế được đánh giá là một phương pháp mềm dẻo bởi vì thế phương pháp này ngày càng mang tính phổ biến và được coi trọng ở nước ta.

Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai có ưu điểm vô cùng to lớn là ở chỗ phương pháp này có tác động vào lợi ích của đối tượng bị quản lý làm cho các chủ thể này phải suy nghĩ, tính toán và lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả vừa đảm bảo lợi ích của mình, vừa đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội. Cũng chính do vậy mà việc sử dụng phương pháp này vừa tiết kiệm được chi phí quản lý, vừa giảm được tính chất cứng nhắc hành chính, vừa tăng cường tính sáng tạo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thứ ba: Phương pháp tuyền truyền, giáo dục:

Đây là một trong những phương pháp vô cùng quen thuộc, được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực đời sống. Phương pháp tuyên truyền, giáo dục là cách thức tác động của nhà nước vào nhận thức và tình cảm của con người nhằm từ đó góp phần nâng cao tính tự giác và lòng nhiệt tình của người dân trong quản lý đất đai nói riêng và trong hoạt động kinh kế – xã hội nói chung.

Trong thực tế, phương pháp tuyên truyền, giao dục thông thường được kết hợp với các phương pháp khác để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý. Nội dung của phương pháp giáo dục cũng rất đa dạng, nhưng trước hết cần phải tập trung vào việc giáo dục các cá nhân, tổ chức về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước nói chung; chính sách, pháp luật về đất đai nói riêng thể hiện qua các văn bản luật và văn bản dưới luật nói riêng để đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước về đất đai được diễn ra một cách hiệu quả và phù hợp.

Video liên quan

Chủ Đề