Eu và NATO khác nhau như thế nào

Mặc dù nhiều nước châu Âu là thành viên của cả EU và NATO, hai tổ chức này không có cùng chí hướng, khiến phương Tây chia rẽ trong thời gian đầu căng thẳng ở biên giới Ukraine.

Liên minh châu Âu [EU] và khối quân sự Bắc Đại Tây Dương [NATO] đang có nhiều sự gắn kết hơn trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang, điều ít được thấy nhiều tháng trước.

Sau cuộc họp NATO ngày 16/2, giới lãnh đạo và ngoại giao tiếp tục thảo luận về căng thẳng giữa Nga và Ukraine tại Hội nghị An ninh Munich, diễn ra từ ngày 18-20/2.

Các quan chức ngoại giao NATO và EU khen ngợi đã có “những phối hợp và thống nhất chưa từng có nhằm tăng cường liên minh xuyên Đại Tây Dương”, nói rằng hai tổ chức đang làm việc chặt chẽ với Mỹ để thống nhất quan điểm đối phó với Nga.

Một nhà ngoại giao NATO cho biết đã “rất bất ngờ nhưng biết ơn” việc có nhiều cuộc đối thoại và hợp tác giữa các lãnh đạo EU và NATO, cho biết các bên đã đưa ra lập trường chung về Nga, bất chấp sự khác biệt về văn hóa và địa lý của các nước thành viên.

Lỗ hổng niềm tin

Dù nhiều nước EU cũng là thành viên NATO, sự gắn kết của hai tổ chức phương Tây này không thực sự rõ ràng.

Những rạn nứt đã xuất hiện khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron năm 2019 nói rằng NATO đang trong giai đoạn “chết não”, và cho rằng EU nên tự chủ về chiến lược và địa chính trị. Pháp đang là cường quốc quân sự lớn nhất của EU, sau sự ra đi của Anh [Brexit], theo Global Firepower.

“Tự chủ chiến lược” cũng là mục tiêu ông Macron hướng tới khi Pháp là chủ tịch luân phiên của EU trong sáu tháng đầu năm 2022, với mục tiêu biến EU độc lập về mặt ngoại giao, và hạn chế phụ thuộc vào các cường quốc như Mỹ hay Trung Quốc.

Động lực của EU đến từ việc liên minh này dần có nhiều lập trường khác với những đồng minh truyền thống, như Mỹ và Anh, về kinh tế, chính trị, đặc biệt trong quan hệ với Nga và Trung Quốc.

Những khác biệt vốn dĩ tồn tại ngay trong nội bộ EU. Một số nước như Đức muốn giữ quan hệ tốt đẹp với Nga vì lợi ích kinh tế, trong khi những quốc gia Liên Xô cũ ở Đông Âu coi những gì đang xảy ra ở biên giới Ukraine là một mối lo ngại tiềm tàng, do đó có cùng lập trường với Mỹ và Anh.

Chỉ 6/27 nước EU - gồm Cyprus, Áo, Phần Lan, Ireland, Malta, Thụy Điển - không nằm trong NATO. Đồ họa: Al Jazeera.

EU cũng đang nỗ lực để chủ động trong việc đảm bảo an ninh, bao gồm khả năng triển khai quân đội theo ý mình.

Năm ngoái, EU đã đề xuất “Chiến lược La bàn”, để giúp liên minh có thể lập tức triển khai lực lượng lên đến 5.000 binh lính từ các nước thành viên để giải quyết những vấn đề cụ thể.

Nhiều nước không đồng tình với đề xuất này, cho rằng nó sẽ giảm vai trò của NATO trong việc đảm bảo an ninh cho các nước thành viên.

Do đó, căng thẳng ở Ukraine ban đầu đã chia rẽ lập trường của phương Tây, khi châu Âu không thống nhất về các lệnh trừng phạt Nga.

Cái bắt tay "tạm thời"

Tuy nhiên, trước những động thái quân sự gần đây, các quan chức cho rằng EU bất ngờ cho thấy sự thống nhất và hỗ trợ lập trường cứng rắn của NATO.

Lý do cho sự hợp tác nằm ở việc hai bên đều muốn thể hiện năng lực của mình, và vấn đề Ukraine là một “phép thử” cho việc EU và NATO sẽ có những bước tiến nào trong việc đối đầu Nga, một quan chức NATO nói với CNN.

“NATO là liên minh quân sự chính trị có thể tăng cường phòng thủ ở Đông Âu, còn EU có sức mạnh kinh tế để sát cánh với NATO khi đưa ra những đòn trừng phạt”, quan chức này nói thêm.

Các nhà ngoại giao NATO thừa nhận EU có vai trò quan trọng không thể thay thế trong khủng hoảng hiện tại, và chính EU mới có thể đưa ra những gói hỗ trợ kinh tế, hay các lệnh trừng phạt Nga.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg [trái] và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel trong cuộc gặp tháng 2/2021. Ảnh: Anadolu.

Tuy nhiên, nhiều người không tin việc hợp tác này sẽ kéo dài. Sau khi những vấn đề với Nga lắng xuống, NATO và EU sẽ “đường ai nấy đi” như những gì Tổng thống Macron từng hoài nghi về mục tiêu hoạt động của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương năm 2019.

NATO có thể trở thành “thanh kiếm” về quân sự, trong khi EU là “tấm khiên” kinh tế khi đối đầu Nga. “Hai bên đang hợp tác tốt vì họ có vai trò và năng lực cụ thể trong căng thẳng hiện nay. Điều này sẽ bị lu mờ trong tương lai khi hai bên không còn mục tiêu chung", quan chức NATO nói.

Những phản ứng không đồng nhất của phương Tây cho đến nay đang có lợi cho ông Putin, và mọi thứ vẫn có thể tồi tệ hơn, theo CNN.

Tuy nhiên, EU và NATO hiếm khi có cùng tiếng nói trong một số vấn đề như lần này - và đó là dấu hiệu tích cực - trong lúc căng thẳng ở biên giới Nga và Ukraine tiếp tục leo thang.

Đại diện EU, Josep Borrell đã có cuộc điện đàm với Tổng Thư ký NATO. [Nguồn: AP]

Theo thông cáo của Cơ quan Đối ngoại châu Âu [EEAS], trong cuộc điện đàm ngày 4/1 với Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương [NATO] Jens Stoltenberg, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu [EU] phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell đã thảo luận về tình hình Ukraine cũng như các đề xuất của Moskva về đảm bảo an ninh.

Hai bên thảo luận về các động thái quân sự của Nga và hai dự thảo thỏa thuận về đảm bảo an ninh mà Nga đưa ra đối với Mỹ và các thành viên của NATO.

Cuộc điện đàm diễn ra trước khi ông Josep Borrell có chuyến thăm chính thức tới Ukraine từ ngày 4-6/1.

Theo EEAS, ông Borrell nhắc lại sự ủng hộ kiên định của Brussels đối với chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, đồng thời nhấn mạnh việc thực hiện đầy đủ các thỏa thuận Minsk.

[Tổng thư ký NATO lên kế hoạch họp Hội đồng NATO-Nga]

Căng thẳng xung quanh Ukraine gia tăng trong những tuần gần đây khi Mỹ và NATO chú ý tới các động thái quân sự của Nga.

Về phần mình, Moskva chỉ ra hoạt động quân sự của NATO gần biên giới của Nga, vốn bị coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của mình. Nga cũng khẳng định có quyền điều động lực lượng trong lãnh thổ của mình.

Hồi tháng 12/2021, Moskva đã công bố các dự thảo thỏa thuận giữa Nga, Mỹ và NATO về đảm bảo an ninh.

Các đề xuất, nếu được nhất trí, sẽ ngăn NATO mở rộng ở Đông Âu và cấm Mỹ và Nga triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn hơn trong khoảng cách tấn công lãnh thổ của nhau, cùng các điều khoản khác./.

Ngọc Biên [TTXVN/Vietnam+]

Nga sáp nhập trở lại bán đảo Crưm năm 2014 sau cuộc trưng cầu dân ý với gần 100 % số người dân Crưm tán thành. Ngay lập tức Liên minh châu Âu – NATO dồn sức cô lập Nga, đẩy an ninh châu Âu rơi xuống mức thấp nhất trong vòng hơn ba thập kỷ qua. 

EU quyết phong tỏa Nga

Cách đây 7 năm, năm 2014 cuộc trưng cầu dân ý tại bán đảo Crưm do Ukraina quản lý diễn ra với gần 100 % người dân bán đảo này đồng ý quay trở lại nước Nga, cơ quan lập pháp Nga [Đuma quốc gia tức hạ viện, Hội đồng Liên bang tức Thượng viện] đồng ý, Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh sáp nhập trở lại bán đảo Crưm vào Nga.

Mối quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu [EU] đang trải qua giai đoạn không êm thấm kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crưm

Sau sự kiện, Mỹ, Liên minh châu Âu [EU] đồng loạt ra các quyết định trừng phạt kinh tế không chỉ gây nhiều khó khăn và thiệt hại kinh tế cho Nga mà cho cả EU. Với chiến lược tổng thể toàn diện kiềm chế Nga nên khi sự kiện bán đảo Crưm - nơi có vị trí địa chính trị quân sự cực kỳ quan trọng án ngữ trung tâm Biển Đen và là cửa ngõ vào Tây Âu, do đó bằng các đòn trừng phạt kinh tế, EU cho rằng kinh tế Nga sẽ tê liệt. Thế nhưng qua 7 năm, không những kinh tế Nga không sụp đổ mà còn đứng vững và đạt nhiều thành tựu ngoài mong muốn. Các lệnh trừng phạt tiếp tục được gia hạn chưa biết đến bao giờ mới gỡ bỏ. Sang năm 2021, khi Nga bắt giữ nhân vật đối lập Alexei Navalny [nhân vật được Mỹ - EU ủng hộ], cả Mỹ và EU tiếp tục ban hành thêm các lệnh trừng phạt nhằm vào một số quan chức cấp cao và thực thể của Nga, đã đẩy mối quan hệ Nga -EU - Mỹ xuống mức thấp nhất và có nguy cơ rạn vỡ từng mảnh, để lại những hậu quả lâu dài. Ngoại trưởng Nga Lavrov tuyên bố rõ ràng trong một cuộc họp báo rằng mối quan hệ Nga - EU "coi như đã chết". Ông nói: “Nga không còn quan hệ với Liên minh châu Âu với tư cách một tổ chức. Toàn bộ cấu trúc mối quan hệ này đã bị phá hoại bởi những quyết định đơn phương của Brusels [EU]”. Ngoài việc chú ý đến hồ sơ Ukraina, hay bán đảo Crưm, EU còn kìm hãm tất cả những lĩnh vực khác mà Nga có sự thành công để gièm pha, ngăn cấm Nga. Điển hình là vụ vaccine Sputnik-V của Nga. Hiện Nga đã ký với 54 quốc gia về việc cung cấp vaccine Sputnik-V. Vaccine của Nga có lợi thế là giá rẻ chỉ bằng 50% giá của các loại vaccine chống Covid-19 do EU sản xuất. Vì vậy đã gây ra tranh cãi gay gắt giữa EU và Nga. Thế nhưng ngay trong lòng EU, nhiều quốc gia vẫn mua vaccine Sputnik-V của Nga.

Quan hệ Nga– EU hiện nay rất căng thẳng và sẽ để lại nhiều hệ lụy vì hai bên không có đối thoại chính trị thường xuyên ở cấp cao nhất, các hội nghị thượng đỉnh bị hủy bỏ, không có cơ chế gặp mặt định kỳ giữa ngoại trưởng Nga và các đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của EU. Trong khi đó phía Nga đã làm nhiều thứ để giữ mối quan hệ bình thường với EU. Nhà xã hội học Nga ông Alexander Shatilov thuộc Đại học Tài chính liên bang Nga cho rằng: “Nga nhiều lần đã chịu nhượng bộ để duy trì mối quan hệ tương tác rất mong manh cả về chính trị và đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, nhưng châu Âu tiếp tục thực thi chính sách đối đầu và nhiệt độ đối đầu đang nóng lên. Rõ ràng ban lãnh đạo EU đang theo đuổi đường lối của Mỹ nhằm kiềm chế, phong tỏa Nga”.

Quan hệ xuống đáy

Cách đây hơn 70 năm, năm 1949, khối quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO được thành lập để phòng thủ trước một đối thủ mạnh là Liên Xô và khối quân sự Warsaw gồm Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Sau khi Liên Xô tan rã, khối Warsaw giải thể, đúng ra NATO cũng phải giải tán vì đối tượng tác chiến của nó không còn. Nhưng dưới sự cầm trịch của Mỹ đã kiên quyết biến Nga thành kẻ thù trong ba thập kỷ qua. NATO đã liên tục phát triển về phía Đông, kết nạp các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũ cùng một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây, đưa biên giới của NATO áp sát biên giới Nga. Hiện chỉ có hai nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ là Grudia và Ukraina chưa trở thành thành viên NATO nhưng được Mỹ và NATO hỗ trợ nhiều mặt. Trong vòng 30 năm qua, NATO đã tiến hành chiến tranh Nam Tư, tách nhỏ liên bang này để kết nạp các thành viên thuộc liên bang Nam Tư vào NATO.

Khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO đã triển khai một số lượng quân lớn gần biên giới Nga. Trong ảnh: Tàu USS Donald Cook của Mỹ được triển khai tới Biển Đen [Ảnh tư liệu]

Trước các hành động cụ thể của NATO, thành viên Hội đồng liên bang Nga [Thượng viện Nga] thượng nghị sĩ Alexei Pushikov nhận định rằng NATO sẽ bắt đầu tan rã nếu họ từ bỏ khái niệm “mối đe dọa từ Nga”. Ông Pushikov viết: “Trên thực tế, với sự sụp đổ của Liên Xô và khối Phương Đông [Hiệp ước Warsaw], trên quan điểm quốc phòng mà nói, NATO đã mất đi lý do tồn tại…Do đó tổng thống Mỹ [Joe Biden] và tổng thư ký NATO [Jenstolberg] cần đến “mối đe dọa từ Nga”. Đây thực tế là cơ sở duy nhất để NATO tồn tại và duy trì vai trò kiểm soát chiến lược của Mỹ đối với châu Âu”. Trên thực tế NATO đã tính đến chiến lược tồn tại lâu dài của mình và xác định Nga là đối tượng tác chiến chủ yếu của khối này. Tại hội nghị bộ trưởng ngoại giao các thành viên NATO vừa diễn ra vào hồi tháng 3 vừa qua, NATO đã xây dựng “tầm nhìn đến 2030”. Trong đó NATO tham vọng biến tổ chức này thành một siêu thực thể chính trị bên cạnh sức mạnh quân sự. Theo đó NATO sẽ áp dụng cơ chế hoạt động mới, tức là các thành viên của khối phải đạt được sự đồng thuận trước khi tham dự bất kỳ cuộc họp của một tổ chức quốc tế nào. Đây là cơ chế có thể cho phép NATO áp đảo và tự do hành động vượt lên trên khuôn khổ các thể chế quốc tế. Với cơ chế triển khai các chiến dịch của NATO sẽ được đơn giản hóa, tức là không cần sự đồng ý của tất cả mọi thành viên. Theo giới phân tích, tầm nhìn này của NATO gây lo ngại không chỉ cho Nga nói riêng mà cho cả các nước ở các khu vực khác ngoài châu Âu bởi một nhóm nước trong NATO có thể triển khai các chiến dịch dưới danh nghĩa NATO mà không cần các thành viên khác trong khối ủng hộ hay tham gia. Và nếu cơ chế này được thực hiện, nó sẽ làm tổn hại đến chủ quyền của các quốc gia mà sâu sa là phục vụ các lợi ích chiến lược của Mỹ.

NATO hiện là khối quân sự hùng mạnh nhất của thế giới hiện nay với chi phí cho quốc phòng của cả NATO lên tới hơn 1000 tỷ USD/năm, trong khi chi phí quốc phòng của Nga chỉ có 54,8 tỷ USD/năm [năm 2019]. Do xác định Nga là đối tượng tác chiến chủ chốt của mình nên NATO đã gia tăng sức ép và sự hiện diện sát biên giới Nga.

Lần đầu tiên trong lịch sử, 3 tàu ngầm hạt nhân Nga cùng lúc nổi lên từ dưới băng ở Bắc Cực

Đối với Nga, tuy bị các đòn trừng phạt của EU và Mỹ làm cho nền kinh tế nước này gặp nhiều khó khăn và chi phí quốc phòng thấp chỉ chưa đến 14 % so với ngân sách quốc phòng của Mỹ/năm. Nhưng Nga đã dùng số kinh phí hạn hẹp này đầu tư chiều sâu cho lĩnh vực phòng thủ, bảo vệ chủ quyền quốc gia của mình. Minh chứng cụ thể là cuộc tập trận vào năm 2019 và gần đây nhất là cuộc tập trận VMKA-21 tại Bắc Cực. Tại cuộc tập trận này, Nga đã phô diễn sức mạnh nội tại của lực lượng vũ trang Nga mà chưa nước nào có được. Đó là khi Bộ Quốc phòng Nga công bố một đoạn video khi ba tàu ngầm hạt nhân cách nhau 300 m chầm chậm xuyên thủng lớp băng dày 1,5m tại Bắc Cực có nhiệt độ -20 độ C – 20 độ C và cách thủ đô Matxcova của Nga 3000 km để nổi lên mặt nước. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hải quân Nga, ba tàu ngầm cùng lúc nổi lên từ dưới lớp băng.  Các kênh đối ngoại giữa Nga và NATO hiện đã chấm dứt, Hội đồng Nga – NATO đã không hoạt động trong nhiều năm. Đây là điều không bình thường trong quan hệ giữa Nga và NATO. Điều không bình thường này dễ lý giải bởi có nhân tố Mỹ luôn đi kèm. Mỹ không chỉ là nước đóng góp kinh phí lớn nhất của NATO mà trên thực tế còn là tổng chỉ huy của NATO. Do đó, chỉ khi nào quan hệ Mỹ - Nga được cài đặt lại, khi đó quan hệ Nga – NATO  mới hy vọng trở lại bình thường.

HẢI HÀ

  • TAG
  • XUNG ĐỘT VŨ TRANG
  • QUAN HỆ NGA - EU VÀ NATO
  • LIÊN MINH CHÂU ÂU

Video liên quan

Chủ Đề