Môn học Luật Hiến pháp cũng cấp kiến thức về trách nhiệm

Luật Hiến pháp là môn học chính thức được đưa vào chương trình đào tạo cử nhân luật, cũng như ở các trường Cao đẳng kiểm sát, trường hành chính… Sau khi học xong môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật, sinh viên được học môn luật Hiến pháp trước khi học các môn học luật chuyên ngành như luật hành chính, luật hình sự, luật thương mại, luật dân sự… Môn học luật Hiến pháp nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chẳng hạn chế độ chính trị – kinh tế – văn hóa – giáo dục… cũng như cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, những quan hệ cơ bản giữa nhà nước với công dân… Đó chính là cơ sở để tìm hiểu những quan hệ xã hội cụ thể mà các ngành luật khác điều chỉnh một cách thuận lợi hơn.

Vì vậy yêu cầu sinh viên phải nắm được bản chất, nội dung cũng như cách thức tác động của luật Hiến pháp nói chung và từng quy phạm, chế định,  quan hệ của luật Hiến pháp nói riêng, đồng thời cũng  cần phải có sự am hiểu thực tế nhất định. Có như thế mới giúp cho việc nghiên cứu về các ngành luật học được hoàn thiện hơn.

Mặt khác việc học môn học luật Hiến pháp không chỉ giúp cho sinh viên hiểu biết về một ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam mà còn hiểu biết thêm về lĩnh vực chính trị để định hướng nghề nghiệp, tích lũy kiến thức chuyên môn cho công việc mình đảm trách sau này.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • môn luật hiến pháp
  • ,

    1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠKHOA LUẬTo0oTÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬPLUẬT HIẾN PHÁP 1Biên soạn: CN. Đinh Thanh PhươngLưu hành nội bộ Năm 2009PHẦN MỞ ĐẦULuật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật của nước ta. Hiến pháp chi phối và ảnh hưởng đến tất cả các ngành luật khác. Vì lẽ đó môn học Luật Hiến pháp giữ vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình đạo tào cử nhân luật. Thông qua môn học này người học sẽ nắm bắt được những vấn đề cơ bản nhất được quy định trong Hiến pháp Việt Nam. Những kiến thức được cung cấp trong môn học Luật Hiến pháp sẽ tạo nền tảng cho người học có thể dễ dàng tìm hiểu các môn học luật chuyên ngành khác.Môn học Luật Hiến pháp được chia thành hai học phần Luật Hiến pháp 1 và Luật Hiến pháp 2. Học phần Luật Hiến pháp 1 liên quan đến những vấn đề lý luận và lịch sử về hiến pháp cùng với những quy định trong các chương đầu của Hiến pháp Việt Nam. Học phần Luật Hiến pháp 2 sẽ tập trung vào các quy định của pháp luật nước ta về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.Để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên hệ đào tạo từ xa, tài liệu này được biên soạn một cách cô đọng và ngắn gọn nhằm giúp sinh viên có thể tự nghiên cứu môn học. Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng Luật Hiến pháp là môn học nghiên cứu về nhà nước và việc tổ chức quyền lực nhà nước, cho nên, sẽ có những vấn đề mang tính trừu tượng và phức tạp. Do đó, đòi hỏi sinh viên phải thật sự nỗ lực và tập trung trong khi nghiên cứu môn học này cũng như việc liện hệ với giáo viên là điều cần thiết.Mặc dù đã có nhiều cố gắng của người biên soạn, song tài liệu cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn sinh viên.NGƯỜI BIÊN SOẠN2KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔN HỌCMôn học Luật Hiến pháp 1 bao gồm các khối lượng kiến thức cơ bản nhất về ngành luật Hiến pháp như đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và quan hệ pháp luật Hiến pháp. Bên cạnh đó, môn học cũng cung cấp các kiến thức về nguồn gốc ra đời cũng như các giai đoạn phát triển của Hiến pháp trên phạm vi thế giới và ở Việt Nam; các quy định về thể chế chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, an ninh, quốc phòng, ngoại giao của nước ta; các quy định về quốc tịch Việt Nam cũng như quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam; các quy định của pháp luật về các cấp hành chính lãnh thổ của nước ta.MỤC TIÊU MÔN HỌCNhằm giúp sinh viên có được những hiểu biết về tổ chức quyền lực của Nhà nước Việt Nam, các chính sách của Nhà nước Việt Nam về kinh tế, văn hoá, giáo dục, …hiểu được những quyền và nghĩa vụ hiến định của công dân Việt Nam. Đây là những kiến thức vô cùng quan trọng tạo điều kiên cho sinh viên nghiên cứu các học phần chuyên ngành khác.YÊU CẦU MÔN HỌCĐể học tốt môn học này yêu cầu sinh viên phải có được những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật trong học phần Lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Ngoài ra, bên cạnh việc nghiên cứu Tập bài giảng và các văn bản pháp luật thì tất yếu sinh viên phải cập nhật các thông tin thời sự về chính trị của nước ta.CẤU TRÚC MÔN HỌCMôn học được chia thành 11 chương. Cụ thể như sau:Chương 1. Luật Hiến pháp – ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam1. Đối tượng điều chỉnh của luật Hiến pháp2. Phương pháp điều chỉnh của luật Hiến pháp3. Quy phạm pháp luật Hiến pháp4. Quan hệ pháp luật Hiến pháp5. Nguồn của luật Hiến pháp6. Hệ thống luật Hiến pháp Việt NamChương 2. Khoa học luật Hiến pháp và môn học luật Hiến pháp1. Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật Hiến pháp2. Phương pháp nghiên cứu của khoa học luật Hiến pháp3. Mối quan hệ giữa khoa học luật Hiến pháp với các ngành khoa học pháp lý khác34. Những cơ sở lý luận của khoa học luật Hiến pháp5. Môn học luật Hiến phápChương 3. Những vấn đề lý luận về Hiến pháp1. Nguồn gốc và bản chất của Hiến pháp2. Sự phát triển của Hiến pháp3. Phân loại hiến pháp4. Đặc trưng cơ bản của Hiến pháp.Chương 4. Lịch sử lập hiến Việt Nam1. Tư tưởng lập hiến trước Cách mạng tháng Tám 19452. Các Hiến pháp Việt Nam3. Tư tưởng xuyên suốt lịch sử lập hiến Việt NamChương 5. Chế độ chính trị1. Khái niệm chế độ chính trị2. Bản chất và nguồn gốc quyền lực của nhà nước Việt Nam3. Hình thức chính thể của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam4. Hình thức cấu trúc của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam5. Hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt NamChương 6. Chế độ kinh tế1. Khái niệm chế độ kinh tế2. Chính sách kinh tế của Nhà nước ta3. Chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế4. Chính sách lao động, phân phối và tiêu dùng5. Chế độ quản lý nhà nước về kinh tếChương 7. Chính sách văn hoá – xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ1. Cơ sở xã hội của nhà nước và chính sách văn hoá xã hội2. Nội dung chính sách văn hoá – xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ của nước taChương 8. Chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh quốc gia1. Chính sách đối ngoại của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam2. Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa [chính sách quốc phòng, an ninh]Chương 9. Quốc tịch Việt Nam1. Khái niệm2. Các nguyên tắc xác định quốc tịch43. Những vấn đề cơ bản của pháp luật quốc tịch Việt NamChương 10. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân1. Khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân2. Các nguyên tắc cơ bản của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 1992Chương 11. Tổ chức hành chính lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam1. Khái niệm cấu trúc hành chính – nhà nước2. Hình thức cấu trúc nhà nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam3. Phân chia hành chính lãnh thổ 5NỘI DUNGChương 1LUẬT HIẾN PHÁP – NGÀNH LUẬT ĐỘC LẬP TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAMA. NỘI DUNG CƠ BẢN- Hiến pháp là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì có đối tượng điều chỉnh riêng và phương pháp điều chỉnh riêng.- Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp: “Là những quan hệ cơ bản nhất, quan trọng nhất, gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ an ninh - quốc phòng, chính sách ngoại giao, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và những nguyên tắc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước.”- Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp: phương pháp định nghĩa bắt buộc, quyền uy.- Đặc điểm của quy phạm pháp luật Hiến pháp: Phần lớn các quy phạm của luật Hiến pháp được ghi nhận trong đạo luật cơ bản và các quy phạm pháp luật luật Hiến pháp chủ yếu chỉ có phần quy định hoặc giả định và quy định, rất ít các quy phạm pháp luật luật Hiến pháp có thêm phần chế tài.- Quan hệ pháp luật Hiến pháp bao gồm: + Chủ thể: Nhân dân, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đại biểu dân cử, công dân Việt Nam, những người có chức trách trong cơ quan nhà nước các tổ chức xã hội, người nước ngoài và người không quốc tịch cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.+ Khách thể: Là những gì mà các bên trong quan hệ pháp luật luật Hiến pháp mong muốn đạt được. + Nội dung: Là tổng thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật luật Hiến pháp.B. CÂU HỎI ÔN TẬP1. Hiến pháp là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì:a. Có đối tượng điều chỉnh riêngb. Có phương pháp đièu chỉnh riêngc. Có đối tượng điều chỉnh riêng và phương pháp đièu chỉnh riêngd. Hiến pháp chi phối các ngành luật khác.2. Trong các chủ thể sau thì chủ thể nào là chủ thể đặc biệt trong quan hệ pháp luật Hiến pháp?a. Nhân dânb. Đại biểu Quốc hội6c. Chủ tịch nướcd. Đảng Cộng sản Việt Nam3. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là:a. Tất cả các quan hệ xã hộib. Các quan hệ xã hội liên quan đến Nhà nướcc. Các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất liên quan đến việc tổ chức quyền lực nhà nước.d. Các quan hệ xã hội có một bên trong quan hệ là cơ quan nhà nước.4. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là:a. Bình đẳng thỏa thuậnb. Mệnh lệnh hành chínhc. Định nghĩa bắt buộc quyền uyd. Tất cả các phương pháp trên.5. Nhận định nào sau đây đúng?a. Tất cả các quy phạm pháp luật luật Hiến pháp đều được chứa đựng trong đạo luật Hiến phápb. Tất cả các quy phạm pháp luật luật Hiến pháp không có phần chế tàic. Quy phạm pháp luật luật Hiến pháp được chứa đựng trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhaud. Mọi quy phạm pháp luật luật Hiến pháp đều có đầy đủ các thành phần giả định, quy định và chế tài.C. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 [được sửa đổi, bổ sung năm 2001];2. Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, trường Đại học luật Hà Nội, 2008;3. Tập bài giảng Luật Hiến pháp Việt Nam phần 1, khoa Luật, trường Đại học Cần Thơ.Chương 2KHOA HỌC LUẬT HIẾN PHÁP VÀ MÔN HỌC LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAMA. NỘI DUNG CƠ BẢN- Khoa học luật Hiến pháp nghiên cứu các quy phạm về việc tổ chức quyền lực nhà nước, sự hình thành và phát triển của các quy phạm, các tri thức về việc tổ chức quyền lực nhà 7nước, về mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, về chính việc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước.- Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật Hiến pháp là những mối quan hệ có liên quan đến việc tổ chức nhà nước tức là đối tượng điều chỉnh của luật Hiến pháp.- Phương pháp nghiên cứu của khoa học luật Hiến pháp: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích theo hệ thống - chức năng, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê.- Những cơ sở lý luận của khoa học luật Hiến pháp:+ Những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật;+ Những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam;+ Những quan điểm của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta;+ Quan điểm của các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế trong việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, về dân chủ xã hội chủ nghĩa…B. CÂU HỎI ÔN TẬP1. Văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất do Quốc hội ban hành là:a. Đạo luật Hiến phápb. Ngành luật Hiến phápc. Khoa học luật Hiến phápd. Môn học luật Hiến pháp2. “Bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật được chứa đựng trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau có đối tượng điều chỉnh riêng và phương pháp điều chỉnh riêng…”. Đây là khái niệm của:a. Đạo luật Hiến phápb. Ngành luật Hiến phápc. Khoa học luật Hiến phápd. Môn học luật Hiến pháp3. “Bao gồm tổng thể các tri thức, các quan điểm khoa học về việc tổ chức quyền lực nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước,…”. Đây là khái niệm của:a. Đạo luật Hiến phápb. Ngành luật Hiến phápc. Khoa học luật Hiến phápd. Môn học luật Hiến pháp8C. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 [được sửa đổi, bổ sung năm 2001];2. Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, trường Đại học luật Hà Nội, 2008;3. Tập bài giảng Luật Hiến pháp Việt Nam phần 1, khoa Luật, trường Đại học Cần Thơ.Chương 3NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIẾN PHÁPA. NỘI DUNG CƠ BẢN- Hiến pháp – đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của một quốc gia ra đời trong các cuộc cách mạng tư sản.- Bản chất của Hiến pháp là mang tính giai cấp, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.- Các giai đoạn phát triển của Hiến pháp tư sản:+ Giai đoạn đầu khi giai cấp tư sản mới giành chiến thắng.+ Giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Mười Nga [1917].+ Giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.- Sự ra đời và phát triển của Hiến pháp xã hội chủ nghĩa.- Phân loại Hiến pháp:+ Căn cứ vào hình thức: Hiến pháp thành văn và bất thành văn.+ Căn cứ vào nội dung: Hiến pháp cổ điển và hiện đại.+ Căn cứ vào thủ tục ban hành: Hiến pháp nhu tính và cương tính.+ Căn cứ vào bản chất của Hiến pháp: Hiến pháp tư sản và xã hội chủ nghĩa.- Đặc trưng cơ bản của Hiến pháp:+ Hiến pháp là văn bản tuyên bố long trọng quyền dân chủ của công dân.+ Hiến pháp - văn bản tổ chức quyền lực nhà nước.+ Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nhà nước.B. CÂU HỎI ÔN TẬP1. Nhận định nào sau đây đúng ?a. Hiến pháp-đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất có nguồn gốc từ các quy định của các hoàng đế La mã cổ đại.b. Chỉ ở những quốc gia nào cách mạng tư sản thành công thì Hiến pháp mới được ban hành.c. Hiến pháp chỉ được ban hành ở những quốc gia có cách mạng tư sản không thành công.9d. Hiến pháp -đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất ra đời trong các cuộc cách mạng tư sản.2. Căn cứ vào hình thức thì Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp:a. Cương tínhb. Thành vănc. Nhu tínhd. Bất thành văn3. Căn cứ vào nội dung thì Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp:a. Hiện đạib. Thành vănc. Nhu tínhd. Cổ điển4. Căn cứ vào thủ tục ban hành thì Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp:a. Xã hội chủ nghĩab. Thành vănc. Cương tínhd. Nhu tính5. Căn cứ vào bản chất của Hiến pháp thì Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp:a. Xã hội chủ nghĩab. Thành vănc. Cương tínhd. Tư sảnC. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 [được sửa đổi, bổ sung năm 2001];2. Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, trường Đại học luật Hà Nội, 2008;3. Tập bài giảng Luật Hiến pháp Việt Nam phần 1, khoa Luật, trường Đại học Cần Thơ.Chương 4LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAMA. NỘI DUNG CƠ BẢN- Trước cách mạng tháng Tám 1945 tồn tại hai khuynh hướng chính trị chủ yếu trong thời gian này là khuynh hướng xây dựng nhà nước quân chủ lập hiến và chủ trương giành độc lập, tự do cho dân tộc, tiếp đó sẽ xây dựng Hiến pháp của Nhà nước độc lập.10- Hiến pháp 1946 được thong qua tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I ngày 9 tháng 11 năm 1946.- Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội khóa I kỳ họp thứ 11 ngày 31/12/1959 thông qua.- Hiến pháp 1980 được Quốc hội khóa VI kỳ họp thứ 7 ngày 18/12/1980 thông qua.- Hiến pháp 1992 được Quốc hội khóa 8 thông qua ngày 15/4/1992. Hiến pháp 1992 được Quốc hội khóa 10 sửa đổi, bổ sung năm 2001.- Những tư tưởng xuyên suốt lịch sử lập hiến Việt Nam: + Nhà nước ta là Nhà nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.+ Các Hiến pháp của nước ta đều khẳng định bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.+ Việc tổ chức quyền lực Nhà nước theo nguyên tắc tập quyền.+ Việc tổ chức quyền lực nhà nước luôn luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.+ Càng ngày Hiến pháp Việt Nam càng thể hiện xu thế có tính quy luật, mở rộng quyền dân chủ của nhân dân.B. CÂU HỎI ÔN TẬP1. Bản Hiến pháp hiện hành của nước ta là Hiến pháp năm:a. 1980b. 1992c. 2001d. 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 20012. Hiến pháp do chủ thể nào công bố?a. Quốc hộib. Ủy ban thường vụ Quốc hộic. Chủ tịch nướcd. Chính phủ3. Điều luật nào trong Hiến pháp 1992 thể hiện tư tưởng: “Nhà nước ta là Nhà nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”?4. Điều luật nào trong Hiến pháp 1992 thể hiện tư tưởng: “Bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân”.5. Điều luật nào trong Hiến pháp 1992 thể hiện tư tưởng: “Việc tổ chức quyền lực nhà nước luôn luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản”.11C. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 [được sửa đổi, bổ sung năm 2001];2. Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, trường Đại học luật Hà Nội, 2008;3. Tập bài giảng Luật Hiến pháp Việt Nam phần 1, khoa Luật, trường Đại học Cần Thơ.Chương 5CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊA. NỘI DUNG CƠ BẢN- Chế độ chính trị bao gồm: Bản chất và nguồn gốc của quyền lực nhà nước, hình thức chính thể, hình thức cấu trúc, hệ thống chính trị.- Bản chất và nguồn gốc của quyền lục nhà nước: Quyền lực nhà nước thuộc về ai và phục vụ cho ai.- Hình thức chính thể: + Quân chủ và cộng hòa+ Tổng thống và đại nghị+ Quý tộc và dân chủ+ Xã hội chủ nghĩa- Hình thức cấu trúc: Đơn nhất và liên bang- Hệ thống chính trị của nước ta bao gồm:+ Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị.+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giữ vai trò trung tâm của hệ thống chính trị.+ Mật trận tổ quốc Việt Nam và các thành viên giữ vai trò thực hiện và phát huy dân chủB. CÂU HỎI ÔN TẬP1. Hãy cho biết bản chất và nguồn gốc của quyền lực nhà nước của Nhà nước ta? Nêu cơ sở pháp lý?2. Chính thể của nước ta hiện nay là:a. Quân chủ đại nghịb. Cộng hòa tổng thốngc. Cộng hòa đại nghịd. Cộng hòa quý tộc3. Hình thức cấu trúc của nước ta là:12a. Liên bangb. Liên minhc. Liên hiệpd. Đơn nhất4. Hãy cho biết nhận định nào sau đây sai?a. Đảng lãnh đạo bằng cách đề ra các chủ trương, đường lối, chính sáchb. Đảng lãnh đạo bằng cách ban hành pháp luậtc. Đảng lãnh đạo bằng sự gương mẫu của các Đảng viênd. Đảng lãnh đạo bằng phương pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục không cưỡng chế.5. Tổ chức nào sau đây giữ vai trò đoàn kết dân tộc?a. Đảng Cộng sản Việt Namb. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minhc. Mặt trận tổ quốc Việt Namd. Liên đoàn lao động Việt NamC. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 [được sửa đổi, bổ sung năm 2001];2. Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam năm 1999;3. Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, trường Đại học luật Hà Nội, 2008;4. Tập bài giảng Luật Hiến pháp Việt Nam phần 1, khoa Luật, trường Đại học Cần Thơ.Chương 6CHẾ ĐỘ KINH TẾA. NỘI DUNG CƠ BẢN- Chế độ kinh tế bao gồm: Chính sách phát triển nền kinh tế; chế độ sở hữu; chính sách lao động, phân phối và tiêu dùng; chính sách quản lý nền kinh tế.- Chính sách phát triển nền kinh tế: Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.- Chế độ sở hữu:+ Các hình thức sở hữu: Sở hữu nhà nước [sở hữu toàn dân], sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân.13+ Các thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.- Chính sách lao động, phân phối và tiêu dung:+ Chính sách lao động: Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân+ Chính sách phân phối: Làm theo khả năng, hưởng theo lao động+ Chính sách tiêu dùng: Tiêu dùng là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất, sản xuất phải nhằm phục vụ tiêu dùng.- Chính sách quản lý nền kinh tế: Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách, phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý Nhà nước giữa các ngành các cấp, kết hợp lợi ích của cá nhân, của tập thể với lợi ích của Nhà nước.B. CÂU HỎI ÔN TẬP1. Hình thức sở hữu nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta?a. Sở hữu nhà nướcb. Sở hữu tập thểc. Sở hữu tư nhând. Không có hình thức sở hữu nào giữ vai trò chủ đạo2. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đất đai ở Việt Nam thuộc hình thức sở hữu nào?a. Sở hữu nhà nướcb. Sở hữu tập thểc. Sở hữu tư nhând. Cả ba hình thức sở hữu trên3. Trong khoảng thời gian đầu tháng 3/2008, để hút nguồn vốn về phía mình nên một số ngân hàng đã tăng lãi suất kỳ gửi ngắn hạn lên rất cao. Điều này dẫn đến một thực trạng là hàng loạt các ngân hàng bị mất một số lượng lớn tiền do khách hàng rút ra để gửi sang các ngân hàng có lãi suất cao hơn. Trước tình trạng này để ổn định tình hình Chính phủ đã áp đặt trần lãi suất tối đa cho tất cả các ngân hàng là 12%/năm. Hỏi động thái này của Chính phủ đã thể hiện hình thức nào trong chính sách quản lý nền kinh tế của Nhà nước ta?a. Quản lý bằng pháp luậtb. Quản lý bằng chính sáchc. Quản lý bằng kế hoạchd. Quản lý bằng cách kết hợp lợi ích của cá nhân, của tập thể với lợi ích của Nhà nước144. Theo báo cáo của Bộ Công thương là hàng năm Nhà nước phải chịu lỗ hàng ngàn tỉ đồng trong việc kinh doanh điện nhưng Nhà nước không tăng giá điện. Điều này thể hiện chính sách gì trong chế độ kinh tế?a. Chính sách phát triển nền kinh tếb. Chính sách phân phốic. Chính sách tiêu dùngd. Chính sách quản lý nền kinh tế5. Chính phủ xác định:- Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 là 6,5 %.- Xuất khẩu gạo đạt 7 triệu tấn.- Xuất khẩu dệt may đạt 3 tỉ USD.Hãy cho biết việc xác định trên của Chính phủ đã thể hiện hình thức nào trong chính sách quản lý nền kinh tế của Nhà nước ta?a. Quản lý bằng pháp luậtb. Quản lý bằng phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý Nhà nước giữa các ngành các cấpc. Quản lý bằng kế hoạchd. Quản lý bằng cách kết hợp lợi ích của cá nhân, của tập thể với lợi ích của Nhà nướcC. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 [được sửa đổi, bổ sung năm 2001];2. Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, trường Đại học luật Hà Nội, 2008;3. Tập bài giảng Luật Hiến pháp Việt Nam phần 1, khoa Luật, trường Đại học Cần Thơ.Chương 7CHÍNH SÁCH VĂN HÓA - XÃ HỘI, GIÁO DỤC, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆA. NỘI DUNG CƠ BẢN- Cơ sở xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức;- Nội dung Chính sách văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ của nước ta bao gồm:15+ Chính sách phát triển văn hóa: Điều 30 Hiến pháp 1992;+ Chính sách giáo dục: Điều 35, 36 Hiến pháp 1992;+ Chính sách khoa học và công nghệ: Điều 37, 38 Hiến pháp 1992;+ Chính sách phát triển văn học, nghệ thuật: Điều 32, 33, 34 Hiến pháp 1992;+ Chính sách chăm sóc sức khoẻ nhân dân: Điều 39, 40, 41 Hiến pháp 1992.B. CÂU HỎI ÔN TẬP1. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ở nước ta người đi học ở cấp bậc học nào thì không phải đóng học phí? Nêu cơ sở pháp lý.2. Cơ sở xã hội của Nhà nước được quyết định bởi yếu tố nào? 3. Hãy cho biết cơ sở xã hội của Nhà nước ta được xây dựng trên cơ sở nào?C. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 [được sửa đổi, bổ sung năm 2001];2. Luật Giáo dục 2005;3. Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, trường Đại học luật Hà Nội, 2008;4. Tập bài giảng Luật Hiến pháp Việt Nam phần 1, khoa Luật, trường Đại học Cần Thơ.Chương 8CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI, QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH QUỐC GIAA. NỘI DUNG CƠ BẢN- Chính sách đối ngoại của Nhà nước là sự tiếp tục chính sách đối nội. Chính sách đối ngoại phải luôn luôn phù hợp với chính sách đối nội, xuất phát từ lợi ích của giai cấp của Nhà nước và là sự cụ thể hóa những phương hướng hoạt động chủ yếu của Nhà nước trong quan hệ quốc tế ở từng giai đoạn lịch sử nhất định; - Chính sách đối ngoại của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước; Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước;- Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước ta. Nó gắn liền với việc thực hiện chính sách đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;- “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân” [Điều 44 - Hiến pháp 1992].16- Gắn liền với nhiệm vụ quốc phòng là nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, sự ổn định về chính trị, trật tự, an toàn xã hội.B. CÂU HỎI ÔN TẬP1. Chính sách đối ngoại hiện nay của nước ta là thực hiện đường lối hòa bình hữu nghị, hợp tác. Hãy nêu một vài tổ chức quốc tế mà Việt Nam đã tham gia với tư cách là thành viên.2. Hãy cho biết chức năng của Nhà nước?3. Đối với công dân Việt Nam thì bảo vệ tổ quốc là:a. Nghĩa vụb. Quyềnc. Quyền và nghĩa vụd. Tất cả đều saiC. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 [được sửa đổi, bổ sung năm 2001];2. Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, trường Đại học luật Hà Nội, 2008;3. Tập bài giảng Luật Hiến pháp Việt Nam phần 1, khoa Luật, trường Đại học Cần Thơ.Chương 9 QUỐC TỊCH VIỆT NAMA. NỘI DUNG CƠ BẢN- Quốc tịch ra đời, tồn tại và mất đi cùng với sự ra đời và mất đi của chính quyền nhà nước;- Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý, có tính chất lâu dài, bền vững, ổn định, không bị giới hạn, giữa một cá nhân với một chính quyền nhà nước nhất định.Quốc tịch còn được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật, điều chỉnh mối quan hệ xã hội phát sinh trong các điều kiện : có, mất, thôi, tước, hủy, trở lại quốc tịch.- Đặc điểm của quốc tịch:+ Đây là mối quan hệ bền vững, lâu dài, ổn định không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân.+ Đối với Nhà nước thì những cá nhân có quốc tịch có quyền và nghĩa vụ tuân thủ pháp luật mà nhà nước của đặt ra.+ Đối với công dân thì nhà nước phải đảm bảo quyền và danh dự cho cá nhân có quốc tịch.17- Trên cơ sở pháp lý, quốc tịch giúp cho việc phân biệt được ba dạng người trên lãnh thổ của một quốc gia : Công dân của chính quốc gia đó; người có quốc tịch nước ngoài [một quốc tịch hay nhiều quốc tịch]; người không quốc tịch;- Nguyên tắc xác định quốc tịch:+ Nguyên tắc huyết thống;+ Nguyên tắc lãnh thổ.- Những vấn đề cơ bản trong pháp luật quốc tịch Việt Nam: Xem các quy định trong Luật Quốc tịch 2008.B. CÂU HỎI ÔN TẬP1. Vợ chồng ông A và bà B là công dân của nước X [sử dụng nguyên tắc lãnh thổ để xác định quốc tịch]. Trong thời gian du lịch ở nước Y [sử dụng nguyên tắc huyết thống để xác định quốc tịch] thì hạ sinh C. Dựa vào các nguyên tắc xác định quốc tịch hãy cho biết C mang quốc tịch nước nào?2. Hai vợ chồng X và Y là công dân nước A [sử dụng nguyên tắc lãnh thổ để xác định quốc tịch]. Trong thời gian tạm trú ở nước Việt Nam thì hạ sinh Z. Hỏi Z mang quốc tịch nước nào?3. X là người không quốc tịch. Sau nhiều năm sinh sống ở Việt Nam X rất muốn nhập quốc tịch Việt Nam nhưng X không biết mình có đủ điều kiện chưa. Anh [chị] hãy tư vấn cho X những điều kiện nào để được nhập quốc tịch Việt Nam và cho biết luôn là ai có thẩm quyền cho nhập tịch?4. Nguyễn Văn A là công dân Việt Nam. Năm 2000, A đi xuất khẩu lao động sang Malayxia. Sau đó A trốn ở lại và nhập tịch Malayxia vào năm 2008. Hỏi theo quy định của pháp luật Việt Nam thì A có mấy quốc tịch? Là quốc tịch nào?5. Hai vợ chồng A và B là người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam. Trong thời gian thường trú tại Việt Nam họ đã sinh được một đứa con là C. Tháng 5/2004, A và B xin nhập quốc tịch Việt Nam và được nhập quốc tịch. Tháng 3/2009, cơ quan nhà nước của Việt Nam phát hiện A và B sử dụng một số giấy tờ giả mạo để được nhập quốc tịch Việt Nam. Theo quy định của pháp luật thì giải quyết trường hợp của A và B như thế nào?C. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 [được sửa đổi, bổ sung năm 2001];2. Luật Quốc tịch năm 2008;3. Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, trường Đại học luật Hà Nội, 2008;4. Tập bài giảng Luật Hiến pháp Việt Nam phần 1, khoa Luật, trường Đại học Cần Thơ.18Chương 10QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂNA. NỘI DUNG CƠ BẢN- Quyền cơ bản là khả năng của mỗi công dân được tự do lựa chọn hành động. Khả năng đó được nhà nước ta ghi nhận trong Hiến pháp và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.- Nghĩa vụ cơ bản là sự tất yếu phải hành động của mỗi công dân vì lợi ích của toàn thể Nhà nước và xã hội. Sự tất yếu đó được Nhà nước qui định trong Hiến pháp và bảo đảm thực hiện bằng mọi biện pháp, kể cả biện pháp cưỡng chế.- Các nguyên tắc cơ bản của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:+ Nguyên tắc tôn trọng quyền con người+ Nguyên tắc nhân đạo+ Nguyên tắc quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân+ Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật+ Nguyên tắc về tính hiện thực của các quyền và nghĩa vụ của công dân- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 1992: + Các quyền và nghĩa vụ cơ bản về kinh tế - xã hội.+ Các quyền và nghĩa vụ cơ bản về chính trị.+ Các quyền và nghĩa vụ cơ bản về văn hóa.+ Các quyền và nghĩa vụ cơ bản về tự do dân chủ và tự do cá nhân.B. CÂU HỎI ÔN TẬP1. Trong các bản Hiến pháp thì bản Hiến pháp nào đặt nghĩa vụ công dân lên trước quyền công dân?a. Hiến pháp 1946b. Hiến pháp 1959c. Hiến pháp 1980d. Hiến pháp 19922. Trong các bản Hiến pháp thì bản Hiến pháp nào có những quy định không mang tính hiện thực?a. Hiến pháp 1946b. Hiến pháp 1959c. Hiến pháp 1980d. Hiến pháp 1992193. Nhận định nào sau đây đúng?a. Quyền con người có tính giai cấpb. Quyền công dân và quyền con người không có mối liên hệ với nhauc. Quyền công dân có tính giai cấpd. Tất cả nhận định trên đều sai4. Hãy cho biết trong các quyền công dân sau đây theo quy đinh của Hiến pháp 1992 thì quyền nào chưa thể thực hiện được trên thực tế?a. Quyền học tậpb. Quyền tham gia quản lý nhà nướcc. Quyền bãi nhiệm đại biểu Quốc hộid. Quyền ứng cử đại biểu Quốc hội5. Hãy cho một ví dụ thực tế về nguyên tắc quyền không tách rời nghĩa vụ trong các nguyên tắc xây dựng quyền và nghĩa vụ của công dân.C. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 [được sửa đổi, bổ sung năm 2001];2. Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, trường Đại học luật Hà Nội, 2008;3. Tập bài giảng Luật Hiến pháp Việt Nam phần 1, khoa Luật, trường Đại học Cần Thơ.Chương 11TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH - LÃNH THỔ CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMA. NỘI DUNG CƠ BẢN- Cấu trúc hành chính - Nhà nước thể hiện cơ cấu bên trong của nhà nước, thành phần và các bộ phận cấu thành của nó, cơ cấu hành chính - lãnh thổ;- Cấu trúc hành chính - Nhà nước quyết định hình thức Nhà nước, đó là nhà nước đơn nhất hay liên bang:+ Nhà nước đơn nhất có thể gồm một dân tộc hoặc nhiều dân tộc. Nhà nước đơn nhất nhiều dân tộc phổ biến ở phương đông nơi mà nhà nước tư sản ra đời trên cơ sở các quốc gia phong kiến cát cứ.+ Nhà nước liên bang là nhà nước mà trong thành phần của nó có một số quốc gia hoặc lãnh thổ quốc gia riêng rẽ liên minh lại. Các quốc gia, lãnh thổ đó là chủ thể của liên bang.- Hình thức cấu trúc Nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đơn nhất;20- Các nguyên tắc phân chia hành chính lãnh thổ:+ Nguyên tắc kinh tế + Nguyên tắc dân tộc+ Nguyên tắc bộ máy gần gũi với dân cư - Quá trình phát triển phân chia hành chính - lãnh thổ nước ta:+ Theo Hiến pháp 1946, nước ta chia ra làm ba bộ, mỗi bộ chia thành tỉnh, tỉnh chia thành huyện, huyện chia thành xã, có các thành phố và thị xã.+ Theo Hiến pháp 1959, nước ta chia ra tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương. Tỉnh chia ra huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã; huyện chia ra xã, thị trấn. + Theo Hiến pháp 1980, nước ta chia ra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương đương. Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã, thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện và thị xã. Huyện chia thành xã và thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã, quận chia thành phường.+ Theo Hiến pháp 1992, nước ta chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chia thành huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã. Huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành xã, phường, thị trấn.- Thẩm quyền phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính:+ Quốc hội quyết định điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh;+ Chính phủ quyết định điều chỉnh địa giới hành chính các cấp còn lại.B. CÂU HỎI ÔN TẬP1. Hiện nay nước ta có bao nhiêu cấp hành chính?a. 2 cấpb. 3 cấpc. 4 cấpd. 5 cấp2. Đơn vị hành chính nào sau đây tương đương với quận?a. Thị trấnb. Thành phố trực thuộc trung ươngc. Phườngd. Thị xã3. Giả sử chúng ta muốn nhập xã Vĩnh Lợi thuộc huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long vào thị trấn Tân Quới thuộc huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long thì cơ quan nào có thẩm quyền nhập?a. Ủy ban nhân dân huyện Bình Tânb. Ủy ban nhân dân tỉnh Vỉnh Long21c. Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Longd. Chính phủ4. Bộ là một cấp hành chính được quy định ở bản Hiến pháp nào?a. Hiến pháp 1946b. Hiến pháp 1959c. Hiến pháp 1980d. Hiến pháp 19925. Cấp hành chính thấp nhất ở nước ta hiện nay là cấp:a. Tỉnhb. Huyệnc. Xã d. ẤpC. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 [được sửa đổi, bổ sung năm 2001];2. Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, trường Đại học luật Hà Nội, 2008;3. Tập bài giảng Luật Hiến pháp Việt Nam phần 1, khoa Luật, trường Đại học Cần Thơ.ĐÁP ÁN CÁC CÂU HỎI ÔN TẬPChương 11. c2. a3. c4. c5. cChương 21. a2. b3. cChương 31. d2. b3. a4. c5. a22Chương 41. d2. c3. Điều 1 Hiến pháp 1992 [2001]4. Điều 2 Hiến pháp 1992 [2001]5. Điều 4 Hiến pháp 1992 [2001]Chương 51. Quyền lực trong Nhà nước ta thuộc về nhân dân và phục vụ cho nhân dân [Điều 2 Hiến pháp 1992 [2001]].2. c3. d4. b5. cChương 61. a2. a3. d4. c5. cChương 71. Bậc tiểu học [Điều 59 Hiến pháp 1992 [2001]]2. Được quyết định bởi cơ cấu giai cấp trong xã hội, địa vị của các giai cấp và các tầng lớp xã hội.3. Cơ sở xã hội của Nhà nước ta được xây dựng trên cơ sở khối liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.Chương 81. Liên Hợp Quốc [UN], Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương [APEC], Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN].2. Đối nội và đối ngoại.3. cChương 91. C không có quốc tịch2. Z không có quốc tịch3. Các điều kiện để được nhập quốc tịch Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Quốc tịch 2008; Chủ Tịch nước quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam [Điều 38 Luật Quốc tịch 2008].4. A có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam [Điều 4 Luật Quốc tịch 2008].5. A và B sẽ bị hủy quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam [Điều 33 Luật Quốc tịch 2008].23Chương 101. a2. c3. c4. c5. Công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng phải có nghĩa vụ đóng thuế.Chương 111. 42. d3. d4. a5. cTÀI LIỆU THAM KHẢO[1] Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các hiến pháp Việt Nam – NXB Chính trị quốc gian – Hà Nội/1998;[2] Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong thời kỳ đổi mới – Đào Trí Úc – NXB Khoa học xã hội – Hà Nội/1997;[3] Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 – NXB Khoa học xã hội – Hà Nội/1996;[4] Luật Hiến pháp Việt Nam – NXB Đại học Quốc gia – Hà Nội/1999;[5] Các tạp chí chuyên ngành;[6] Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam – Đại học luật Hà Nội.[7] Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật Việt Nam – Đại học Luật Hà Nội- 200824

    Video liên quan

    Chủ Đề