Môn Khoa học chương trình 2006 có máy chủ đề

Môn Khoa học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên với các thành phần: nhận thức khoa học tự nhiên; tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích và giải quyết các vấn đề đơn giản trong cuộc sống. Cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác, môn Khoa học góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; trí tưởng tượng khoa học, hứng thú tìm hiểu thế giới tự nhiên; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống.Đồng thời, môn Khoa học cũng góp phần đắc lực hình thành, phát triển ở học sinh các năng lực chung, bao gồm: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Về nội dung giáo dục, Chương trình môn Khoa học gồm 6 chủ đề là: Chất; Năng lượng; Thực vật và động vật; Nấm, vi khuẩn; Con người và sức khoẻ; Sinh vật và môi trường.

So với chương trình hiện hành, chương trình tinh giản một số nội dung chồng chéo với môn học khác hoặc sẽ được học ở ngay các lớp đầu của cấp trung học cơ sở, đồng thời cập nhật hoặc đưa vào một số nội dung mới thiết thực với học sinh. Ví dụ, chương trình tinh giản các nội dung về vật liệu [các nội dung này sẽ được học trong môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học, đồng thời sẽ được học trong môn Khoa học tự nhiên ở lớp 6]; bên cạnh đó chương trình bổ sung các nội dung về nấm, vi khuẩn và các bệnh do nấm và vi khuẩn gây nên. Về phương pháp giáo dục, Chương trình môn Khoa học chú trọng tổ chức cho học sinh tìm tòi khám phá kiến thức, khơi dậy trí tò mò khoa học; bước đầu tạo cho học sinh cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách giữ gìn sức khoẻ và ứng xử phù hợp với môi trường sống xung quanh. Cụ thể là:

- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh qua tổ chức các hoạt động học tập trong lớp học và ngoài lớphọc; tạo cơ hội cho học sinh học qua trải nghiệm; học qua điều tra, khám phá thế giới tự nhiên, qua quan sát, thí nghiệm, thực hành, xử lí tình huống thực tiễn; qua hợp tác, trao đổi với bạn.

- Quan tâm đến hứng thú và chú ý tới sự khác biệt về khả năng, sự đa dạng trong phong cách học của học sinhđể có phương pháp tác động tốt nhất đến sự phát triển phẩm chất và năng lực của mỗi học sinh. Chương trình môn Khoa học là chương trình mở. Trên cơ sở bảo đảm yêu cầu cần đạt đối với mỗi lớp học, cấp học, giáo viên có thể lựa chọn đối tượng học tập sẵn có ở địa phương để dạy học, thay đổi thứ tự các chủ đề học tập, đặt tiêu đề bài học trong mỗi chủ đề, xác định thời gian và điều chỉnh thời lượng học tập cho mỗi chủ đề cho phù hợp với thực tế địa phương, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường. Chương trình cũng khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học bằng những vật liệu sẵn có ở địa phương và sử dụng công nghệ thông tin cũng như những phương tiện dạy học hiện đại khác.

Chương trình xác định mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục môn Khoa học là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về sự phát triển năng lực và sự tiến bộ của học sinh trên cơ sở yêu cầu cần đạt đã được quy định ở mỗi lớp, mỗi cấp học; từ đó, học sinh có căn cứ để điều chỉnh cách học, giáo viên có căn cứ để điều chỉnh phương pháp dạy học, tạo cơ hội và thúc đẩy quá trình học tập, tăng động cơ và hứng thú học tập môn học cho học sinh.

Năng lực của học sinh được đánh giá thông qua các mặt sau:

- Khả năng nhận thức khoa học tự nhiên, bao gồm việc nhận biết, mô tả được một số thuộc tính của sự vật và hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và đời sống.

- Khả năng tìm hiểu môi trường tự nhiên, được biểu hiện qua việc quan sát và đặt được câu hỏi về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên; về sinh vật, con người và vấn đề sức khoẻ; từ kết quả quan sát, thí nghiệm, thực hành,... rút ra được nhận xét, kết luận về đặc điểm và mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng.

- Khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để [i] giải thích được một số sự vật, hiện tượng và mối quan hệ trong tự nhiên, về thế giới sinh vật, con người và các biện pháp giữ gìn sức khoẻ; [ii] giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản trong đó vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên và kiến thức kĩ năng từ các môn học khác có liên quan; [iii] phân tích tình huống, từ đó đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường tự nhiên xung quanh; trao đổi, chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện [iv] nhận xét, đánh giá được phương án giải quyết và cách ứng xử trong các tình huống gắn với đời sống.

Phương pháp đánh giá kết quả giáo dục môn Khoa học là kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; kết hợp nhiều hình thức đánh giá [quan sát, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, thực hành, các dự án/sản phẩm học tập, ...], nhiều lực lượng tham gia đánh giá [đánh giá của giáo viên, tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng của học sinh,...]./.

                                                                BBT

[Nguồn: Trích tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo tập huấn cho cán bộ quản lý sở/phòng giáo dục và đào tạo thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018].

- Trong chương trình phổ thông mới, môn Khoa học ở lớp 4 và 5 với thời lượng 70 tiết cho mỗi lớp, được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội [ở các lớp 1, 2, 3].

Môn học này tích hợp những kiến thức về vật lý, hoá học, sinh học và nội dung giáo dục sức khoẻ, giáo dục môi trường. Môn học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh học tập môn Khoa học tự nhiên ở cấp THCS và các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học ở cấp THPT.

Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Môn Khoa học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; trí tò mò khoa học, hứng thú tìm hiểu thế giới tự nhiên; ý thức bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống.

Đồng thời góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tìm hiểu tự nhiên, cụ thể là: năng lực nhận thức kiến thức khoa học tự nhiên; tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên; vận dụng kiến thức khoa học giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên, giải quyết các vấn đề đơn giản trong cuộc sống, ứng xử phù hợp với yêu cầu bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người khác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường xung quanh.

Chương trình môn Khoa học nhấn mạnh đến các quan điểm: Tích hợp kiến thức vật lý, hoá học, sinh học, trong đó hướng đến việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về môi trường tự nhiên; về con người, sức khoẻ và an toàn; Tổ chức nội dung chương trình thành các chủ đề, trong từng chủ đề, nội dung giáo dục giá trị và kỹ năng sống, giáo dục sức khoẻ, công nghệ, giáo dục môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai... được đưa vào ở mức độ đơn giản và phù hợp; Tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập, tìm tòi, khám phá, quan sát, thí nghiệm, thực hành, làm việc theo nhóm.

Chương trình gồm 6 chủ đề

Chương trình sẽ bao gồm 6 chủ đề là: chất; năng lượng; thực vật và động vật; nấm, vi khuẩn, virus; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường.

Những chủ đề này được phát triển từ lớp 4 đến lớp 5. So với chương trình hiện hành, chương trình tinh giản một số nội dung chồng chéo với môn học khác hoặc sẽ được học ở ngay các lớp đầu của cấp THCS, đồng thời cập nhật hoặc đưa vào một số nội dung mới thiết thực với học sinh. Ví dụ, tinh giản các nội dung về vật liệu [các nội dung này sẽ được học trong môn Tin học và công nghệ ở tiểu học, đồng thời sẽ được học kĩ trong môn Khoa học tự nhiên ở lớp 6]; đưa vào nội dung học về đất; nấm, vi khuẩn, virus.

Hoạt động tìm tòi khám phá kiến thức được làm rõ hơn trong chương trình, thể hiện qua các yêu cầu cần đạt trong mỗi mạch nội dung. Các kỹ năng tiến trình [như quan sát, dự đoán, giải thích, trình bày…] được chú trọng hơn. Các yêu cầu vận dụng vào thực tiễn cũng được tăng cường.

Ảnh minh họa: Thanh Hùng.

Phương pháp giáo dục trong môn Khoa học chú trọng tới việc khơi dậy trí tò mò khoa học, bước đầu tạo cho học sinh cơ hội làm việc cá nhân và theo nhóm; tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên thông qua quan sát, làm các thí nghiệm, thực hành đơn giản; vận dụng kiến thức vào việc giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên, giải quyết các vấn đề đơn giản trong cuộc sống, ứng xử phù hợp bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người khác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường xung quanh.

Đánh giá bằng nhiều công cụ, hình thức

Để đánh giá được kết quả giáo dục hình thành phẩm chất và năng lực học sinh, giáo viên cần lưu ý không chỉ đánh giá việc hiểu biết kiến thức, mà cần quan tâm đến việc đánh giá các kỹ năng, thái độ của học sinh trong học tập môn Khoa học.

Để đánh giá được quá trình học tập của học sinh, giáo viên cần sử dụng nhiều công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập, biểu mẫu quan sát, bài thực hành, dự án học tập, sản phẩm... Các hình thức đánh giá gồm đánh giá của giáo viên, tự đánh giá của học sinh, đánh giá đồng đẳng [học sinh đánh giá lẫn nhau], đánh giá của cha mẹ học sinh. Qua các hoạt động đánh giá, học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy phản biện, năng lực giao tiếp, hợp tác. 

Đánh giá tổng kết môn Khoa học được thực hiện sau khi học sinh học xong mỗi chủ đề với mục đích xác định xem học sinh đã học được những gì. Kết quả đánh giá tổng kết môn Khoa học được ghi bằng điểm số kết hợp với nhận xét cụ thể của giáo viên về việc học sinh đạt được hay chưa đạt được những yêu cầu đã được nêu trong chương trình môn học.    

Ảnh minh họa: Thanh Hùng.

Hệ thống kiến thức cơ bản của môn Khoa học mới chủ yếu được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc [giữ lại những kiến thức căn bản cốt lõi, tinh giản những kiến thức khó, không phù hợp…]. Thêm vào đó, đa số các giáo viên dạy môn Khoa học ở tiểu học đã được tiếp cận và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn học ở trên lớp. Đó là những thuận lợi để hầu hết giáo viên trong cả nước có thể dạy được môn học.

Chương trình môn Khoa học là chương trình mở, cho phép giáo viên được lựa chọn đối tượng học tập sẵn có ở địa phương để dạy học nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu chương trình. Ngoài ra, chương trình còn cho phép giáo viên có thể thay đổi thứ tự các chủ đề học tập, đặt ra các tiêu đề bài học trong mỗi chủ đề, xác định thời gian và điều chỉnh thời lượng học tập cho mỗi chủ đề cho phù hợp với thực tế địa phương, điều kiện cơ sở vật chất thiết bị của nhà trường.

Chương trình cũng khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học bằng những vật liệu sẵn có ở địa phương và sử dụng công nghệ thông tin cũng như những phương tiện dạy học hiện đại khác [nếu có].

Tuy nhiên, chương trình mới được xây dựng trên cơ sở tiếp cận hình thành năng lực cho học sinh, bên cạnh đó còn có một số nội dung kiến thức mới được đưa vào chương trình. Vì vậy, giáo viên có thể sẽ gặp một số khó khăn ban đầu và có thể được khắc phục thông qua các tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng giáo viên và các hoạt động tập huấn thường xuyên, định kỳ.

Trên đây là những nét tóm lược về chương trình môn Khoa học. Dự thảo chương trình môn học này sẽ được Bộ GD-ĐT giới thiệu trong tháng 1 để nhận các ý kiến đóng góp.

Thanh Hùng

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Khoa học tự nhiên là môn học bắt buộc yêu cầu học sinh phải đạt được 3 phẩm chất, 3 năng lực, 3 năng lực chuyên môn.

Nội dung chương trình môn Toán ở chương trình phổ thông mới sẽ tinh giản nhiều so với chương trình hiện hành, chú trọng tính ứng dụng thiết thực, gắn kết với đời sống thực tế.

Ở chương trình phổ thông mới, chương trình môn Vật lý sẽ coi trọng đánh giá khả năng đề xuất các phương án thí nghiệm và các kỹ năng thực hành.

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, ở cấp THPT, Hóa học là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, ở cấp THPT, Sinh học là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Video liên quan

Chủ Đề