Mua clinker ở đâu

Làm thủ tục xuất khẩu clinker gồm những bước nào, đâu là những nội dung mà hải quan hay để ý và chất vấn kỹ, thuế suất xuất khẩu bao nhiêu phần trăm…? Đó là những câu hỏi mà bạn có thể sẽ thắc mắc khi muốn xuất khẩu mặt hàng này.

Tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm làm trực tiếp trong bài viết này. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn.

Để bắt đầu tôi sẽ nêu về khái niệm để chúng ta cùng có cách hiểu tương đối giống nhau…

Clinker là gì? Gồm những loại nào?

Clinker là hỗn hợp của đá vôi và đất sét được nung ở nhiệt độ cao [khoảng 1450oC] cùng với một số loại phụ gia khác như quặng sắt, boxit, cát... Do đó, thành phần hóa học của Clinker bao gồm các oxit là Canxi Oxit, Silic Dioxit, Sắt Oxit, Nhôm Oxit.

Clinker là bán thành phẩm của xi măng, và một cách dễ hiểu thì đây là xi măng dạng thô, có các tính chất lý hóa tương đối giống với xi măng thành phẩm.

Việc xuất khẩu xi măng và clinker hiện được xem là không đem lại nhiều giá trị do đó và không được khuyến khích xuất khẩu. Nguyên nhân là do xi măng và clinker được sản xuất từ tài nguyên thiên nhiên, phối trộn, sản xuất từ đá vôi, đất sét, đất giàu chất sắt, ôxít sắt, than cám, xỉ lò cao, đá xanh, phụ gia… [theo dantri.com.vn]

Thị trường lớn nhập khẩu clinker và xi măng của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, các nước trong khu vực, cũng như một số nước châu Phi.

Mã HS mặt hàng clinker

Theo biểu thuế xuất nhập khẩu 2020, thì mặt hàng clinker nằm ở phân nhóm 252310. Theo đó, thuế suất xuất khẩu tương ứng là 0%.

Tuy nhiên, chưa hẳn cứ là clinker xuất khẩu thì sẽ được hưởng thuế suất là 0% bạn nhé. Có một lưu ý quan trọng: để hưởng thuế suất đó, thì yêu cầu là “tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng phải dưới 51% giá thành sản phẩm”.

Và làm thế nào để đánh giá được hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp nằm trong nhóm lớn hay nhỏ hơn 51%, về điều này đã được hướng dẫn khá cụ thể tại nghị định 125/2017/NĐ-CP, tôi xin trích dẫn trong phần kế tiếp sau đây.

Chính sách mặt hàng của clinker xuất khẩu

Clinker trong hầm tàu chuẩn bị xuất khẩu

Mặt hàng Clinker không thuộc diện cấm xuất khẩu hay xuất khẩu có điều kiện theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ nên công ty có thể làm thủ tục xuất khẩu như hàng hóa thông thường khác. 

Bộ hồ sơ xuất khẩu bao gồm:

Một vài lưu ý khi thủ tục xuất khẩu clinker

  • Lưu ý đầu tiên là bạn cần xác định được lô hàng của mình có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng chiếm bao nhiêu phần trăm trong giá thành sản phẩm. Từ đó mới có thể áp đúng mã và làm tiếp các bước công việc về sau.
  • Clinker xuất khẩu đa phần đi tàu hàng rời, nhưng cũng có khi đóng container. Vì là hàng nặng nên khi đóng hàng cần lưu ý không đóng quá mức tải trọng cho phép, nếu vượt mức hãng tàu có thể sẽ từ chối không nhận vận chuyển.

Tựu chung lại

Làm thủ tục xuất khẩu clinker không quá phức tạp, nhưng cần cụ thể và chính xác về chi tiết hàng hóa, mã HS, và kéo theo thuế suất xuất khẩu và VAT. Bạn chỉ cần để ý cẩn thận là có thể làm được, và làm tốt.

Nếu bạn muốn tìm đơn vị có kinh nghiệm làm thủ tục cho mặt hàng này, thì gửi yêu cầu báo giá dịch vụ theo link dưới đây, tôi sẽ phản hồi sớm.

Thủ tục hải quan & vận chuyển

Dịch vụ của Vinalogs giúp bạn xuất nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng, thuận lợi!


Tham gia nhóm Facebook:

  1. Hỗ trợ thủ tục hải quan
  2. Check cước biển quốc tế

Nhận email chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về Logistics, Xuất nhập khẩu, và Thủ tục hải quan

và download tài liệu hữu ích: Danh sách Hãng tàu tại Hải Phòng, Tp. HCM, biểu thuế XNK mới nhất...

Vui lòng nhập địa chỉ email, và tick vào các ô xác nhận, sau đó nhấn nút Subscribe.

[Lưu ý: Bạn cần nhập chính xác và xác nhận qua email trước khi nhận file]

Enjoy this page? Please pay it forward. Here's how...

Would you prefer to share this page with others by linking to it?

  1. Click on the HTML link code below.
  2. Copy and paste it, adding a note of your own, into your blog, a Web page, forums, a blog comment, your Facebook account, or anywhere that someone would find this page valuable.

Tìm kiếm:

[thấy 2 kết quả]

AD BY YELLOW PAGES

AD BY YELLOW PAGES

AD BY YELLOW PAGES

AD BY YELLOW PAGES

AD BY YELLOW PAGES

AD BY YELLOW PAGES

AD BY YELLOW PAGES

AD BY YELLOW PAGES

AD BY YELLOW PAGES

AD BY YELLOW PAGES

AD BY YELLOW PAGES

AD BY YELLOW PAGES

2 tháng đầu năm 2021, ngành xi măng vẫn xuất bán nhiều xi măng và clinker, bất chấp thời gian này có kỳ nghỉ Tết kéo dài. Tổng sản lượng xuất khẩu ghi nhận 5,837 triệu tấn, tăng 15,9% so với cùng kỳ, trị giá 214 triệu USD, tăng 6,6%.

Riêng tháng 1/2021, Việt Nam xuất khẩu 3,14 triệu tấn [xi măng 1,38 triệu tấn; clinker 1,76 triệu tấn] tăng 24% so với tháng 1/2020. Sang tháng 2, lượng xuất khẩu đạt 2,7 triệu tấn, trị giá 96 triệu USD. Có thể thấy xuất khẩu xi măng và clinker chiếm 35% sản lượng tiêu thụ toàn ngành trong 2 tháng 2021.

Xuất khẩu tăng nhưng giá xuất khẩu lại có sự biến động nhẹ. Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam [VNCA], tháng 1/2021, giá xuất khẩu clinker giảm trung bình từ 1 – 2 USD/tấn trong khi đó giá xuất khẩu xi măng tăng trung bình từ 2 - 3 USD/tấn so với tháng 12/2020. 

Đà tăng của xuất khẩu xi măng, clinker 2 tháng được nối tiếp từ tăng trưởng của năm 2020, năm có sản lượng xuất khẩu kỷ lục nhất từ trước tới nay, vượt 38 triệu tấn, vượt xa 34 triệu tấn của 2019, mang về 1,460 tỷ USD.

Tuy nhiên, giá xuất khẩu clinker một số tháng cuối năm 2020 có dấu hiệu không bình thường, giảm từ 40 USD/tấn clinker xuống còn 32 - 33 USD/tấn. Sự sụt giảm này bắt đầu từ xuất khẩu clinker sang Trung Quốc, kéo theo sự giảm giá ở nhiều khu vực khác.

Tính trong cả năm qua, giá xuất khẩu trung bình sang các thị trường  đạt khoảng 37,2 USD/tấn. Nhưng, với thị trường Trung Quốc, xuất khẩu sản lượng cao là vậy nhưng giá bán lại thấp hơn mặt bằng chung, ước chỉ đạt 33,2 USD/tấn.

Theo báo cáo thường niên của VNCA, hiện nay ngành xi măng Việt Nam có 90 dây chuyền sản xuất clinker, xi măng với tổng công suất 106,6 triệu tấn [tính theo 80% clinker + 20% phụ gia]. Thực tế công suất có thể sản xuất khoảng 122 triệu tấn xi măng [70% clinker + 30% phụ gia], sản lượng xi măng sản xuất trong nước được phân bổ ở các nhà máy sản xuất clinker + 31 trạm nghiền không nằm trong khuôn viên nhà máy sản xuất clinker với tổng công suất thiết kế 22,3 triệu tấn xi măng/năm.

Ngoài ra còn 28 trạm nghiền xi măng độc lập, không có nguồn clinker cố định, với tổng công suất thiết kế 5,9 triệu tấn xi măng/năm; + 21 trạm nghiền của các nhà máy xi măng lò đứng, với tổng công suất thiết kế 3,8 triệu tấn xi măng/năm. Như vậy tổng số trạm nghiền là 80, tổng công suất thiết kế 32 triệu tấn xi măng.

Với quy mô sản xuất lớn của ngành, thị trường nội địa vẫn là địa bàn tiêu thụ chính yếu, với sản lượng đạt 50-65 triệu tấn/năm trong giai đoạn 5 năm gần nhất. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh, tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa chỉ đạt 62 triệu tấn, giảm 3 triệu tấn so với năm 2019. Xuất khẩu hiện đang chiếm khoảng 38% sản lượng toàn ngành.

Nguồn: Báo Đầu tư./.

Video liên quan

Chủ Đề