Mụn đầu trắng bao lâu thì chín

Những loại mụn thường gặp như trứng cá, mụn bọc, đầu đen,…khiến bạn vô cùng khó chịu. Cùng tìm hiểu về đặc điểm, nguyên nhân và cách điều trị mụn như thế nào nhé!

1 – Mụn đỏ – Mụn trứng cá.

 Đặc điểm :  Mụn sưng tấy, đỏ và gây đau rất khó nhận diện vị trí của nhân mụn nên việc điều trị gặp khó khăn khi bạn không thể lấy được nhân mụn. Biến chứng của mụn này là gây ra mụn bọc, mụn nang kéo dài gây nguy hiểm cho da của bạn.

Cách điều trị : Giữ sạch da mặt là một yếu tố hàng đầu. Nên sử dụng kem, phấn trị mụn giúp giảm sưng, không còn bị viêm, nhân mụn được gom lại và chín cồi. Cồi mụn có thể tự tiêu huỷ dưới tác dụng của các sp trị mụn hoặc dễ dàng lấy ra trong quá trình tẩy tế bào chết. Nếu cồi mụn cứng và hơi sâu, các bạn có thể đi spa lấy ra. Tuy nhiên chỉ lấy mụn khi mụn không còn sưng [hết viêm], cồi mụn đã chín cồi, tránh tình trạng mụn viêm nặng thêm và lan sang những vùng da lành khác.

  2 – Mụn mủ

Đặc điểm  : Là mụn đỏ viêm nặng hơn, bắt đầu có mủ vàng hoặc trắng bên trong,  Mụn sưng to và đau nhức hơn, tuy nhiên do chỉ mới viêm đến lớp nang lông, nên mụn không gây ra sẹo lõm và thâm nhiều như mụn bọc.

 Cách điều trị : [ giống mụn đỏ – mụn trứng cá ]

3 – Mụn bọc – Mụn dạng nang – Viêm nặng :

Đặc điểm : Là loại mụn viêm với đường kính to hơn rất nhiều so với mụn đỏ hoặc mụn mụ, sưng đỏ, đa phần có rất nhiều mủ, gây đau nhức nhiều. Lúc này sự viêm nhiễm đã xâm nhập sâu dưới lớp tế bào da gây nên mụn bọc và cho dù có lành vẫn sẽ để lại sẹo lõm.

Cách điều trị : Đây là loại mụn bạn cần đi bác sĩ da liễu để được kê toa thuốc kháng sinh giúp kháng viêm, chống lại sự lây lan của vi khuẩn. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng viêm da của bạn để cho thêm thuốc chích [nếu viêm nặng, có dấu hiệu sốt], thuốc uống, thuốc thoa da [có chứa steroids]. Ưu điểm của các loại thuốc trên là tác dụng rất nhanh và mạnh. Nhược điểm là dùng lâu dài sẽ làm da yếu hẳn đi, phụ thuộc thuốc, khi ngưng thuốc nếu giữ gìn và chăm sóc da không tốt sẽ bị mun viêm trở lại với tình trạng nặng hơn, kéo dài hơn. Mụn bọc dạng viêm thường chứa nhiều mủ, có khả năng gây nhiễm trùng sang những vùng da lành xung quanh và khả năng lây lan này rất cao.

4 – Mụn đầu trắng :

Đặc điểm :  Mụn đầu trắng được hình thành khi bã nhờn trên da tiết ra nhiều, kết hợp với tế bào chết gây tắt nghẽn lỗ chân lông, sinh ra mụn. Do nhân mụn nằm trong lỗ chân lông kín nên có màu trắng, nhân cứng. Mụn không sưng, không đỏ, là những nốt rất nổi gồ lên bề mặt da mà nhiều khi không thấy rõ được bằng mắt thường trừ khi nhìn thật gần hoặc sờ vào bằng tay. Có nhân trắng, cứng hoặc chưa có miệng cồi [mụn ẩn, mụn sần], nằm dưới da.

Cách điều trị : các bạn không cần đi spa lấy ra mà vẫn có thể tự chữa trị tại nhà bằng phương pháp deep cleansing oil system [xem thêm bài “Làm sạch da với dầu”] kết hợp với các sp trị mụn đầu đen, mụn ẩn. Tuy nhiên nếu mụn quá nhiều và nhân mụn cứng, các bạn vẫn có thể đến spa để lấy ra bằng dụng cụ lấy mụn chuyên dụng của ngành thẩm mỹ. Nhân mụn sẽ được lấy ra dễ dàng và không để lại thương tổn nào trên mặt bạn. Tuyệt đối tránh tự nặn mụn bằng tay dơ, sẽ dễ dàng bị viêm nhiễm và dẫn đến mụn chuyển biến thành mụn viêm.

5 – Mụn đầu đen :

 Đặc điểm :   Đâu là nốt mụn thường gặp và hầu hết ai cũng có. Chúng thường xuất hiện ở cằm, cánh mũi và hai bên má của bạn. Sự hình thành giống mụn đầu trắng nhưng do nhân trứng da nằm trong lỗ chân lông hở miệng, tiếp xúc với không khí bị oxy hoá nên chuyển sang màu đen ở trên, màu trắng ở dưới, nhân cứng, màu trắng đục. Mụn đầu đen là tổn thương sớm nhất của mụn, nếu không xử lí đúng có thể dẫn đến viêm sâu hơn và chuyển biến thành các dạng mụn nặng hơn.

 Cách điều trị : [ tương tự mụn đậu trắng]

6 – Sợi tuyến bã nhờn.

 Đặc điểm :   Đây KHÔNG PHẢI là một dạng của mụn, tuy nhiên nó rất thường xuyên bị nhầm lẫn với MỤN ĐẦU ĐEN. Sợi bã nhờn thường nhìn thấy rõ nhất ở vùng mũi và vùng xung quanh mũi và hầu như tất cả mọi người đều có nó. Vậy chúng là gì? Thực chất chúng chỉ là những ống rất nhỏ chứa bã nhờn [sebum] và khi da tiếp xúc với khói, bụi bẩn, môi trường không khí bên ngoài làm oxy hóa nên chúng thường có màu đen và nặn ra sẽ có dang sợi mảnh, trắng. Đó không phải là mụn đầu đen như mọi người lầm tưởng nhưng nếu chúng ta không giữ da sạch, giúp da được thông thoáng đúng mức, chúng sẽ dễ dàng gây nghẽn lỗ chân lông và biến thành dạng mụn đầu đen.

   Cách điều trị :Không có cách nào làm chúng biến mất hoàn toàn. Nếu các bạn cố tình dùng những biện pháp mạnh như hút, nặn, miếng lột mụn thì chúng sẽ trở lại ngay lập tức, nhưng vì khi mới quay trở lại chúng vẫn chưa bị oxy hóa trên bề mặt nên vẫn giữ được màu trắng, khó nhận biết được bằng mắt thường, chưa biến thành những chấm đen và dễ gây nhầm lẫn với mụn đầu đen. Tuy không thể chữa trị tuyệt đối nhưng bạn cũng có thể làm giảm sự xuất hiện của các chấm đen này bằng nước phấn trị mụn, xông hơi mặt với thảo dược tuần 1 lần và làm sạch da với dầu cleansing oil, nước hoa hồng. Đây là phương pháp làm sạch sâu cho da một cách nhẹ nhàng nhất.

** NGUYÊN NHÂN GÂY MỤN :

Trong việc điều trị mụn thì khó nhất đó là phải tìm ra được nguyên nhân bị mụn và từ đó có hướng chữa trị thích hợp :

– Mụn do sự hoạt động mạnh của tuyến bã nhờn, thường gặp ở người ở độ tuổi dậy thì hoặc bẩm sinh có tuyền bã nhờn hoạt động mạnh, da dầu. Tế bào chết, bã nhờn, khói bụi tích tụ ở lỗ chân lông và không được làm sạch đúng cách làm cho lỗ chân lông bị tắt nghẽn sẽ hình thành nhân mụn. Các loại mụn khác nhau là do tùy thuộc vào mức độ viêm của nhân mụn.

– Mụn dị ứng [hay còn gọi là viêm da dị ứng]: Dị ứng mỹ phẩm [mỹ phẩm lành tính hay mỹ phẩm không lành tính đều có thể gây dị ứng nếu bạn không phù hợp với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm], dị ứng thực phẩm, dị ứng nguồn nước, dị ứng do thuốc, da bị phụ thuộc vào các loại kem có thành phần độc hại, không rõ nguồn gốc.

– Mụn do hormone [hoc-môn hay còn gọi là mụn do nội tiết]: Đây là 1 trong những dạng mụn khó chữa trị nhất, gây ra bởi sự mất cân bằng hoặc rối loạn nội tiết. Phụ nữ trong thời gian mang thai cũng có thể gặp các triệu chứng của mụn hormone do nội tiết xáo trộn. Ngoài ra thuốc ngừa thai, chế độ ăn uống kiêng khem, stress, mất ngủ cũng là nguyên nhân làm xáo trộn nội tiết.

** Dấu hiệu nhận biết mụn do hormone :

– Mụn thường xuất hiện ở vùng quanh xương hàm và cằm, vùng xung quanh môi.

– Chu kì kinh nguyệt không đều: đến sớm, đến muộn hoặc mất chu kì trong tháng. Mụn lên nhiều hơn khi sắp đến ngày đầu tiên của chu kì.

– Các phương pháp trị mụn thông thường ngoài da không có hiệu quả , mụn xuất hiện trở lại sau đợt điều trị.

– Mụn thường là dạng mụn sâu, sưng, đau nhức, không có cồi, miệng. => Nếu bạn có các dấu hiệu trên và tin rằng bạn đang bị mụn hormone, cách chữa trị tốt nhất là đến gặp bác sĩ sản phụ khoa [chuyên về nội tiết]. Các bạn không nên tự ý uống thuốc hoặc đến gặp bác sĩ da liễu vì mụn của bạn không còn liên quan đến da nữa mà hoàn toàn chịu ảnh hưởng do hormone.

– Mụn do sự tích tụ độc tố trong cơ thể: Khi gan, thận, ruột không thể lọc hết các độc tố từ thực phẩm thì chúng sẽ được bài tiết ra ngoài qua da.

– Các tác nhân khác: Mụn do cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, stress, mất ngủ, di truyền, da nhạy cảm bẩm sinh, nhạy cảm với các thay đổi của môi trường [như chuyển đi nơi khác sinh sống], nhạy cảm với thời tiết…v.v…: Các dạng mụn này hầu như khó chữa ngoài bạn phải tự cân bằng bản thân, chấp nhận sống chung với nó đồng thời luôn giữ da sạch, thông thoáng để hạn chế mụn viêm nặng hơn, lây lan sang những vùng da lành.

** Lưu ý: Sau khi chữa mụn thành công không có nghĩa là mụn sẽ biến mất hoàn toàn , không bao giờ quay lại. Các sp trị mụn chỉ trị được mụn , không giúp ngăn ngừa mụn tái phát. Để ngăn ngừa mụn bạn cần đó 1 chế độ chăm sóc da hợp lí với những sản phẩm làm sạch sâu, giúp thông thoáng lỗ chân lông, hạn chế bã nhờn gây nghẽn lỗ chân lông hình thành nhân mụn.

Mụn – nỗi niềm không của riêng ai. Chúng có thể tấn công từ nữ đến nam, từ trẻ mới dậy thì cho đến người đã quá tuổi băm. Tâm lí chung của những người bị mụn là nóng vội. Chính vì vậy, họ thường tìm cách tống khứ đi những đốm mụn đáng ghét một cách nhanh chóng bằng cách nặn. Nhưng nặn mụn sai cách lại có thể khiến cho làn da tổn thương nặng nề hơn. Cùng Youmed tìm hiểu làm thế nào để nặn mụn đúng cách nhé!

Nhận biết mụn trứng cá

Mụn trứng cá là tình trạng nang lông – tuyến bã bị viêm đỏ và tổn thương khu trú. Chúng xuất hiện chủ yếu ở những vùng da tiết nhiều dầu như vai, lưng, ngực và vùng da mặt. Cơ chế hình thành mụn trứng cá được xác định là do da tăng tiết bã nhờn, hiện tượng sừng hóa của nang lông và sự phát triển quá mức của vi khuẩn.

Mụn bọc, mụn mủ không thấy cồi thì không được nặn

Các giai đoạn phát triển của mụn trứng cá

Giai đoạn 1:

Sự thay đổi nồng độ hormon, đặc biệt là ở độ tuổi dậy thì và trong suốt độ tuổi thanh thiếu niên, kích thích với các tuyến tiết ra bã nhờn lên các lỗ nhỏ trên da gọi là nang.

Giai đoạn 2:

Những thay đổi sẽ xảy ra trong tế bào trên bề mặt da cũng như lớp màng của nang lông. Bề mặt trên cùng của da trở nên dày và dính hơn.

Giai đoạn 3:

Kết quả là nang lông bị tắc nghẽn bởi hỗn hợp bết dính của các tế bào chết và bã nhờn. Mụn đầu đen sẽ hình thành khi hỗn hợp này bị tối màu đi khi tiếp xúc với không khí, hoặc mụn đầu trắng khi nó bị bịt kín bên dưới bề mặt da.

Giai đoạn 4:

Đây là giai đoạn mà loại vi khuẩn phiền phức gọi là P.Acnes bắt đầu tham gia vào. Nó sinh sôi trong môi trường thiếu oxy, cùng với bã nhờn dư thừa trong lỗ chân lông, gây ra viêm nhiễm. Hậu quả là những đốm mụn đỏ và mụn mủ bắt đầu xuất hiện hoặc thậm chí dẫn đến các tình trạng nặng hơn như mụn bọc và mụn nang.

Xem thêm 8 thói quen xấu gây mụn cần tránh!

Giai đoạn 5:

Là giai đoạn làm sạch. Những tế bào lớn xử lý chất dơ bẩn gọi là Đại thực bào [macrophage] di chuyển vào trong, loại bỏ các mô bị hư hỏng và kích thích da bắt đầu quá trình phục hồi hư tổn. Điều này có thể mất từ vài ngày đến vài tuần, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mụn.

Với phương pháp điều trị thích hợp, bạn có thể rút ngắn một trong những giai đoạn trên.

Có nên nặn mụn trứng cá không ?

Hãy thử hình dung về một ngày trọng đại của bạn. Một buổi hẹn hò, một bữa tiệc hay một buổi phỏng vấn … Bạn đi tắm và phát hiện ra một đốm mụn màu đỏ, ngay trên chóp mũi của mình.

Phản xạ đầu tiên của bạn là gì? Nặn vị khách không mời để cho nó vào quên lãng. Tuy nhiên, việc nặn mụn không đơn giản như chúng ta thường nghĩ. Nặn đốm mụn không đúng cách hường để lại vết thâm, sẹo ảnh hưởng đến vẻ đẹp của khuôn mặt. Nặn bằng tay càng không bao giờ được bác sĩ da liễu khuyến cáo.

Lí do là vì khi bạn nặn mụn, theo nghĩa đen có nghĩa là bạn đang làm vỡ da của mình. Điều này có thể gây tổn hại nang bị lây nhiễm và tăng tình trạng viêm nhiễm. Đây là điều khiến những bác sĩ da liễu lo sợ nhất. Bởi vì tình trạng viêm nhiễm nặng sẽ tạo nên sẹo sau mụn. Bạn cũng có thể lây nhiễm sang các khu vực lân cận của da, hoặc thậm chí khiến móng tay của mình bị nhiễm trùng.

Khi nào nên nặn mụn trứng cá?

Những khi mặt xuất hiện mụn, lời khuyên chúng ta thường gặp nhất là không nên tác động trực tiếp lên nốt mụn như sờ, bóp, nặn. Tuy nhiên, nó chỉ đúng với những nốt mụn còn “non”.

Còn với những mụn đã “chín” có cồi vượt lên bề mặt da. Lúc này bạn cần nặn để lấy hết nhân mụn tồn tại trong da. Bởi nếu để nhân mụn chín quá lâu trên da, nốt mụn đó sẽ càng lâu khỏi hơn.

Nếu muốn nốt mụn nhanh khỏi bạn phải tuân thủ quy trình nặn đúng cách. Tuân thủ điều này để đảm bảo an toàn, hiệu quả và không gây hậu quả nghiêm trọng sau nặn mụn. Nếu không nặn mụn đúng cách, tình trạng viêm nhiễm lan rộng trên da, phát tán thêm vi khuẩn và làm mụn mọc ra nhiều nơi hơn.

Nếu phải nặn mụn, hãy sử dụng que nặn mụn

Phương pháp nặn mụn trứng cá đúng cách, an toàn và hiệu quả

Bước 1: Xác định mụn nào có thể nặn, mụn nào không thể nặn

Không phải mụn nào bạn cũng nặn được đâu nhé.

Đôi lúc phải tập cách “làm lơ” với một số loại mụn, và cũng phải cương quyết loại bỏ các mụn đã chín để da lành nhanh hơn, tránh trường hợp lỗ chân lông bị ách tắc liên tục dẫn tới viêm hoặc tàn nhang do mụn hình thành.

Vậy mụn nào bạn phải “lơ” đi, không được nặn?

Những loại mụn KHÔNG ĐƯỢC nặn đó là:

  • Mụn ẩn chưa trồi nhân lên, chưa nhìn thấy đầu mụn, chưa sờ thấy cộm
  • Mụn bọc, mụn mủ, sưng to và đau, không thấy cồi mụn
  • Mụn viêm, sưng tấy, có mủ trắng đầu mụn
  • Mụn nốt sần đỏ, không nhân, có máu tích tụ bên dưới mụn, dễ để lại sẹo rỗ
Nốt sần đỏ, không nhân, có máu tích tụ, dễ để lại sẹo rỗ nếu nặn

Những em mụn cần được loại bỏ là mụn đã chín, mọc đơn lẻ, kích thước nhỏ và cồi mụn khô, đen và trồi lên, sờ vào không có cảm giác đau. Điều đó chứng tỏ mụn đã già và an toàn cho việc nặn. Các dấu hiệu mụn có thể nặng được:

  • Ở đầu mụn có lộ một chấm đen nhỏ, chứng tỏ nhân mụn đã trôi lên. Đây là những mụn ẩn “tiến hóa” thành mụn đầu đen.
  • Mụn đầu đen chưa viêm, có lộ rõ đầu mụn màu đen, ở nốt mụn không có hiện tượng sưng đau, tấy đỏ.

Bước 2: Chuẩn bị các dụng cụ nặn mụn cần thiết

  • Cây nặn mụn
  • Bông gòn
  • Tăm bông
  • Cồn y tế 70 độ
  • Nhíp lấy mụn
que nặn mụn

Một trong các bước nặn mụn đúng cách đó chính là khử trùng các dụng cụ nặn. Bạn có thể hơ nóng qua lửa sau đó bôi một lớp cồn để sát trùng hoặc sử dụng nước tẩy trùng. Điều này nhằm tránh nhiễm trùng trong quá trình thực hiện nặn.

Lưu ý: Sau mỗi lần sử dụng dụng cụ nặn xong, bạn nên vệ sinh thật kỹ sau đó cất giữ bảo quản ở nơi sạch sẽ, khô ráo.

Bước 3: Lựa chọn thời điểm nặn mụn “chính xác”

Thời điểm nặn mụn tốt và thích hợp nhất bạn nên thực hiện là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bởi lúc này da của bạn sẽ có khoảng thời gian nghỉ ngơi đủ để hồi phục.

Bước 4: Vệ sinh tay và vệ sinh da mặt thật sạch

Rửa tay bằng xà phòng, rửa thật kỹ các khe, ngón tay hoặc có thể lấy một chút nước rửa tay chứa cồn cho vào lòng bàn tay để làm sạch tay. Sau đó, dùng khăn sạch để lau khô tay.

Trước khi thực hiện nặn mụn hiệu quả, bạn cần làm sạch da mặt.

Đầu tiên, bạn dùng nước tẩy trang để lau sạch các lớp phấn trang điểm. Sau đó, bạn rửa mặt với loại sữa rửa mặt phù hợp. Trong lúc rửa mặt, bạn hãy massage da nhẹ nhàng nhé.

Tiếp đến, sử dụng một chiếc khăn sạch, mềm, nhúng vào nước ấm rồi thoa lên vùng da mụn khoảng 2 phút. Bước này có tác dụng làm mềm da.

Bước 5: Xông hơi da mặt

Trước khi sử dụng cây nặn, bạn cần rửa sạch mặt, xông hơi da mặt với nước ấm, hoặc nước trà xanh. Khoảng 5-10 phút để lỗ chân lông giãn nở ra

Bước 6: Tiến hành nặn mụn

Hãy thận trọng và cẩn thận khi nặn, bạn nên chọn nơi có đủ ánh sáng, tốt nhất là dưới ánh sáng đèn để bàn để xác định chính xác loại mụn nào đã chín và chắc chắn cồi mụn đã được nặn ra hết.

Đầu tiên bạn dùng gòn thấm cồn 70 độ sát trùng da và cây kim. Dùng cây kim nhẹ nhàng đâm lên đầu mụn. ấn nhẹ đến khi đầu mụn ra ngoài hoàn toàn. Bạn cũng có thể chuyển động cơ mặt để việc lấy mụn diễn ra dễ dàng nhất, nhanh nhất và không gây sưng đau vùng mụn. Sau đó, nặn mủ ra nhẹ nhàng. Đồng thời, sử dụng bông mềm lau nhẹ để loại bỏ nhân mụn.

quy trình nặn mụn đơn giản

Tùy vị trí mà có thể linh hoạt thao tác nặn:

  • Mũi là vị trí xuất hiện nhiều mụn, đặc biệt là mụn đầu đen và mụn cám, đối với mụn ở mũi: Bạn có thể để dụng cụ nặn theo chiều từ trên xuống và hơi chếch vào phía trong để hạn chế tình trạng tổn thương làn da và đưa mụn ra ngoài dễ dàng.
  • Còn đối với mụn ở má và trán: bạn cần kéo căng da mặt. Sau đó dùng que ấn xuống để đầu mụn lọt ra ở giữa.
  • Mụn ở hai bên cánh mũi: Ở vùng này, bạn nên thực hiện nhẹ nhàng để da không bị đau. Đồng thời, đặt que nặn theo hướng từ dưới lên để có thể dễ dàng đưa nhân mụn ra ngoài hơn.

Bước 7: Cần vệ sinh da mặt sạch sau nặn mụn

Sau khi nặn mụn xong, bạn cần rửa mặt lại cùng với sữa rửa mặt. Bước này giúp ngăn chặn sự hình thành vi khuẩn gây nhiễm do các vết bẩn còn sót lại. Bạn có thể tiến hành đắp mặt nạ dưỡng da, giúp cấp ẩm, tái tạo tế bào da mới.

Bước 8: Bôi thuốc trị mụn quanh vết mụn vừa nặn

Chúng ta đều biết, sau khi khi nặn thường để lại hố sâu dưới lỗ chân lông. Để làm se khít lỗ chân lông và không có vết thâm,hãy sử dụng kem trị mụn, toner hay đá lạnh để thoa vào vùng da vừa nặn xong nhé

Chăm sóc làn da những ngày sau nặn mụn

Điều đáng lo lắng là sẹo mụn và vết thâm có thể tồn tại vĩnh viễn. Nếu chúng ta không chăm sóc da đúng cách sau khi nặn trong vòng 3 tháng sẽ để lại di chứng. Trải qua thời gian này, các tổn thương ở da sẽ trở nên khó điều trị hơn. Đây là lý do tại sao chăm sóc da sau nặn mụn ngay lập tức là cách hiệu quả nhất để tránh sẹo vĩnh viễn. Với việc sử dụng các phương pháp chăm sóc đúng cách, có thể đẩy lùi hậu quả của sẹo và thâm nám do nặn.

Tham khảo Chăm sóc da sau nặn mụn sao cho đúng cách? để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này

Nặn đúng cách sẽ giúp lấy được triệt để nhân mụn, đồng thời không gây nhiễm khuẩn những vùng da bị mụn. Với sự hỗ trợ đắc lực của các dụng cụ nặn mụn như: kim nặn y tế, cây nặn mụn… thì bạn có thể nặn mụn ngay tại nhà mà không cần phải đến bất cứ spa nào. Hi vọng với những hướng dẫn trên đây thì làn da của bạn sẽ không còn phải “khóc thét” sau mỗi lần nặn mụn.

Video liên quan

Chủ Đề