Nêu các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông

Theo Bộ GTVT, nguyên nhân lớn nhất gây ra TNGT đường bộ là do người điều khiển phương tiện vi phạm làn đường, phần đường chiếm 20,51%, còn các vi phạm khác như: Vi phạm tốc độ xe chạy chiếm 5,52%, lái xe sử dụng ma túy chiếm 0,04%, lái xe sử dụng rượu bia chiếm 1,46%...

  • 90% tai nạn giao thông liên quan đến đường bộ
  • Kéo giảm tai nạn giao thông qua các buổi tuyên truyền
  • Kỳ vọng Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia sẽ kéo giảm tai nạn giao thông


Báo cáo chuyên đề về công tác đảm bảo trật tự ATGT tại Hội nghị tổng kết năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020 của Bộ GTVT, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho hay, năm 2019 (từ 15-12-2018 - 14-12-2019), trên toàn quốc xảy ra hơn 17.600 vụ tai nạn giao thông. So với cùng kỳ năm 2018, số vụ TNGT giảm 5,06%; số người chết giảm 7,15%; số người bị thương giảm 6,42%. 

Thống kê theo các lĩnh vực, TNGT đường bộ giảm cả 3 tiêu chí, với mức giảm trên 5%; TNGT đường sắt tăng 2 tiêu chí (trong đó số vụ tăng 6,99%, số người chết tăng 9,57%); TNGT đường thủy giảm 2 tiêu chí về số vụ, số người chết, với mức giảm lần lượt là 17,5% và 33,33%, nhưng số người bị thương tăng 125%; TNGT hàng hải tăng 10 người chết và mất tích (chiếm 250%); lĩnh vực hàng không dân dụng đã xảy ra 95 sự cố, so với năm 2018 tăng 7 sự cố (chiếm 8%). 

Về nguyên nhân xảy ra TNGT đường bộ, nguyên nhân lớn nhất là do người điều khiển phương tiện vi phạm làn đường, phần đường.

Nêu các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông
Phương tiện đi không đúng làn đường là nguy cơ cao gây tai nạn giao thông.

Cũng theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã xác minh, tổng hợp thông tin của lái xe liên quan đến các vụ TNGT gây hậu quả nghiêm trọng trên toàn quốc. Kết quả trong 11 tháng đầu năm 2019, qua xác minh 70 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, có 2 vụ chủ phương tiện không có giấy phép lái xe.

“Ngoài các lý do khách quan thì nguyên nhân chính của các vụ tai nạn giao thông là do người điều khiển phương tiện, người tham gia giao thông chưa tuân thủ nghiêm các quy định về bảo đảm TTATGT; công tác quản lý lái xe của một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải còn thiếu chặt chẽ, chưa hiệu quả, trong khi lực lượng chức năng thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, tuần tra kiểm soát còn mỏng trên các địa bàn quản lý”, Thứ trưởng Lê Đình Thọ nhấn mạnh.

Khẳng định trong năm 2020, công tác bảo đảm TTATGT cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm TTATGT theo chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cũng nhấn mạnh cần tiếp tục hoàn thiện, triển khai quyết liệt các cơ chế, chính sách có ảnh hưởng lớn đến công tác bảo đảm TTATGT. 

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở cả chiều rộng và chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và hiệu lực thi hành pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải. 

Trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác về tổ chức, điều hành giao thông, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải, quản lý đào tạo, cấp giấy phép chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ, đăng kiểm phương tiện. 

Ngoài ra, cần tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT; xử lý các bất cập về kết cấu hạ tầng giao thông; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh, xử lý các vi phạm về bảo đảm TTATGT; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại...

Cũng liên quan đến vấn đề góp phần kiềm chế TNGT, tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho rằng, ngành Giao thông cũng nên xem xét lại vấn đề khám sức khoẻ lái xe. Bởi thực tế, hiện nay việc xác thực giấy khám sức khoẻ khó khăn vì giấy này bán trôi nổi ở ngoài nhiều. 

“Đôi khi không phải là giấy giả mà là giấy thật được chính các trung tâm kiểm tra sức khoẻ tuồn ra ngoài. Điều này gây khó khăn cho các cơ quan chức năng, đặc biệt là doanh nghiệp”, ông Quyền khẳng định và đề nghị các ngành chức năng khẩn trương ban hành quy định để siết tình trạng này. 

Cũng theo Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, thời hạn giấy khám sức khoẻ đang quy định đồng hạng là 6 tháng. Ở các nước, họ cho dài hơn với người trẻ. Ở nước ta quy định 6 tháng thì nảy sinh vướng mắc là: thời hạn đào tạo hạng C là 5,5 tháng, nhưng nộp hồ sơ chờ có khi tới 3-4 tháng. Vì thế, lúc được thi thì giấy khám sức khỏe lại hết hạn. Vì thế, người tham gia thi lại phải "lo" giấy khám sức khoẻ, tạo cơ hội cho việc “mua - bán” giấy khám sức khoẻ bùng phát.

Tai nạn giao thông là sự việc rủi ro và bất ngờ xảy đến khi phương tiện giao thông đang di chuyển trên các tuyến đường. Những sự việc này có thể gây thiệt hại đến vật chất, của cải, phương tiện hay ngay cả tính mạng và sức khỏe của con người.

Thông qua các quy định của luật pháp về tình trạng này, ta có thể thấy tai nạn giao thông sẽ có các đặc điểm điển hình như:  

  • Tai nạn giao thông là những sự cố giao thông khi nằm ngoài kiểm soát của người tham gia giao thông.
  • Các nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông khá nhiều, có thể là do sự cố bất ngờ hay người tham gia giao thông vi phạm các quy định về an toàn giao thông,…
  • Hậu quả của tai nạn giao thông đem lại rất nhiều. Những thiệt hại này có thể liên quan đến tính mạng, sức khỏe của con người hay tài sản, của cải của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Nêu các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông

2. Các nguyên nhân gây tai nạn giao thông

Nguyên nhân gây tai nạn giao thông rất đa dạng, bao gồm nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Nêu các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông
Nguyên nhân gây tai nạn giao thông hiện nay

2.1. Nguyên nhân khách quan

Dưới đây là một số nguyên nhân gây tai nạn giao thông hiện nay theo hướng khách quan, cụ thể:

  • Cơ sở hạ tầng của hệ thống giao thông còn rất nhiều yếu kém, chẳng hạn như mặt đường xấu, gồ ghề.
  • Sự quản lí tình trạng giao thông không được chặt chẽ; Các hình phạt cho việc vi phạm an toàn giao thông còn đang bị lơ là.
  • Dân số của Việt Nam đang ngày càng tăng, nhu cầu đi lại của người dân ngày càng nhiều 
  • Hệ thống giao thông đường bộ không đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của dân.
  • Số lượng phương tiện tham gia giao thông đang ngày càng tăng nhiều.

2.2. Nguyên nhân chủ quan

Tai nạn giao thông có thể xảy ra bất ngờ, ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ dễ kiểm soát hơn nếu chúng ta tuân thủ các quy định cụ thể về an toàn giao thông. Và một trong các nguyên nhân gây tai nạn giao thông chính là ý thức chủ quan của mọi người, cụ thể:

  • Người tham gia giao thông chưa nhận thức được những hậu quả, thiệt hại nặng nề của tai nạn giao thông mang lại.
  • Mọi người chưa có đầy đủ các kỹ năng, kiến thức cần thiết khi tham gia giao thông.
  • Ý thức của mọi người khi tham gia giao thông còn kém: không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ. lạng lách, đánh võng, …

Xem thêm: Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thì bị phạt bao nhiêu?

3. Thực trạng an toàn giao thông ngày nay

Nêu các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông
Nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ

Tại Việt Nam, vấn đề an toàn giao thông hiện nay đang không ngừng suy giảm. Theo đó, tình trạng tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông thì ngày càng tăng nhanh về quy mô và số lượng. 

Theo số liệu đã được thống kê mới nhất, có tới 50% số người tham gia giao thông tại Việt Nam không dùng đèn báo khi chuyển hơn. Ngoài ra, có tới khoảng 70% – 85% người không sử dụng còi xe và phanh xe đúng theo quy định. Đáng báo động hơn cả là có đến 90% người khi tham gia giao thông không sử dụng đúng quy định đèn chiếu sáng xa, gần. Và có khoảng 72% người không chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng moto. 

Đặc biệt hơn nữa, tình trạng vi phạm quy định an toàn giao thông ngày càng tăng nhanh. Chẳng hạn như tình trạng vượt đèn đỏ, chở quá tải, quá tốc độ, uống rượu bia khi lái xe đang tăng và rất khó kiểm soát. Đây cũng chính là những nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ. 

Nêu các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông

4. Những thiệt hại và hậu quả mà tai nạn giao thông đem lại?

Nêu các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông
Nguyên nhân gây ra tai nạn

Thiệt hại của tai nạn giao thông được xem là một mối đe dọa lớn đến tính mạng và sức khỏe của con người cũng như những tài sản, của cải, vật chất. Nó không chỉ ảnh hưởng về mặt tinh thần, tình trạng này còn có thể dẫn đến nghèo đói, lạc hậu, bệnh tật bởi có rất nhiều thanh niên hay trụ cột trong gia đình đã tử vong trong các vụ tai nạn giao thông.

Ngoài ra, tai nạn giao thông còn khiến mọi người rất lo sợ mỗi khi phải đi lại. Điều này đã trở thành một vấn đề đáng báo động của toàn xã hội. Bởi tai nạn giao thông không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến người bị nạn. Nó còn gây ra những tổn thương về tinh thần, trí lực đến người dân và mọi người xung quanh. 

Bên cạnh đó, tai nạn giao thông còn gây ra mất trật tự an ninh xã hội. Lợi dụng tình hình hỗn loạn do đám đông xúm lại xem vụ tai nạn, những kẻ xấu đã thực hiện  các hành vi như cướp giật, trộm cắp.

Xem thêm: Quy định gọi xe cứu hộ giao thông 

5. Các biện pháp hạn chế tối đa tai nạn giao thông

Nêu các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông
các nguyên nhân gây tai nạn giao thông

Hiện nay, chúng ta đã có rất nhiều biện pháp để khắc phục được những nguyên nhân gây tai nạn giao thông diễn ra. Dưới đây là một số biện pháp cụ thể giúp giảm thiểu tối đa tai nạn giao thông hiện nay:

  • Tuyên truyền, khuyến khích mọi người tham gia giao thông bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu được mật độ tham gia giao thông.
  • Tăng cường hệ thống quản lý về an toàn giao thông, các trường hợp vi phạm quy định cần được xử phạt một cách nghiêm minh.
  • Mỗi cá nhân cần tự ý thức thực hiện đúng và đầy đủ các quy định trong quá trình tham gia giao thông đường bộ.
  • Việc hạn chế tình trạng và những nguyên nhân gây ra tai nạn cần có sự đoàn kết của cả một tập thể, cộng đồng. Do đó, nhà nước ta cũng cần phải đưa ra các biện pháp cụ thể, chi tiết, phù hợp với hoàn cảnh đất nước, nhu cầu của người dân. 

Trên đây là những thông tin hữu ích về nguyên nhân gây tai nạn giao thông mà chúng tôi đã cung cấp. Hy vọng với những kiến thức này, bạn sẽ có cách hạn chế tình trạng tai nạn giao thông xảy ra đối với mình. Đồng thời có thể giảm thiểu và tránh được các nguyên nhân gây ra tai nạn, thiệt hại cho mình và cho mọi người xung quanh.