Nếu và phân tích các yếu tố cấu thành của văn hóa nhà trường

Chúng tôi xin giới thiệu bài Các yếu tố cấu thành văn hóa được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Các yếu tố cấu thành văn hóa

  • Văn hóa vật chất
  • Văn hóa tinh thần

Văn hóa là một đối tượng phức tạp và đa dạng. Để hiểu chất của văn hóa, chúng ta cần xem xét các yếu tố cấu thành văn hóa.

Văn hóa vật chất

Văn hóa vật chất là toàn bộ những giá trị sáng tạo được thể hiện trong các của cải vật chất do con người sáng tạo ra.

Ví dụ: các sản phẩm hàng hóa, công cụ lao động, tư liệu tiêu dùng, cơ sở hạ tầng kinh tế như giao thông, thông tin, nguồn năng lượng; cơ sở hạ tầng xã hội như chăm sóc sức khỏe, nhà ở, hệ thống giáo dục và cơ sở hạ tầng tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính trong xã hội.

Văn hóa vật chất được thể hiện qua đời sống vật chất của quốc gia đó. Chính vì vậy văn hóa vật chất sẽ ảnh hưởng to lớn đến trình độ dân trí, lối sống, của các thành viên trong nền kinh tế đó.

Một nền văn hóa vật chất thường được coi là kết quả của công nghệ và liên hệ trực tiếp với việc xã hội đó tổ chức hoạt động kinh tế của mình như thế nào.

Văn hóa tinh thần

Văn hóa tinh thần: Là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người và xã hội bao gồm kiến thức, các phong tục, tập quán; thói quen và cách ứng xử, ngôn ngữ (bao gồm cả ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời); các giá trị và thái độ; các hoạt động văn học nghệ thuật; tôn giáo; giáo dục; các phương thức giao tiếp, cách thức tổ chức xã hội.

Kiến thức là nhân tố hàng đầu của văn hóa, thường được đo một cách hình thức bằng trình độ học vấn, trình độ tiếp thu và vận dụng các kiến thức khoa học, hệ thống kiến thức được con người phát minh, nhận thức và được tích lũy lại, bổ sung nâng cao và không ngừng đổi mới qua các thế hệ.

Các phong tục tập quán: là những quy ước thông thường của cuộc sống hàng ngày

Ví dụ: Nên mặc như thế nào, cách sử dụng các đồ dùng ăn uống trong bữa ăn, cách xử sự với những người xung quanh, cách sử dụng thời gian…

Phong tục, tập quán là những hành động ít mang tính đạo đức, sự vi phạm phong tục tập quán không phải là vấn đề nghiêm trọng

Thói quen: là những cách thực hành phổ biến hoặc đã hình thành từ trước. Cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn trong một xã hội riêng biệt.

Ví dụ: Ở các nước Latinh có thể chấp nhận việc đến trễ, nhưng ở Anh và Pháp, sự đúng giờ là giá trị.

Giá trị: là những niềm tin và chuẩn mực chung cho một tập thể người được các thành viên chấp nhận, còn thái độ là sự đánh giá, sự cảm nhận, sự phản ứng trước một sự vật dựa trên các giá trị.

Ví dụ: Nhiều quan chức tuổi trung niên của Chính phủ Nhật Bản với người nước ngoài không thiện chí lắm, họ cho rằng dùng hàng nước ngoài là không yêu nước.

Ngôn ngữ: là phương tiện được sử dụng để truyền thông tin và ý tưởng, giúp con người hình thành nên các nhận thức về thế giới và có tác dụng định hình đặc điểm văn hóa của con người.

Ví dụ, ở Canada có 2 nền văn hóa: Nền văn hóa tiếng Anh và nền văn hóa tiếng Pháp.

Bản thân ngôn ngữ rất đa dạng, bao gồm ngôn ngữ có lời (verbal language) (thông điệp được chuyển giao bằng nội dung của từ ngữ, bằng cách diễn tả các thông tin đó (âm điệu, ngữ điệu…) và ngôn ngữ không lời (non – verbal language). và bằng các phương tiện không lời như cử chỉ, tư thế, ánh mắt, nét mặt…

Ví dụ: một cái gật đầu là dấu hiệu của sự đồng ý, một cái nhăn mặt là dấu hiệu của sự khó chịu.

Tuy nhiên, một số dấu hiệu của ngôn ngữ cử chỉ lại bị giới hạn về mặt văn hóa. Chẳng hạn trong khi phần lớn người Mỹ và Châu Âu khi giơ ngón cái lên hàm ý “mọi thứ đều ổn” thì ở Hy Lạp, dấu hiệu đó là ngụ ý khiêu dâm.

Thẩm mỹ: Liên quan đến thị hiếu nghệ thuật của văn hóa, các giá trị thẩm mỹ được phản ánh qua các hoạt động nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, điện ảnh, văn chương, âm nhạc, kiến trúc…

Tôn giáo: Ảnh hưởng lớn đến cách sống, niềm tin, giá trị và thái độ, thói quen làm việc và cách cư xử của con người trong xã hội đối với nhau và với xã hội khác.

Ví dụ: Nước theo đạo Hồi, vai trò của người phụ nữ bị giới hạn trong gia đình, Giáo hội Thiên chúa giáo đến tận bây giờ vẫn tiếp tục cấm sử dụng các biện pháp tránh thai. Thói quen làm việc chăm chỉ của người Mỹ là được ảnh hưởng từ lời khuyên của đạo Tin lành.

Giáo dục: Là yếu tố quan trọng để hiểu văn hóa. Trình độ cao của giáo dục thường dẫn đến năng suất cao và tiến bộ kỹ thuật. Giáo dục cũng giúp cung cấp những cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển khả năng quản trị.

Sự kết hợp giáo dục chính quy (nhà trường) và giáo dục không chính quy (gia đình và xã hội) giáo dục cho con người những giá trị và chuẩn mực xã hội như tôn trọng người khác, tuân thủ pháp luật, những nghĩa vụ cơ bản của công dân, những kỹ năng cần thiết…Trình độ giáo dục của một cộng đồng có thể đánh giá qua tỷ lệ người biết đọc, biết viết, tỷ lệ người tốt nghiệp phổ thông, trung học hay đại học… Đây chính là yếu tố quyết định sự phát triển của văn hóa vì nó sẽ giúp các thành viên trong một nền văn hóa kế thừa được những giá trị văn hóa cổ truyền và học hỏi những giá trị mới từ các nền văn hóa khác.

Ví dụ: Ở Nhật và Hàn Quốc nhấn mạnh đến kỹ thuật và khoa học ở trình độ đại học. Nhưng ở Châu Âu số lượng MBA lại gia tăng nhanh trong những năm gần đây.

Cách thức tổ chức của một xã hội thể hiện qua cấu trúc xã hội của xã hội đó. Ở đây nổi lên bốn đặc điểm quan trọng giúp ta phân biệt sự khác nhau giữa các nền văn hóa:

Thứ nhất là sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân với chủ nghĩa tập thể:

Ví dụ: Xã hội Mỹ coi trọng ưu thế cá nhân, thành tựu cá nhân, một mặt khuyến khích tinh thần sáng tạo của mỗi cá nhân và làm xã hội trở nên năng động hơn; mặt khác, chủ nghĩa cá nhân cũng làm suy yếu mỗi liên hệ giữa các cá nhân, có thể gây ảnh hưởng xấu đến ý thức trách nhiệm của từng cá nhân với tập thể nói riêng và xã hội nói chung.

Xã hội Nhật Bản: Coi trọng tập thể, hòa nhập với tập thể sẽ tạo ra sự tương trợ lẫn nhau, tạo ra động lực mạnh mẽ để các thành viên trong tập thể làm việc vì lợi ích chung, làm tăng cường tinh thần hợp tác giữa các thành viên, nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cá nhân với xã hội. Tuy nhiên, những xã hội coi trọng tập thể có thể bị coi là thiếu tính năng động và tinh thần kinh doanh cao.

Thứ hai, là sự phân cấp trong xã hội:

Ví dụ: Tại Mỹ, người ta rất tôn trọng những người thành đạt có nguồn gốc thấp kém, trong khi ở Anh những người như thế chỉ được coi là “trưởng giả học làm sang” chứ không bao giờ được xã hội thượng lưu thực sự chấp nhận cả.

Thứ ba, là tính đối lập giữa tính nữ quyền hay nam quyền: sự tham gia vào công việc của phái nữ là rất ít, hoặc sự tham gia đó chỉ là về mặt hình thức, các vị trí cao trong công việc nữ giới hầu như không được đảm nhiệm.

Thứ tư là bản chất tránh rủi ro:

Tại những xã hội có truyền thống văn hóa chấp nhận những điều không chắc chắn, con người sẵn sàng chấp nhận rủi ro ví dụ như Anh, Đan Mạch môi trường này, cơ cấu của các tổ chức thường được xây dựng rất ít hoạt động, các văn bản về luật cũng không nhiều và các nhà quản lý có xu hướng chấp nhận rủi ro cao, đồng thời tỷ lệ thay thế lao động trong các tổ chức này thường cao và có nhiều nhân viên giàu hoài bão.

Những xã hội có truyền thống văn hóa không chấp nhận những điều không chắc chắn, con người luôn luôn cảm thấy bất an về một tình huống mơ hồ nào đó, họ luôn muốn tránh những xu hướng mạo hiểm bằng nhu cầu cao về an ninh và tin mạnh mẽ vào các chuyên gia hay hiểu biết của họ. Ví dụ: Đức, Nhật, Tây Ban Nha.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các yếu tố cấu thành văn hóa về một đối tượng phức tạp và đa dạng. Để hiểu chất của văn hóa, chúng ta cần xem xét các yếu tố cấu thành văn hóa..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các yếu tố cấu thành văn hóa. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hoá nhà trường của học viện. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hoá nhà trường học viện. Trong đó có các yếu tố khách quan như: Thể chế, cơ chế chính sách; Cơ sở vật chất; Kinh tế thị trường; Kinh tế tri thức; Xu hướng tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Và các yếu tố chủ quan như: Yếu tố thuộc về người lãnh đạo, quản lý; Yếu tố thuộc về người cán bộ, giảng viên và yếu tố thuộc về học viên, sinh viên.

Ngoài ra, để hỗ trợ thêm cho nhiều bạn học viên đang tìm kiếm tài liệu luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục, và những tài liệu liên quan đến luận văn đời sống văn hóa, Luận văn Panda có chia sẻ nhiều tài liệu luận văn chọn lọc nhằm hỗ trợ các bạn học viên đang làm luận văn được tốt hơn. Các bạn có thể tham khảo nhiều bài luận văn tại đây.

===>>> Luận Văn Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa

1.Những yếu tố khách quan

1.1. Yếu tố thể chế, cơ chế chính sách

Trong xu thế hội nhập quốc tế nền giáo dục Việt Nam nói chung và các nhà trường trong hệ thống trường đại học, học viện nói riêng đã và đang không ngừng nỗ lực đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu người học và đảm bảo chất lượng đầu ra. Việc quản lý xây dựng văn hoá học viện bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng như các Bộ, ngành – cơ quan chủ quản của các học viện. Trong đó, quan trọng nhất là quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi học viện, bởi đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các trường có cơ sở xác định sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu và hiện thực hóa các giá trị cốt lõi của văn hoá nhà trường. Đồng thời, các văn bản quy phạm phạm luật, các quy định, các chính sách pháp luật về các nội dung văn hoá nhà trường, hoạt động giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu… tại các học viện của cơ quan chủ quản và Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng tác động to lớn tới định hướng xây dựng văn hoá nhà trường của học viện, nhất là quy trình thủ tục làm việc và nội quy, quy chế của các học viện.

Đơn cử như các quy định của Nhà nước về các chuẩn mực ứng xử của cán bộ công chức, viên chức (Quy chế văn hóa công sở ban hành kèm theo QĐ 129/2007 của Thủ tướng Chính phủ; Luật cán bộ, công chức năm 2008…); quy định về đạo đức nhà giáo; đặc biệt là kết quả của việc thực hiện đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các chuẩn mực đạo đức đối với cán bộ, công chức, viên chức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của cơ quan.

Quy định về chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức. Những chuẩn mực xử sự được quy phạm hoá này là điều bắt buộc thực hiện đối với mỗi cán bộ công chức, viên chức của đơn vị, nó là thước đo tính văn minh, lịch sự trong thái độ, cách hành xử của mỗi người với đồng nghiệp cơ quan, với sinh viên, học viên cũng như tích tích cực, trách nhiệm đối với công việc được giao. Do vậy, việc nhận thức và tự giác hành động theo các chuẩn mực, mỗi người đã tự xây dựng cho mình một thái độ và hành vi ứng xử có văn hoá, góp phần mình xây dựng môi trường văn hoá học viện.

Đối với viên chức là giảng viên, thái độ, hành vi ứng xử của họ còn bị chi phối bởi các quy định về đạo đức nhà giáo. Các quy định về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống tác phong, … của nhà giáo đã có tác động rất lớn đến đội ngũ giảng viên để họ giữ vững cái “tâm” với nghề, phấn đấu, rèn luyện trong chuyên môn nghiệp vụ để “xứng tầm” với yêu cầu mới. Có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp; quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi, giúp đỡ đối với đồng nghiệp và người học; giải quyết công việc, khách quan, tận tình, chu đáo; trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học, có thái độ công bằng trong đánh giá việc dạy và học… là những điều cần thiết phải làm để xây dựng văn hoá ứng xử trong đội ngũ cán bộ, giảng viên của các học viện. Ví dụ, Học viện Học viện Hành chính Quốc gia khi quản lý xây dựng văn hóa nhà trường đã luôn luôn phải xem xét tính đặc thủ của Học viện đó là vừa đảm bảo các chuẩn mực, yêu cầu của của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo các quy định về thể chế của Chính phủ, của Bộ Nội vụ về chức năng nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng; thực hiện các chuẩn mực văn hóa của cơ quan hành chính nhà nước (Quy chế văn hóa công vụ; Nghị định phát ngôn; Luật Cán bộ, công chức; Luật viên chức…) ; Đảm bảo các nhiệm vụ xây dưng và phát triển nền hành chính nhà nước như nghiên cứu các nội dung chương trình trong việc thực hiện cải cách hành chính nhà nước…

1.2. Yếu tố cơ sở vật chất

Để tiến hành hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường học viện đạt hiệu quả, các yếu tố về cơ sở vật chất, bao gồm trụ sở làm việc, phương tiện làm việc, phòng làm việc…có tác động rất lớn đến hoạt động này. Bởi vì, yếu tố vật chất là một trong yếu tố cấu trúc của văn hóa nói chung và văn hoá nhà trường nói riêng. Yếu tố vật chất bao gồm một số yếu tố: cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường, chính sách tiền lương, hệ thống học liệu và các thư viện, các phòng thí nghiệm, hệ thống máy tính … là những yếu tố tác động đến hoạt động quản lý xây dựng văn hoá nhà trường các học viện, nhất là trong thời kỳ cách mạng 4.0 hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hoá cơ sở vật chất của nhà trường là điều kiện cần thiết để đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, bồi dưỡng (Ví dụ như phải phổ cập hình thức đào tạo, bồi dưỡng Elearning) .

Trước hết là cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc là những yếu tố cơ bản giúp cho hoạt động quản lý xây dựng văn hoá nhà trường đảm bảo sự thông suốt, ví dụ như đối với học viên, sinh viên nếu được học tập, nghiên cứu trong giảng đường khang trang, thoáng mát và đảm bảo các điều kiện khác sẽ giúp cho học viên, sinh viên hứng thú, hăng say học tập, sáng tạo.

Thứ hai, các yếu tố thuộc về chính sách tài chính như tiền lương, phụ cấp, trợ cấp…cũng là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động quản lý xây dựng văn hoá nhà trường. Bởi vì, tiền lương và các chế độ tài chính, vật chất của cán bộ, giảng viên được đảm bảo và không ngừng nâng cao sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ giảng viên yên tâm công tác và cống hiến hết mình cho nền giáo dục nước nhà. Tương tự, học viên, sinh viên được học tập trong điều kiện vật chất đảm bảo, tiện ích sẽ giúp cho họ có cảm hứng học tập và sáng tạo…Bên cạnh đó, nếu các chính sách về tiền lương, và các chế độ đãi ngộ tài chính khác không đảm bảo đời sống của cán bộ giảng viên sẽ dẫn hệ quả làm cho đội ngũ cán bộ giảng viên không yên tâm công tác vì thế sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chung của học viện.

1.3. Yếu tố kinh tế thị trường

Điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia ảnh hưởng, tác động đến việc hình thành, xây dựng các giá trị văn hóa, trong đó có văn hóa công sở nói chung, văn hóa học viện nói riêng. Kinh tế phát triển hay đi xuống đều ảnh hưởng đến vấn đề xây dựng văn hóa của các tổ chức, trong đó có các học viện từ việc xây dựng, hoạch định chính sách, xác định các giá trị chuẩn mực cho đến các nguồn lực dành cho tổ chức nhà trường văn minh, hiện đại, trang bị phương tiện, điều kiện làm việc của cán bộ, công chức, viên chức. Ở quốc gia có trình độ kinh tế – xã hội phát triển sẽ có điều kiện dành nhiều nguồn lực hơn cho việc xây dựng văn hóa công sở. Các học viện vừa đồng thời là một cơ quan của Bộ, ngành, vừa là nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo đại học, vừa bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nên việc đầu tư, nâng cao chất lượng làm việc của của nhà trường gắn liền với việc xây dựng văn hóa nhà trường phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế – xã hội chung của cả nước. Việc đầu tư các nguồn lực cũng đặt ra yêu cầu phải tăng cường công tác quản lý, thực hiện các biện pháp tổ chức, điều hành hoạt động của nhà giảng dạy, học tập, nghiên cứu của nhà trường một cách khoa học, linh hoạt, hiệu quả đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi ngày càng cao của nhu cầu xã hội về giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng.

Phát triển kinh tế thị trường luôn đặt vấn đề hiệu quả lên hàng đầu, đòi hỏi các học viện phải không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý cải tiến lề lối, cách thức giảng dạy và học tập lấy việc đáp ứng yêu cầu của người học là trung tâm hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu quả sẽ là điều kiện, môi trường làm nảy sinh những biểu hiện tiêu cực, phi văn hóa của học viên, sinh viên thậm chí cả trong đội ngũ cán bộ, giảng viên vi phạm đạo đức nhà giáo, đạo đức nghề nghiệp, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của ngành giáo dục và hình ảnh của nền hành chính nhà nước… do đó, những tác động này của kinh tế thị trường đặt ra nhiều khó khăn và thách thức cho việc xây dựng văn hóa trường đại học nói chung và học viện nói riêng.

1.4.Yếu tố kinh tế tri thức

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tri thức nhân loại có cơ hội được có sự giao lưu mạnh mẽ và có sự tác động đến toàn bộ đời sống của con người. Do đó, tri thức nhân loại giờ đây không chỉ xem xét trong phạm vi một quốc gia, một châu lục và nó trở thành tri thức của toàn nhân loại. Mỗi một sự sáng tạo của con người, đặc biệt những sáng tạo có tính ứng dụng thực tiễn cao sẽ ngay lập tức được phổ biến rộng khắp thế giới. Tất nhiên trong bối cảnh này, tri thức trở thành một thứ hàng hóa giúp cho các chủ thể sở hữu tri thức trở thành các các ngôi vị mới và đẳng cấp mới. Vì vậy, chủ thể tri thức nào sáng tạo được càng nhiều giá trị thì chủ thể đó càng trở nên uy tín và nhận được nhiều sự tôn vinh của nhân loại. Trong hoạt động quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở bất cứ trường đại học nào nếu tận dụng hiệu quả quy luật của nền kinh tế tri thức sẽ nhanh chóng mang lại thương hiệu và hình ảnh nhà trường ở những tầm cao mới, nhất là đối với các học viện bởi sản phẩm của học viện là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước các cấp và các Bộ, ngành Trung ương. Thực thế đã cho thấy, đối với các học viện, việc quản lý xây dựng văn hóa nhà trường được tác động mạnh mẽ của yếu tố kinh tế tri thức bởi lẽ các học viện có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các bộ ngành. Do đó, quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các học viện cần phải quan tâm đến việc vận dụng kinh tế tri thức.

1.5. Xu hướng tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ 4

Cuộc cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội và tác động không nhỏ đến mọi hoạt động của đời sống con người, trong đó có hoạt động quản lý xây dựng văn hoá nhà trường. Bởi lẽ, cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư đã mang đến những đổi thay chưa từng có về các ứng dụng số hóa, thông tin, công nghệ…. Việc ra đời và xuất hiện các phương tiện hiện đại có thể những dụng trong hoạt động sản xuất, quản trị kinh doanh, quản trị thông tin… đã giúp giảm đi lao động thủ công cũng như dần thay thế được sức lao động trực tiếp của con người. Đồng thời, việc ứng dụng các sản phẩm công nghệ hiện đại sẽ giúp quả trình quản lý nói chung và quản lý xây dựng văn hoá nhà trường nói riêng rút ngắn được khoảng cách về thời gian, không gian, giảm chi phí, hỗ trợ tối ưu cho các hoạt động khác của con người… Do đó, trong quản lý xây dựng văn hoá nhà trường các học viện cần thiết phải tận dụng được những ưu thế của cuộc cách mạng này đưa lại. Cụ thể, tại các nhà trường học viện cần sớm đầu từ các trang thiết bị hiện đại cũng như các ứng dụng tiện ích của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 một mặt hiện đại đại hóa trang thiết bị giảng dạy và học tập mặt khác sản phẩm đào tạo, bồi dưỡng của học viện đáp ứng được các nhu cầu đặt ra của các bộ, ngành chủ quản. Chẳng hạn, Học viện Hành chính Quốc gia ứng dụng các công nghệ hiện đại vào giảng dạy sẽ giúp cho học viên, sinh viên, các cán bộ, công chức làm quen với công nghệ và có kỹ năng thực hành từ đó sẽ giúp cho người học có năng lực sử dụng công nghệ trong thực thi công vụ, góp phần thực hiện thắng lợi cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử.

Ngoài ra, để hỗ trợ thêm cho nhiều bạn học viên đang tìm kiếm tài liệu luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục, và những tài liệu liên quan đến luận văn, Luận văn Panda có chia sẻ nhiều tài liệu luận văn chọn lọc nhằm hỗ trợ các bạn học viên đang làm luận văn được tốt hơn. Các bạn có thể tham khảo nhiều bài luận văn tại đây.

====>>> KHO 999 + Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản lý giáo dục

2.Các yếu tố chủ quan

2.1.Các yếu tố thuộc về nhà lãnh đạo, quản lý học viện

Các yếu tố thuộc về những người lãnh đạo học viện có ảnh hưởng lớn đến quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường của học viện. Sự ảnh hưởng của yếu tố này thể hiện ở các khía cạnh sau:

  • Nhận thức của nhà lãnh đạo về quản lý văn hoá nhà trường và vai trò của việc quản lý xây dựng văn hoá nhà trường của các nhà lãnh đạo, quản lý đối với việc duy trì và phát triển văn hoá nhà trường.
  • Năng lực, trình độ quản lý nhà trường của người lãnh đạo, quản lý học viện.
  • Tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình của nhà lãnh đạo, quản lý đối với việc xây dựng văn hoá nhà trường.
  • Vốn tri thức và kinh nghiệm của nhà lãnh đạo, quản lý đối với việc quản lý xây dựng văn hoá nhà trường.
  • Trách nhiệm làm gương của người lãnh đạo, quản lý học viện.

Có thể nói rằng người cán bộ lãnh đạo, quản lý là một trong những nhân tố tác động lớn đến việc văn hóa trường của học viện có được thực hiện hiệu quả trong thực tiễn hay không. Với tư cách là người lãnh đạo, những quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến việc các quy định của văn hóa trường học viện. Đồng thời người cán bộ lãnh đạo, quản lý cần trở thành những hình mẫu đầu tiên thực hiện nghiêm túc các quy chuẩn của văn hóa nhà trường của học viện. Điều này sẽ tạo nên sự lan tỏa cần thiết trong đơn vị, trong Học viện.

2.2. Các yếu tố thuộc về cán bộ, giảng viên

Bên cạnh các yếu tố về người lãnh đạo, quản lý nhà trường, các yếu tố thuộc về cán bộ giảng viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý xây dựng văn hoá nhà trường học viện.

Những yếu tố thuộc về cán bộ giảng viên có ảnh hưởng tới việc quản lý xây văn hoá trường học viện, bao gồm:

  • Nhận thức của cán bộ giảng viên về văn hoá nhà trường và vai trò của văn hoá nhà trường đối với hoạt động giảng dạy và học tập.
  • Thái độ và trách nhiệm của cán bộ giảng viên trong xây dựng và thực hiện văn hoá nhà trường.
  • Kiến thức, năng lực và sự đam mê nghề nghiệp của cán bộ giảng viên trong hoạt động quản lý và giảng dạy.
  • Sự phối hợp giữa cán bộ giảng viên với các tổ chức, đoàn thể, với học sinh, sinh viên trong việc xây dựng và thực hiện văn hoá nhà trường.
  • Sự đảm bảo về đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ giảng viên trong học học viện.

Hiện nay, đội ngũ cán bộ, giảng viên học viện được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, về cơ bản vẫn đáp ứng được phần nào đời sống, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn. Đặc biệt là đối với đội ngũ viên chức trẻ, mới công tác rất khó đảm bảo được cuộc sống. Những vấn đề như tăng lương, hỗ trợ mua, thuê nhà ở… vẫn luôn là vấn đề trăn trở. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ, giảng viên.

2.3.Các yếu tố thuộc về học viên, sinh viên

Những yếu tố thuộc về người học có ảnh hưởng tới quản lý xây dựng văn hoá trường đại học bao gồm:

  • Nhận thức của học viên, sinh viên về văn hoá nhà trường và vai trò của văn hoá nhà trường đối với hoạt động giảng dạy và học tập.
  • Thái độ và trách nhiệm của học viên, sinh viên trong xây dựng và thực hiện văn hoá nhà trường.
  • Kiến thức, năng lực và sự đam mê học tập, nghiên cứu của học viên, sinh viên.
  • Sự phối hợp giữa học viên, sinh viên với các khoa/ban và tổ chức đoàn thể có liên quan.
  • Sự đảm bảo về điều kiện ăn ở, học tập nghiên cứu và rèn luyện của học viên, sinh viên.

Thực tế cho thấy vì đặc thù nhiệm vụ là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nên ngoài đối tượng sinh viên, học viên của học viện – đối tượng trong giao tiếp nhiệm vụ đều là người trưởng thành, đã có nhiều năm công tác, thậm chí còn là người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại địa phương, đơn vị công tác. Đây là những người có kinh nghiệm thực tiễn trong công tác, có địa vị trong bộ máy chính quyền, đoàn thể nhất định, một số còn có mối quan hệ thân quen ngoài xã hội với cán bộ, viên chức, người lao động trong học viện. Những đặc điểm đó của học viên quy định việc cán bộ, viên chức nhà trường phải thiết lập cách thức giao tiếp, ứng xử dân chủ, đúng mực, không áp đặt một chiều, thận trọng trong lời nói khi giao tiếp trên lớp và công việc hành chính. Đồng thời cũng cần xây dựng quy chuẩn về ứng xử giữa cán bộ, giảng viên, người lao động với học viên, vừa đảm bảo sự thân mật, trách nhiệm, nhưng lại có tính nguyên tắc, trân trọng của môi trường sư phạm.

Ngoài ra, để hỗ trợ và giúp đỡ cho các bạn học viên đang làm bài luận văn thạc sĩ ngành quản lý giáo dục được tốt hơn, Luận văn Panda có hỗ trợ các bạn bảng giá viết thuê luận văn thạc sĩ, và quy trình làm việc của Luận văn Panda các bạn có nhu cầu tham khảo thì truy cập tại đây nhé.

===>>>  Dịch vụ thuê luận văn Ngành Quản Lý Giáo Dục