Nếu ví dụ về sự kiện làm phát sinh sự kiện làm thay đổi sự kiện làm chấm dứt quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Hồ Thị Ngọc Ánh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn [24/7]: 1900 6198

Cơ sở làm phát sinh quan hệ pháp luật lao động

Cơ sở chủ yếu làm phát sinh quan hệ pháp luật lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động chính là hành vi của các bên trong việc giao kết hợp đồng lao động. Việc giao kết hợp đồng lao động đó dựa trên các căn cứ pháp lý cơ bản được thể hiện thông qua các văn bản pháp luật và các nguồn pháp lý bổ sung-các thỏa ước lao động tập thể.

Hành vi giao kết hợp đồng lao động là căn cứ, có tính quyết định đối với việc thiết lập quan hệ pháp luật lao động nếu nhìn nhận cả ở khía cạnh cụ thể đối với từng quan hệ và cả ở khía cạnh hệ quả pháp lí.

Theo khía cạnh xã hội, không giao kết hợp đồng lao động sẽ không có thể có quan hệ hợp đồng lao động giữa một người lao động và một người sử dụng lao động. Tuy nhiên, đó là việc nhìn nhận trong một mối quan hệ lao động cụ thể.

Trong khoa học pháp lý, khái niệm giao kết hợp động lao động có phạm vi rộng hơn. Có trường hợp chủ sử dụng lao động không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động với người lao động nhưng các bên phải duy trì mối quan hệ đối với nhau. Đó chính là trường hợp có sự kế thừa quyền và nghĩa vụ pháp lý khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng và quyền quản lý tài sản của doanh nghiệp.

Cơ sở làm thay đổi quan hệ pháp luật lao động

Thay đổi quan hệ lao động được hiểu là việc thay đổi các chi tiết, các yếu tố của quan hệ lao động đó.

Ví dụ, giữa người lao động A và công ty B thỏa thuận với nhau về việc anh A sẽ chuyển từ bộ phận tổ chức – hành chính sang làm trợ lý Tổng Giám đốc. Việc này có thể còn kèm theo cả việc thay đổi mức lương, nơi làm việc, mức thưởng và các quyền, nghĩa vụ khác. Điều đó có nghĩa là khi thay đổi quan hệ lao động, hệ thống các quyền, lợi ích, nghĩa vụ của các bên sẽ thay đổi theo [có thể không phải là tất cả] song ít nhất là một trong các quyền, nghĩa vụ đã có hoặc sẽ có.

Sự thay đổi quan hệ lao động có thể diễn ra theo cách: Các bên cùng bàn bạc, thỏa thuận và đồng ý với nhau về vấn đề đó hoặc được tiến hành trên cơ sở một hành vi đơn phương của người sử dụng lao động, người lao động.

Sự thay đổi quyền, nghĩa vụ, tức là thay đổi nội dung của quan hệ lao động [không thay đổi chủ thể và khách thể của quan hệ lao động]. Sự thay đổi quan hệ lao động phải bảo toàn và không làm mất đi mối quan hệ vốn có giữa các bên trong quan hệ lao động mà đơn giản chỉ là sự điều chỉnh nội dung của quan hệ đó. Nếu có sự thay đổi về chủ thể và khách thể thì sẽ dẫn đến một hệ quả/hậu quả pháp lý hoàn toàn khác: Chấm dứt quan hệ lao động hoặc biến quan hệ lao động thành quan hệ khác không phải quan hệ lao động vốn đang tồn tại.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Cơ sở làm chấm dứt quan hệ pháp luật lao động

Quan hệ lao động có thể bị chấm dứt dưới nhiều cơ sở khác nhau: chấm dứt do hành vi đơn phương của một trong quan hệ lao động; hoặc chấm dứt do các bên có sự đồng thuận để chấm dứt quan hệ lao động; hoặc chấm dứt do các sự kiện nằm ngoài ý chí của các bên; hoặc do những sự kiện đặc biệt trong đời sống như: người lao động chết, doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, người lao động bị áp dụng hình phạt tù do phạm tội hoặc tước quyền làm công việc cũ [lái xe gây tai nạn chết người].

Tóm lại, có nhiều cơ sở làm chấm dứt quan hệ lao động có nhiều loại, song có thể chia làm hai dạng chính: chấm dứt quan hệ lao động đúng pháp luật và chấm dứt quan hệ lao động trái pháp luật. Chấm dứt quan hệ lao động đúng pháp luật luôn được bảo vệ bởi pháp luật. Ngược lại, chấm dứt quan hệ lao động trái pháp luật chứa đựng khả năng phải chịu áp dụng các trách nhiệm pháp lý.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, Email: .

Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự chính là sự kiện pháp lý.

Các nội dung liên quan được tìm kiếm:

Khái niệm sự kiện pháp lý

Sự kiện pháp lý là những sự kiện xảy ra trong đời sống thực tế mà đã được pháp luật dự liệu các hậu quả pháp lý nhất định [có thể làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.

Một sự kiện thực tế có thể làm phát sinh thay đổi, chấm dứt nhiều quan hệ pháp luật dân sự. Ví dụ như: A đâm chết B, hành vi trái pháp luật của A làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, làm phát sinh quan hệ thừa kế….

Phân loại sự kiện pháp lý

Các sự kiện pháp lý được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí.

* Dựa vào hậu quả pháp lý có thể phân chia sự kiện pháp lý thành sự kiện làm phát sinh, sự kiện làm thay đổi và sự kiện làm chấm dứt.quan hệ pháp luật dân sự.

+ Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự: là những sự kiện thực tế do pháp luật quy định mà khi xuất hiện những sự kiện đó thì làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự. Ví dụ: A điều khiển xe ô tô gây tai nạn làm cho B bị thương. Hành vi gây tai nạn đó làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của A đối với B.

+ Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật dân sự: là những sự kiện thực tế do pháp luật quy định mà khi xuất hiện những sự kiện đó thì làm thay đổi quan hệ pháp luật dân sự. Ví dụ: A ký hợp đồng thuê nhà ở với thời hạn 2 năm với giá 1 triệu đồng. 1 năm sau, A và B thỏa thuận lại hợp đồng thuê nhà với giá 1 triệu rưỡi và thời gian thuê thành 3 năm. Sự thỏa thuận lại giữa A và B là sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật dân sự.

+ Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự: là những sự kiện thực tế do pháp luật quy định mà khi xuất hiện những sự kiện đó thì làm chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.

* Dựa trên nguồn gốc phát sinh sự kiện pháp lý sự kiện pháp lý được phân thành 4 loại: hành vi pháp lý, xử sự pháp lý, sự biến pháp lý và thời hạn. Đây là cách phân loại được áp dụng phổ biến nhất.

+ Hành vi pháp lý là hành vi có ý thức của con người và được pháp luật quy định hậu quả pháp lý. Hành vi pháp lý được chia thành hai loại..:

  • Hành vi pháp lý hợp pháp: hành vi có ý thức của con người, diễn ra phù hợp với quy định của pháp luật và được pháp luật quy định hậu quả pháp lý. Ví dụ như hành vi thỏa thuận của các chủ thể trong hợp đồng làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự.
  • Hành vi pháp lý bất hợp pháp: hành vi có ý thức của con người, diễn ra trái với quy định của pháp luật và được pháp luật quy định hậu quả pháp lý. Ví dụ như hành vi gây thiệt hại tới sức khỏe của cá nhân khác làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự bồi thường thiệt hại.

+ Xử sự pháp lý được thực hiện bởi hành vi của con người nhưng hành vi đó hướng tới một mục đích nhất định, tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì có hậu quả pháp lý phát sinh. Hậu quả pháp lý này không nằm trong ý thức của chủ thể. Ví dụ như: việc được lợi không có căn cứ pháp luật của chủ thể.

+ Sự biến pháp lý: sự xuất hiện và diễn biến của sự vật hiện tượng không phụ thuộc vào ý thức của con người như mưa, bão, lũ, động đất, sóng thần…

+ Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Sau thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý nhất định. Ví dụ: người bắt được gia súc đi lạc, sau khi đã thông báo công khai 6 tháng mà không ai nhân lại thì người đó có quyền sở hữu gia súc đó.

Các tìm kiếm liên quan đến Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự, căn cứ làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật gồm, ví dụ về sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật, căn cứ làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính, các điều kiện làm phát sinh thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật, để làm phát sinh thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật dựa vào những yếu tố nào, điều kiện làm phát sinh quan hệ pháp luật, các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật dân sự, các loại quan hệ dân sự, sự kiện pháp lý là căn cứ duy nhất làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật đúng hay sai

Video liên quan

Chủ Đề