Ngôi có nghĩa là gì

Ngôi trong tiếng Anh là kiến thức cơ bản và quan trọng nhất mà một người mới học tiếng Anh phải tiếp thu đầu tiên. Việc thành thạo các ngôi ra sao ảnh hưởng rất nhiều đến cách sử dụng các thì, động từ, danh từ,… do đó người học tiếng Anh phải nắm thật chắc ngôi thứ mới có thể tiếp tục học các kiến thức khác. Vì vậy, trong bài viết này, Language Link Vietnam sẽ tổng hợp lại toàn bộ kiến thức về các ngôi trong tiếng Anh để bạn đọc theo dõi và kịp thời bổ sung những kiến thức bị hổng nhé.

1. Ngôi trong tiếng Anh là gì?

Hay còn gọi là đại từ nhân xưng, là những đại từ dùng để chỉ và đại diện hay thay thế cho một danh từ để chỉ người và vật khi ta không muốn đề cập trực tiếp hoặc lặp lại không cần thiết các danh từ ấy.

2. Các ngôi trong tiếng Anh

Ngôi

Nghĩa

Đại từ nhân xưng

Ngôi thứ nhất số ít

Tôi, ta, mình, tớ…

I

Ngôi thứ nhất số nhiều

Chúng tôi, chúng ta, chúng mình,…

We

Ngôi thứ 2

Bạn, cậu, các bạn, các cậu, chúng mày, các ông, các bà,…

You

Ngôi thứ 3 số ít

Anh ấy, cô ấy, ông ấy, bà ấy, hắn, nó,…

He, She, It

Ngôi thứ 3 số nhiều

Họ, bọn họ, bọn nó, bọn chúng, chúng nó, bọn kia,…

They

3. Cách chia động từ

a. Động từ to be

– Ngôi thứ nhất số ít: I + am [Viết tắt: I’m]

Ví dụ:

+ I’m Hương [Tôi là Hương]

+ I’m very tall [Tôi rất cao]

+ I’m beautiful [Tôi xinh đẹp]

– Ngôi thứ hai số ít, ngôi thứ nhất số nhiều và ngôi thứ ba số nhiều: You/We/They + are [Viết tắt: You’re, We’re, They’re]

Ví dụ:

+ You’re sick [Bạn bị ốm rồi]

+ We’re family [Chúng tôi là gia đình]

+ They are female [Họ đều là phụ nữ]

– Ngôi thứ ba số ít: He/She/It + is [Viết tắt: He’s, She’s, It’s]

Ví dụ:  

+ He is handsome [Anh ấy thật đẹp trai]

+ She is a teacher [Cô ấy là giáo viên]

+ It’s a chair [Đấy là một chiếc ghế]

b. Động từ thường ở present simple

– Ngôi thứ nhất số ít, ngôi thứ nhất số nhiều, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba số nhiều giữ nguyên động từ ở nguyên thể: I/You/We/They + V[nguyên thể]

Ví dụ:

+ I go to school today [Hôm nay tôi đi học]

+ You are doing homework [Bạn đang làm bài tập về nhà]

+ We want to travel Da Nang [Chúng tôi muốn đi du lịch Đà Nẵng]

+ They like jogging [Họ rất thích đi bộ]

– Ngôi thứ ba số ít thêm đuôi s hoặc es ở cuối động từ: He/She/It + V[s/es]

Ví dụ:

+ He loves her [Anh ấy yêu cô ta]

+ She writes a letter [Cô ấy viết thư]

+ He goes to work lately today [Hôm nay ông ấy đi làm muộn]

4. Các ngôi có ý nghĩa như thế nào?

– Ngôi thứ nhất là: Người dùng sử dụng để nói chính bản thân mình

Ví dụ:

+ I am Phương = Tôi là Phương [Phương là ngôi thứ nhất và Phương là người đang nói]

+ We are family = Chúng tôi là gia đình [“we” là ngôi thứ nhất số nhiều cũng là người đang nói]

+ I wear a skirt [Tôi mặc một chiếc váy]

+ We walk along the beach [Chúng tôi đi dọc bãi biển]

– Ngôi thứ 2: Người nói dùng để chỉ đối phương, người đang nói chuyện cùng, có thể dịch với nhiều nghĩa như bạn, các bạn, mày, chúng mày, anh, chị, các cô, các bác,…

Ví dụ:

+ You look so tired [Trông chị khá là mệt mỏi đấy]

+ Who are you waiting for? [Ông đang chờ ai đó?]

+ Can you help me? [Anh có thể giúp tôi được không?]

– Ngôi thứ ba: Người nói dùng để nhắc đến một người khác, sự vật khác hiện không có mặt trong cuộc nói chuyện

Ví dụ:

+ She wants to become a teacher [Cô ấy muốn trở thành một cô giáo]

+ He has been done his homework [Anh ấy vừa làm xong bài tập về nhà]

+ They are going to travel Korea this weekend [Họ sẽ đi đến Hàn Quốc vào cuối tuần này]

Tóm lại, ngôi trong tiếng Anh là kiến thức vô cùng quan trọng, chi phối mọi cách sử dụng thì, động từ, danh từ định lượng,… Không những thế, ngôi trong tiếng Anh còn là kiến thức cơ bản mà bất kì ai khi mới bắt đầu học tiếng Anh cũng đều phải nắm vững, đây là phần kiến thức được dạy đầu tiên khi học tiếng Anh. Đặc biệt với những em nhỏ trong độ tuổi tiểu học cần nắm chắc những kiến thức nền này ngay từ sớm để không ảnh hưởng nhiều đến nhận thức về tiếng Anh sau này.

Các quý phụ huynh có thể tham khảo khóa học tiếng Anh dành cho trẻ em tiểu học của Language Link Vietnam tại đây: //llv.edu.vn/vi/khoa-hoc-tieng-anh/tieng-anh-tre-em/tieng-anh-chuyen-tieu-hoc

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic [cập nhật 2020]!

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc & nhận những phần quà hấp dẫn!

Lê Đình Tư

Đại từ chỉ ngôi [hay đại từ nhân xưng] trong tiếng Việt khá phức tạp, do chúng không chỉ được dùng để chỉ ngôi mà còn được dùng để biểu thị những thái độ, tình cảm khác nhau của người nói. Đại từ chỉ ngôi tiếng Việt thường có tính bắt buộc; khi không dùng chúng, quan hệ giữa các vai giao tiếp có thể thay đổi theo hướng xấu hoặc theo hướng suồng sã, thân mật. Ví dụ: Câu “Chị ngồi xuống!” là câu nói lịch sự hơn câu “Ngồi xuống!”. Tùy theo hoàn cảnh, câu thứ hai có thể được tiếp nhận một cách tiêu cực [thiếu lễ độ] hoặc tích cực [thân mật].
Đại từ chỉ ngôi tiếng Việt được chia làm hai loại:

1. Đại từ chỉ ngôi chuyên dùng: Là những đại từ chỉ được sử dụng để chỉ ngôi, không dùng trong chức năng của từ loại khác. Hệ thống đại từ chỉ ngôi chuyên dùng có thể trình bày như sau:

Ngôi I Số ít: tôi/tao/tớ/ta
Ngôi I Số nhiều: chúng tôi/chúng tao/chúng tớ

Ngôi II Số ít: mày/mi/ngươi
Ngôi II Số nhiều: chúng mày/ bay/chúng bay/chúng mi

Ngôi gộp [ngôi I + II]: Chúng ta/ta

Ngôi III Số ít: nó/hắn/y/va
Ngôi III Số nhiều: chúng nó/chúng hắn/họ/chúng

Đại từ chỉ ngôi chuyên dùng trong tiếng Việt không có ý nghĩa trung hòa, nghĩa là không chỉ dùng để chỉ ngôi mà còn dùng để bày tỏ quan hệ [xấu hay tốt, chính thức hay không chính thức, thân mật hay xa lạ] của các vai giao tiếp, do đó khi sử dụng cần phải cân nhắc để lựa chọn cho thích hợp. Ví dụ: Bạn bè với nhau, thường dùng tao, tớ để chỉ ngôi I số ít, chứ ít khi dùng tôi.

2. Đại từ chỉ ngôi lâm thời: Là những từ thuộc các nhóm từ loại khác nhưng được sử dụng như đại từ chỉ ngôi. Đó có thể là:
* Các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc: cụ, ông, bà, bố, mẹ, chú, bác, thím, cô, cậu, mợ, dì, anh, chị, em, con, cháu, chắt.
Nguyên tắc chung để sử dụng các danh-đại từ này là căn cứ vào vai giao tiếp [vị thế của các vai giao tiếp]: Người đóng vai giao tiếp có quan hệ với nhau như thế nào thì sử dụng danh từ chỉ ngôi như thế. Ví dụ: Nếu vai giao tiếp là ông và cháu [hiểu theo nghĩa chính xác], hoặc có thể là ông và cháu xét về mặt tuổi tác [hiểu theo nghĩa mở rộng], thì ta sử dụng ‘ông’ và ‘cháu’ làm đại từ thay cho ‘tôi’, ‘mày’ ở ngôi thứ nhất và thứ hai. Như vậy, các danh-đại từ chỉ ngôi có thể được sử dụng để xưng hô trong gia đình, gia tộc nhưng cũng có thể sử dụng để xưng hô trong xã hội. Trong giao tiếp xã hội, tùy theo vị thế xã hội và mức độ thân mật giữa các vai giao tiếp mà lựa chọn những từ thich hợp. Chẳng hạn, một cô gái có thể xưng hô với một người ở tuổi bố mình là ‘ông-cháu’ để biểu thị sự kính trọng hoặc khiêm nhường; bạn bè thân với nhau có thể dùng cặp đại từ ‘bác-tôi’ hay ‘ông-tôi’ để thể hiện sự thân mật…
* Danh từ mình: Đây vốn là từ dùng để chỉ cơ thể người hoặc động vật nhưng thường được dùng làm đại từ chỉ ngôi trong trường hợp người nói muốn thể hiện mối quan hệ thân mật, hữu nghị với người nghe. Đại từ mình có thể dùng để chỉ cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai [số ít hoặc số nhiều]. Khi sử dụng ở ngôi thứ nhất số nhiều, ta có thể thêm chúng vào trước thành chúng mình. Ví dụ:
1] Mình đi ăn đi.
2] Cậu quên mình rồi à?
3] Mình đi đâu đấy mình?
4] Chúng mình cứ vào xem thế nào rồi quyết định sau!
* Một số danh từ dùng để xưng hô một cách chính thức, như bạn, đồng chí, ngài, vị, và những danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, học hàm, học vị, như giám đốc, thủ trưởng, bộ trưởng, thủ tướng, tổng thống, thày giáo, cô giáo, bác sĩ, giáo sư, tiến sĩ, cũng được dùng làm đại từ chỉ ngôi [ngôi II].
* Trong khẩu ngữ, có thể kết hợp một danh từ chỉ quan hệ thân thuộc hàng trên [ví dụ: ông, bà, bố, mẹ, chú, cô, bác…] với một danh từ chỉ quan hệ thân thuộc hàng dưới [ví dụ: cháu, chị, anh, em] để tạo ra đại từ nhân xưng ngôi II, ví dụ:
1] Ông cháu đi đâu đấy?
2] Xin chào bà chị!
3] Chú em hôm nay diện quá nhỉ!
4] Ông anh đòi cao thế thì em biết trả thế nào!
5] Sao cô em nóng tính thế?

Ngoài ra, cũng có thể kết hợp các từ chỉ quan hệ thân thuộc với các đại từ mày, nó và mình để tạo đại từ chỉ ngôi II. Ví dụ:
1] Chú mày định chuồn à?
2] Bố nó hôm nay bị ốm à?
3] Cô mình có đi với bọn anh không?
4] Mẹ nó vào ăn cơm.

* Đại từ chỉ ngôi III số ít có thể được tạo ra bằng cách kết hợp từ ‘ta’ hoặc ‘ấy’ với các từ chỉ quan hệ thân thuộc. Ví dụ: ông ta/ông ấy, bà ta/bà ấy, chị ta/chị ấy. Đại từ hắn cũng có thể kết hợp với ta để tạo thêm đại từ hắn ta chỉ ngôi III. Nói chung, từ ta thường cho ý nghĩa tiêu cực hơn, trong khi từ ấy thường cho ý nghĩa trung hòa hơn. So sánh:
1] Anh ta chẳng thích ai ở cơ quan mình.
2] Anh ấy chẳng thích ai ở cơ quan mình.

Cần nhớ rằng, từ ta chỉ có thể kết hợp với những từ chỉ người lớn tuổi hơn [anh, chị, chú, cô, ông, bà…], chứ không thể kết hợp với những từ chỉ người ít tuổi hơn [em, cháu, con…], ví dụ: Không thể nói ‘em ta’ hay ‘cháu ta’ với ý nghĩa là ‘nó’ mà chỉ dùng với ý nghĩa: ‘em của chúng ta’ hay ‘cháu của chúng ta’.

* Ngoài ra, từ ‘ta’ và ‘ấy’ còn có thể được kết hợp với một số danh từ chỉ người theo độ tuổi và giới tính [lão, mụ] để chỉ ngôi III. Thường thì dạng thức này mang thêm ý nghĩa tiêu cực hoặc thân mật, tuỳ theo ngữ cảnh. Ví dụ:
1] Lão ta về vườn rồi.
2] Mụ ấy có tới năm cái nhà cho thuê.

Cuối cùng, trong tiếng Việt còn có một số đại từ nhân xưng đặc biệt dùng để thể hiện những tình cảm, thái độ đặc biệt kính trọng hoặc suồng sã: Người; ông cụ/bà cụ [= mẹ/bố, ví dụ: bà cụ tôi = mẹ tôi].

Câu hỏi và bài tập

1/ Đại từ chỉ ngôi chuyên dùng là gì? Đại từ chỉ ngôi chuyên dùng tiếng Việt có gì đặc biệt? Hãy cho một vài ví dụ với các đại từ chỉ ngôi chuyên dùng nhằm làm rõ sự khác biệt về quan hệ khi thay đổi đại từ chỉ ngôi. 2/ Đại từ chỉ ngôi lâm thời là gì? Những từ nào có thể được sử dụng làm đại từ chỉ ngôi lâm thời? 3/ Hãy mô tả các đại từ chỉ ngôi II số ít và số nhiều và cho ví dụ minh họa. 4/ Hãy mô tả các đại từ chỉ ngôi III số ít và số nhiều và cho ví dụ minh họa. 5/ Nêu sự khác biệt giữa các đại từ chỉ ngôi trong các ví dụ sau:

– Anh đi đâu đấy?/ Ông anh đi đâu đấy? – Chị cho em hỏi, xe này có đi Mai Động không?/ Bà chị cho em hỏi, xe này có đi Mai Động không? – Bố nó ăn cơm đi!/ Bố nó đi ăn cơm. – Bà ấy luôn luôn làm việc thiện./ Bà ta luôn luôn làm việc thiện!

– Hôm nay ông ấy không tiếp ai cả./ Hôm nay lão ta không tiếp ai cả

.

_______________________________________

Video liên quan

Chủ Đề