Ngữ văn lớp 6 bài 3: Vẻ đẹp quê hương văn bản 2

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Gió lạnh đầu mùa [Thạch Lam] I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Thạch Lam [1910 - 1942] -  Tên khai sinh : Nguyễn Tường Vinh. -  Quê quán : Hà Nội, lúc nhỏ ở quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương. - Truyện ngắn của ông giàu cảm xúc, lời văn bình dị và đậm chất thơ. Nhân vật chính thường là những con người bé nhỏ, cuộc sống nhiều vất vả, cơ cực mà tâm hồn vẫn tinh tế, đôn hậu. 2. Tác phẩm - Là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài trẻ em của Thạch Lam. -  Bố cục : 3 phần. + Phần 1 [Từ đầu đến  rơm rớm nước mắt ]: Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa. + Phần 2 [Tiếp đến  ấm áp vui vui ]: Cảnh hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên. + Phần 3 [Còn lại]: Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo. II. Đọc hiểu văn bản 1. Nhân vật Sơn -  Sơn là một đứa trẻ được yêu thương + Nhận được sự yêu thương từ chị Tỉnh dậy thấy lạnh, chưa xuống giường mà gọi chị. Khi Sơn lo sợ mẹ mắng vì cho mất cái áo, chị Lan luôn an ủi, đấu dịu,...  + Nhận được

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Thương nhớ bầy ong [Huy Cận] I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Huy Cận [1919 - 2005] - Tên thật là Cù Huy Cận. - Quê quán: xã Ân Phú, huyện Hương Sơn [nay là huyện Vũ Quang], tỉnh Hà Tĩnh. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: Tác giả đặt tên là Tổ ong "trại" trích từ tập 1 Hồi kí Song đôi. - Thể loại: Hồi kí. - PTBĐ chính: Tự sự. II. Đọc hiểu văn bản Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi Bầy ong và nỗi buồn của nhân vật tôi trong hiện tại - Những đõ ong: + Ngày xưa, ông nuôi nhiều ong, đằng sau nhà có hai dãy đõ ong mật. + Ngày xưa, hai đõ ong "sây". + Chiều lỡ buổi [khoảng 4h chiều] thì ong bay ra họp đàn trước đõ. → Nhiều, sung túc, sai trĩu. - Những đõ ong: + Sau ngày ông chết, cha và chú còn nuôi một ít đõ, nhưng không vượng như xưa. + Mấy lần ong "trại": một phần đàn ong rời xa, bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa. + Thường thì chú biết được và hô lên cho cả xóm ném đất vụn lên để cả bầy ong mệt lử lại đậu vào cây nào đó hoặc về trõ. Ong đậu t

Soạn bài Ngữ văn 6 Bài 7: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích       Một câu chuyện có thể được nhiều người chứng kiến, đánh giá và kể lại theo những cách khác nhau. Hãy hình dung xem những chuyện cổ tích mà em đã học có thể được kể lại như thế nào. Đóng vai một nhân vật trong câu chuyện là một trong những cách làm cho chuyện kể trở nên khác lạ, thú vị và tạo ra hiệu quả bất ngờ. Em có muốn trải nghiệm những điều khác lạ, thú vị và bất ngờ như vậy không?  Yêu cầu đối với bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích  - Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện.  - Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở chuyện gốc. - Cần có sự sắp xếp hợp lý các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo. - Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để t

Ngữ Văn 6 Bài 3 Việt Nam quê hương ta  I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Nguyễn Đình Thi [1924 - 2003] - Quê quán: Sinh ra ở Luông-phơ-ra-băng [Lào] nhưng quê gốc ở Hà Nội. - Là một nghệ sĩ đa tài. - Chủ đề quan trọng của ông là ca ngợi quê hương. 2. Tác phẩm - PTBĐ chính: Biểu cảm. - Thể thơ: Lục bát. II. Đọc hiểu văn bản  1. Thiên nhiên Việt Nam - Hình ảnh:  + "biển lúa". + "cánh cò". + "mây mờ". + "núi Trường Sơn". + "hoa thơm quả ngọt". - Màu sắc:  + màu xanh của lúa, núi non, nền trời. + màu trắng cánh cò, mây. + màu của hoa thơm quả ngọt. → Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, yên bình. Nền cảnh đặc trưng của Việt Nam. 2. Con người Việt Nam - Chịu thương chịu khó: + "chịu nhiều thương đau". + "áo nâu nhuộm bùn." → Chăm chỉ, chân chất. → Màu sắc quen thuộc người nông dân Việt Nam. + "nuôi những anh hùng". → Chăm chỉ phục vụ chiến đấu và cuộc sống. - Bất khuất anh hùng: + "Chìm trong máu lửa vùng đứng lên&qu

Ngữ văn 6 Bài 1: Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 27 Câu 1  [trang 27  sgk  Ngữ văn 6 tập 1] Tìm từ đơn, từ phức trong đoạn văn sau: Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cẩm roi, nhảy lên mình ngựa. [Thánh Gióng] Gợi ý: Xem lại kiến thức về từ đơn, từ phức sau đó đọc kĩ đoạn văn và lọc ra các từ này. Trả lời: - Từ đơn:  chú, bé, một, cái, bỗng, một, mình, cao, hơn, trượng, vỗ, vào, ngựa, hí, dài, mấy, tiếng, mặc, cầm, roi, nhảy lên. - Từ phức:  vùng dậy, vươn vai, biến thành, tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt, bước lên, mông ngựa, vang dội, áo giáp, mình ngựa. Câu 2 [trang 27  sgk  Ngữ văn 6 tập 1] Tìm các từ ghép, từ láy trong đoạn văn sau: Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo

 Soạn bài Ngữ văn 6 Bài 7 Đọc: Cây khế I. Tìm hiểu chung - Thể loại: Truyện cổ tích. - PTBĐ chính: Tự sự. - Bố cục: 3 phần. + Phần 1 [Từ đầu đến  lại với em nữa ]: Giới thiệu về nhân vật người em và cách phân chia tài sản của hai anh em. + Phần 2 [Tiếp đến  trở nên giàu có ]: Chuyện ăn khế trả vàng của người em. + Phần 3 [Còn lại]: Âm mưu của người anh và sự trừng phạt. - Tóm tắt:  Ở một làng nọ có hai anh em, người anh thì vô cùng tham lam, người em thì hiền lành chịu khó. Sau khi ba mẹ qua đời người anh lấy vợ ra ở riêng và cố gắng vơ vét hết tài sản chỉ để lại cho người em một cây khế ở góc vườn. Người em bị người anh chèn ép như vậy nhưng không hề nói một lời phàn nàn nào, anh đã dựng túp liều gần cây khế, hàng ngày anh chăm bón cây khế và đi làm thuê để kiếm tiền nuôi thân. Cây khế càng ngày càng lớn dần, năm ấy bỗng sai trĩu quả, người em mừng vô cùng. Mấy hôm sau, bỗng dưng có một con chim lạ bay tới cây khế và ăn khế của người em, người em thấy vậy buồn lòng than thở với chim.

Ngữ Văn 6 Bài 6 Đọc: Tuổi thơ tôi [Nguyễn Nhật Ánh] I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Nguyễn Nhật Ánh [1955] - Quê quán: Ninh Bình. - Tác giả có nhiều tác phẩm viết về tuổi thơ, tuổi mới lớn như:  Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Mắt biếc, Có chút gì để nhớ ,... 2. Tác phẩm - Xuất xứ: In trong  Sương khói quê nhà , 2012. - PTBĐ chính: Tự sự. - Thể loại: Hồi kí. - Bố cục: 3 phần. + Phần 1 [Từ đầu đến  dế mọi, dế cơm ]: Câu chuyện về Lợi và dế lửa. + Phần 2: [Tiếp đến  ghét nó nữa ]: Tai họa từ sự chọc ghẹo của các bạn. + Phần 3 [Còn lại]: Tang lễ của dế lửa. - Tóm tắt: II. Đọc hiểu văn bản 1. Câu chuyện của Lợi và chú dế lửa - Hoàn cảnh hồi tưởng về tuổi thơ: + Thời gian: Vào những chiều mưa. + Địa điểm: Quán Đo Đo. + Tác nhân gợi sự hồi tưởng: Nghe tiếng dế văng vẳng từ chậu cây ùm tùm. - Kí ức tuổi thơ qua sự hồi tưởng: + Hình ảnh của bản thân: lem luốc ngoài đồng, mùa hè lui cui bờ bụi. + Những trò chơi tuổi thơ: Bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu, bẻ mía trộm hoặc chui vô vườn nhà hà

Soạn bài Ngữ văn 6 Bài 7: Vua chích chòe I. Tìm hiểu chung - Thể loại: Truyện cổ tích. - PTBĐ chính: Tự sự. - Bố cục: 3 phần. + Phần 1 [Từ đầu đến  Vua chích chòe ]: Sự kiêu căng của nàng công chúa. + Phần 2 [Tiếp đến  giật tay lại ]: Nàng công chúa được uốn nắn, trải qua khó khăn. + Phần 3 [Còn lại]: Nàng công chúa được hạnh phúc.  

Những bài thơ lục bát đã học, đã đọc gợi cho em những cảm xúc gì? Hình ảnh, ngôn từ, nhạc điệu của chúng khiến em rung động như thế nào? Hãy ghi lại cảm nhận của em về một bài thơ lục bát yêu thích.  Yêu cầu đối với đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát: Giới thiệu được bài thơ, tác giả [nếu có]. Nêu được cảm xúc về nội dung chính hoặc một khía cạnh nội dung của bài thơ. Thể hiện được cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ [thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...]. * Phân tích bài viết tham khảo  - Văn bản:  Nét đẹp của bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà …”  - Giới thiệu bài ca dao:  “Anh đi anh nhớ quê nhà .... bên đường hôm nao.” - Nêu cảm xúc về nội dung chính của bài ca dao:  + “Những dòng thơ trên được lưu truyền... về quê nhà.” + “Trở đi trở lại cùng nỗi nhớ là ... tát nước bên đường”,...",  + “Bài ca dao khơi dậy... quê hương.” - Nêu cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài ca dao:  + “Từ “nhớ”... không dứt.”  + “Nhịp điệu

Ngữ Văn 6 Bài 5 Đọc: Lao xao ngày hè [Duy Khán] I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Duy Khán [1934 - 1993] - Tên khai sinh: Nguyễn Duy Khán. - Quê quán: thôn Sơn Trung, xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: Trích chương 6  [Lao xao]  trong  Tuổi thơ im lặng .  - Thể loại: Hồi kí. - PTBĐ chính: Tự sự. II. Đọc hiểu văn bản 1. Khung cảnh thiên nhiên ngày hè - Thực vật: + Cây cối um tùm. + Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. + Hoa đề từng chùm mảnh dẻ. + Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín. → So sánh. + Quả tu hú chín đỏ, đầy ụ như mâm xôi gấc. → So sánh. + Vườn sắn xanh biếc. → NT: Liệt kê, điệp ngữ "Hoa....", so sánh. → Tươi tốt, yên bình, đầy đủ cả màu sắc và hương thơm. → Những rung cảm tài tình bằng thị giác và khứu giác. - Động vật: * Các loài côn trùng: + Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật: đánh lộn hút mật ở hoa. → NT: Liệt kê. + Bướm: hiền lành bỏ chỗ lao xao, lặng lẽ bay đi. → Đối lập với ong. * Các con chim hiền: + Con bồ các: kêu váng lên. + Con sáo sậu,

Page 2

1. Tác giả

Nguyễn Đình Thi [1924 - 2003]

- Quê quán: Sinh ra ở Luông-phơ-ra-băng [Lào] nhưng quê gốc ở Hà Nội.

- Là một nghệ sĩ đa tài.

- Chủ đề quan trọng của ông là ca ngợi quê hương.

2. Tác phẩm

- PTBĐ chính: Biểu cảm.

- Thể thơ: Lục bát.

II. Đọc hiểu văn bản 

1. Thiên nhiên Việt Nam

- Hình ảnh: 

+ "biển lúa".

+ "cánh cò".

+ "mây mờ".

+ "núi Trường Sơn".

+ "hoa thơm quả ngọt".

- Màu sắc: 

+ màu xanh của lúa, núi non, nền trời.

+ màu trắng cánh cò, mây.

+ màu của hoa thơm quả ngọt.

→ Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, yên bình. Nền cảnh đặc trưng của Việt Nam.

2. Con người Việt Nam

- Chịu thương chịu khó:

+ "chịu nhiều thương đau".

+ "áo nâu nhuộm bùn." → Chăm chỉ, chân chất. → Màu sắc quen thuộc người nông dân Việt Nam.

+ "nuôi những anh hùng".

→ Chăm chỉ phục vụ chiến đấu và cuộc sống.

- Bất khuất anh hùng:

+ "Chìm trong máu lửa vùng đứng lên". → Biện pháp nói quá. → Không khuất phục trước khó khăn. 

+ "Đạp quân thù xuống đất đen". → Căm thù quân giặc.

- Hiền lành, ân tình, thủy chung:

+ Hiền lành: "hiền như xưa" → Người dân Việt Nam luôn hiền lành, chỉ khi đấu tranh mới kiên cường, bất khuất. 

+ Yêu nước → Đấu tranh vì dân tộc, đuổi quân xâm lược.

+ Chung thủy: "Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung.".

- Tài năng:

+ "Trăm nghề trăm vùng".

+ "Dệt thơ trên tre".

→ Nghệ thuật: So sánh "Tay người như có phép tiên".

 III. Tổng kết

1. Nội dung

Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên cũng như con người Việt Nam.

2. Nghệ thuật

Thể thơ lục bát kết hợp những biện pháp nghệ thuật so sánh, nói quá.

 IV. Chuẩn bị đọc

Câu 1  [trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Nếu chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn hình ảnh nào? Vì sao?

- Em tùy chọn những hình ảnh mà mình cho là phù hợp và giải thích lí do chọn lựa.

- Ví dụ: Em chọn hình ảnh bông hoa sen vì đây là loài hoa nổi bật của Việt Nam với sự giản dị, thanh tao và “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” giống như phẩm chất con người Việt Nam vậy.

Câu 2 [trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Em biết bài thơ hoặc bài hát nào về quê hương?

Bài hát:

- Hãy đến với con người Việt Nam - Xuân Nghĩa

- Quê hương Việt Nam – Anh Khang

- Xinh tươi Việt Nam – Nguyễn Hồng Thuận

Bài thơ:

- Quê Hương - Đỗ Trung Quân

- Việt Nam Quê Hương Ta -  Nguyễn Đình Thi

- Quê Hương - Tế Hanh

V. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 [trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1]

Tám dòng thơ này giúp em hình dung gì về phong cảnh và con người Việt Nam?

Tám dòng thơ này giúp em hình dung:

- Phong cảnh Việt Nam là phong cảnh bình dị, gần gũi, thân quen nhưng cũng không kém phần trù phú.

- Con người Việt Nam là những con người cần cù trong sản xuất; gan dạ, anh hùng trong chiến đấu. Và họ cũng chịu nhiều thương đau, trải qua bao cuộc chiến tranh ác liệt và những mất mát hi sinh nhưng vẫn sáng ngời những phẩm chất đẹp đẽ.

Câu 2 [trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1]
Những dòng thơ này gợi cho em nghĩ đến đặc điểm nào của truyền thống dân tộc?

Những câu thơ này gợi cho em nghĩ đến truyền thống anh hùng, anh dũng trong đấu tranh của nhân dân. Những người dân lành khi kẻ thù xâm lăng, họ sẵn sàng vùng lên chiến đấu để bảo vệ đất nước.

VI. Suy ngẫm và phản hồi  

1.Em hãy chỉ ra cách gieo vần và ngắt nhịp của bốn dòng thơ đầu.

Cách gieo vần của 4 câu thơ đầu: ơi - trời; hơn - rờn - sơn.

Cách ngắt nhịp: câu 1, câu 2 và câu 4 nhịp 4/4, câu ba nhịp 4/2.

2. Trong văn bản tác giả tập trung miêu tả những hình ảnh nào tiêu biểu của con người Việt Nam và nói đến những vẻ đẹp nào của quê hương?

Trong bài thơ, tác giả đã nhắc đến những hình ảnh tiêu biểu của quê hương: cánh đồng lúa, cánh cò, núi đồi.

Từ đó tác giả đã nói đến những vẻ đẹp của quê hương: vẻ đẹp thiên nhiên, của những người lao động cần cù, chịu khó, của truyền thống đấu tranh bất khuất, của lòng chung thuỷ, sự tài hoa.

3. Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc quê hương trong bốn dòng thơ đầu.

 - Các biện pháp tu từ:

+ Biện pháp tu từ nhân hoá: Việt Nam đất nước ta ơi.

+ BPTT so sánh không ngang bằng: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.

+ Ẩn dụ: biển lúa của 4 câu thơ đầu: ơi-trời; hơn-rờn-sơn.

- Cách ngắt nhịp: câu 1, câu 2 và câu 4 nhịp 4/4, câu ba nhịp 4/2.

4. Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh, từ ngữ đặc sắc được dùng để khắc hoạ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đoạn thơ còn lại.

Những vẻ đẹp của con người Việt Nam đã được khắc hoạ trong đoạn thơ đó là:

Sự vất vả, cần cù trong lao động: vất vả in sâu, áo nâu nhuộm bùn.

Sự anh hùng, mạnh mẽ, kiên cường trong chiến đấu [chịu nhiều đau thương, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen] nhưng khi trở về cuộc sống đời thường lại hiền lành, chịu thương chịu khó [súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa].

Sự thuỷ chung, khéo léo, chăm chỉ : yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung, tay người như có phép tiên, trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

5. Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy.

Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như [mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu], sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân [bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương,  mặt người vất vả in sâu]. Qua đó thể hiện tình  cảm yêu mến, quý trọng với dân tộc.

6. Văn bản gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì về con người và cảnh sắc quê hương?

Văn bản đã gợi cho em về một đất nước Việt Nam với rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, giàu sức sống và những con người cần cù, chịu khó trong lao động, anh hùng, kiên cường trong chiến đấu và hiền lành, chăm chỉ, thuỷ chung trong cuộc sống đời thường.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề