Người bệnh hiv sống được bao lâu

Liên hệ tư vấn về HIV miễn phí - Bảo mật thông tin 0886006167

Liên hệ bác sĩ tư vấn điều trị HIV qua số 1900 1246

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

Trả lời:

Chào bạn Quang, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để trả lời cho những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được cung cấp một số thông tin sau:

  1. Bệnh AIDS là gì
  2. Bệnh HIV sống được bao lâu
  3. Biểu hiện của bệnh AIDS

1. HIV giai đoạn cuối - AIDS là gì ?

AIDS [hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải] là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus gây suy giảm miễn dịch ở người [HIV]. Bệnh này giết chết hoặc làm suy yếu các tế bào của hệ thống miễn dịch và dần dần phá hủy khả năng chống lại bệnh nhiễm trùng và một số bệnh ung thư của cơ thể. HIV thường lây lan qua con đường quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh. Những nguyên nhân quan trọng khác gây truyền nhiễm HIV là tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh từ kim tiêm, ống tiêm, hoặc dụng cụ ma túy.

Thuật ngữ AIDS áp dụng phần lớn cho các giai đoạn nhiễm HIV. Một người bị AIDS được xác định khi nhiễm HIV có số lượng tế bào T CD4+ ít hơn 200 [trong khi đó ở người bình thường có tế bào T CD4+ nằm trong khoảng 800 hoặc nhiều hơn]. Ngoài ra, những người bị nhiễm HIV đã được chẩn đoán một hoặc vài biểu hiện lâm sàng [bao gồm nhiễm trùng cơ hội và một số ung thư] ảnh hưởng đến sự tiến triển HIV.

Theo CDC, ước tính có khoảng 1 triệu người trưởng thành và thanh thiếu niên sống chung với HIV/AIDS tại Mỹ. Dịch AIDS vẫn còn thiếu kiểm soát ở nhiều nơi trên thế giới.

Để biết đầy đủ thông tin về bệnh, bạn có thể xem tại BỆNH AIDS.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

[Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19]

_____________________________

2. Mắc bệnh HIV có thể sống được bao lâu?

Câu trả lời vừa đơn giản vừa không đơn giản. Nhìn chung, với tiến bộ cũa khoa học kỹ thuật, triển vọng sống của người nhiễm HIV cực kỳ tích cực. Với những tiến bộ trong điều trị kháng virus, những người có HIV ngày nay có thể mong đợi sẽ sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn bao giờ hết. Nếu điều trị HIV/AIDS được bắt đầu sớm và được thực hiện hàng ngày theo chỉ dẫn.

Trong thực tế, 20 tuổi bắt đầu điều trị HIV có thể hy vọng sẽ sống đến những năm 70 tuổi, theo nghiên cứu từ NA-ACCORD. Để biết thêm về các loại thuốc điều trị HIV, bạn có thể xem tại Thuốc điều trị hiv phổ biến.

>> Xem thêm: Lợi ích của thuốc phơi nhiễm HIV

Một cập nhật nghiên cứu năm 2011 của Nghiên cứu đoàn hệ của Thụy Sĩ tiếp tục ủng hộ những phát hiện này, cho thấy những người bắt đầu điều trị sớm [CD4 có trên 350] có thể đạt tuổi thọ bằng hoặc lớn hơn tuổi thọ chung. 

Các yếu tố làm giảm tuổi thọ: 

- Yếu tố tĩnh: giống như dòng giống hoặc khuynh hướng tình dục, ảnh hưởng đến tuổi thọ. Ví dụ, mức độ nghèo đói cao trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi kết hợp với việc thiếu tiếp cận với chăm sóc sức khỏe và mức độ kỳ thị HIV cao đã làm mất đi  nhiều lợi ích được thấy trong các cộng đồng da trắng.

- Yếu tố động: khi so sánh mối liên hệ giữa nguyên nhân và hậu quả thường đi kèm với thời gian sống sót. Ví dụ,  tuân thủ điều trị có liên quan trực tiếp đến tiến triển của bệnh. Sự tuân thủ ít được duy trì, nguy cơ kháng thuốc và thất bại điều trị càng cao. Với mỗi thất bại, một người mất nhiều lựa chọn điều trị hơn.

Khi nhìn vào cả hai yếu tố rủi ro tĩnh và động, chúng ta có thể bắt đầu xác định nơi một cá nhân có thể đạt được hoặc mất đi những năm sống mà không hề biết. Trong số đó:

- Số lượng CD4 của một người lúc bắt đầu điều trị vẫn là một trong những chỉ số ảnh hưởng lớn nhất đến tuổi thọ. Bắt đầu điều trị khi số lượng CD4 dưới 200 có thể giảm tới 15 năm tuổi của một người .

- Người hút thuốc nhiễm HIV mất nhiều tuổi thọ hơn người HIV. Trên thực tế, nguy cơ tử vong do hút thuốc cao gấp đôi so với những người hút thuốc có HIV và có thể cắt giảm tới 12 năm tuổi thọ của một người bất kể HIV.

- Chủng tộc và tuổi thọ có liên quan mật thiết với HIV. Theo nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Bloomberg, người Mỹ gốc Phi nhiễm HIV sống trung bình ít hơn 8,5 năm so với các đối tác da trắng của họ.

- Người tiêm chích ma túy bị thiệt hại, cả về bệnh HIV và không liên quan đến HIV. Các yếu tố góp phần mạnh nhất là sự tuân thủ kém và người nhiễm HIV mắc phải viêm gan C. Tóm lại, tuổi thọ của người tiêm chích ma túy thấp hơn 20 năm so với tất cả các nhóm HIV khác.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

[Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19]

_____________________________

3. Bệnh AIDS biểu hiện như thế nào?

Khi hệ miễn dịch suy giảm, các biến chứng bắt đầu xuất hiện. Sau đây là những biến chứng hay triệu chứng phổ biến nhất của AIDS. Tuy nhiên, mỗi cá nhân có thể gặp các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Các hạch bạch huyết vẫn được mở rộng trong hơn 3 tháng
  • Thiếu năng lượng
  • Giảm cân
  • Sốt và mồ hôi thường xuyên
  • Nhiễm trùng nấm men dai dẳng hoặc thường xuyên [miệng hoặc âm đạo]
  • Da nổi mẩn đỏ hoặc da bong tróc
  • Bệnh viêm vùng chậu không đáp ứng với điều trị
  • Mất trí nhớ ngắn hạn

Một hoặc nhiều nhiễm trùng [nhiễm trùng cơ hội] liên quan đến việc có hệ miễn dịch suy yếu. Chúng bao gồm bệnh lao và một số loại viêm phổi.

Một số người phát triển nhiễm trùng herpes thường xuyên và nghiêm trọng gây ra loét miệng, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn, hoặc một bệnh thần kinh đau đớn được gọi là bệnh zona. Trẻ em có thể bị chậm phát triển hoặc không phát triển mạnh.

Trong quá trình nhiễm HIV, hầu hết mọi người đều giảm dần số lượng tế bào T CD4. Mặc dù một số cá nhân có thể bị giảm đột ngột và đáng kể về số lượng của họ.

Các triệu chứng của nhiễm HIV có thể giống với một số bệnh khác. Thường xuyên trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán. Các xét nghiệm chẩn đoán nhanh có sẵn và chẩn đoán sớm là quan trọng.

Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn Quang có được câu trả lời cũng như cái nhìn đầy đủ về căn bệnh HIV/AIDS. Liên hệ bác sĩ tư vấn điều trị HIV qua số 1900 1246


Ca mắc HIV đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1990, đến nay vẫn sống khỏe mạnh, làm việc bình thường tại TP Hồ Chí Minh. 

Tại buổi gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2020, TS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS [Bộ Y tế] cho biết, năm nay là dịp kỷ niệm 30 năm phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam và hướng tới chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. 

30 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Trong 10 năm qua, Việt Nam đã giảm tỉ lệ người nhiễm HIV; giảm tỷ lệ người chuyển sang AIDS và giảm người tử vong có liên quan đến HIV/AIDS; kiểm soát tỷ lệ lây nhiễm trong cộng đồng xuống dưới 0,3%. 

TS. Hoàng Đình Cảnh, Phó cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS thông tin tại buổi gặp mặt báo chí

Trong những năm qua người nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 96%, góp phần giảm lây nhiễm trong cộng đồng. 

Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã dự phòng cho khoảng 500 nghìn người không bị lây nhiễm HIV và 200 nghìn trường hợp không bị tử vong do AIDS.

 Theo BS Nguyễn Hữu Hải, Phó trưởng Phòng Điều trị HIV/AIDS, Cục phòng chống HIV/AIDS, chất lượng điều trị HIV/AIDS ở Việt Nam rất tốt. Ca mắc HIV đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1990 đến nay vẫn sống khỏe mạnh, chị vẫn làm việc bình thường và đang được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh. 

"Nếu được đưa vào điều trị sớm, tuân thủ điều trị ARV, một người từ 20 tuổi nhiễm HIV, có thể sống thêm 50-60 năm, tuổi thọ gần như người bình thường. Quan trọng nhất là phát hiện sớm và điều trị sớm", BS Hải nói.

Chất lượng điều trị ARV ở Việt Nam rất tốt, hiện có hơn 153 nghìn bệnh nhân đang điều trị ARV, tỷ lệ tuân thủ 12 tháng đạt 88%.

Thuốc ARV được BHYT chi trả, hiện có gần 50 nghìn bệnh nhân đang nhận thuốc ARV qua BHYT. Để giảm bớt gánh nặng chi phí, người nhiễm HIV cần phải mua BHYT để nâng cao hiệu quả điều trị, kéo dài tuổi thọ.

Người có HIV uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ đến mức đạt được và duy trì tải lượng virus không phát hiện sẽ không có nguy cơ lây truyền bệnh qua đường tình dục cho bạn tình HIV âm tính. Việc uống thuốc sớm, liên tục và tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc điều trị cũng giúp người nhiễm HIV giảm nguy cơ tử vong vì các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Trần Hằng

HIV là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể được kiểm soát tốt nếu phát hiện và điều trị sớm, tích cực. Vậy với đối tượng nhỏ tuổi, có sức đề kháng yếu thì trẻ em nhiễm HIV sống được bao lâu?

HIV là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Hiện nay, bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng ngừa. Hiện chỉ có thuốc kháng virus [ARV] được sử dụng để làm chậm sự nhân lên của virus HIV trong cơ thể, bảo vệ hệ thống miễn dịch và giúp làm giảm khả năng mắc các nhiễm trùng cơ hội, cải thiện cuộc sống và tuổi thọ của bệnh nhân. Theo đó, nhiều bệnh nhân có thể sống thêm tới 50 năm nếu uống thuốc đều đặn và đủ liều.

Trẻ em được xác định là người có độ tuổi dưới 18 tuổi, quy định ở nước ta là dưới 16 tuổi. Xét trên bệnh HIV, có thể chia trẻ nhiễm HIV thành 2 nhóm: Nhóm lây từ khi vừa ra đời [lây truyền từ mẹ sang con] và nhóm lây nhiễm do có hành vi nguy cơ [quan hệ tình dục, tiêm chích ma túy,...].

Với nhóm trẻ em nhiễm HIV từ lúc mới sinh thì nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn nhiều. Ở giai đoạn đầu đời, khi hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện thì trẻ nhiễm HIV có nguy cơ bị bệnh và tử vong cao hơn so với trẻ khỏe mạnh.

Giải đáp trẻ em nhiễm HIV sống được bao lâu?

Trẻ em nhiễm HIV sống được bao lâu? Theo 1 nghiên cứu ở khu vực châu Phi, nếu trẻ không điều trị kháng virus HIV thì sau 1 năm đầu đời, tỷ lệ tử vong trên trẻ có HIV là khoảng 35,2% [trong khi tỷ lệ tử vong ở trẻ khỏe mạnh chỉ 4,9%]. Tính đến thời điểm được 2 tuổi, tỷ lệ tử vong ở trẻ bị nhiễm HIV là 52,5% [trẻ không mắc HIV chỉ 7,5%].

Theo một số chuyên gia HIV, nếu trẻ nhiễm bệnh mà không được điều trị ARV sớm thì nhiều khả năng sẽ không sống được đến khi được 1 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, với cách can thiệp sớm trên trẻ như chẩn đoán sớm [nhờ xét nghiệm PCR], điều trị ARV sớm cho trẻ dưới 2 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đã giảm thiểu rõ rệt. Có nhiều trẻ nhiễm HIV từ mẹ đã sống tới tuổi trưởng thành.

Đồng thời, với các can thiệp khác như tầm soát HIV ở phụ nữ mang thai, điều trị dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con, ngành y tế nước ta kỳ vọng sẽ tiến tới mục tiêu khống chế được đường lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

Xem ngay: Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HIV

Trẻ nhiễm HIV sống được bao lâu đối với nhóm trẻ có hành vi nguy cơ đang là câu hỏi gây nhức nhối cho toàn xã hội. Theo ghi nhận của WHO, khuynh hướng gia tăng lây nhiễm HIV trong nhóm tuổi này chủ yếu đến từ các nguyên nhân như chiến tranh, đói nghèo,... khiến trẻ dễ sa ngã. Bên cạnh đó là vấn đề sử dụng ma túy và kiến thức tình dục an toàn của nhóm thanh thiếu niên chưa đầy đủ.

Ở nhóm trẻ này, tỷ lệ tử vong không có sự khác biệt so với dân số nói chung. Thậm chí, trẻ có tỷ lệ tử vong cao hơn so với người trưởng thành [do ảnh hưởng bởi lối sống, hoàn cảnh kinh tế, chậm tiếp cận với chẩn đoán, chăm sóc sức khỏe và điều trị HIV].

Không cho trẻ bú mẹ mà dùng sữa thay thế hoàn toàn để giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con

Ở mẹ nhiễm HIV, do virus HIV có thể truyền qua sữa mẹ sang con nên việc lựa chọn cách nuôi dưỡng trẻ cần phải chú ý:

  • Không cho trẻ bú mẹ mà dùng sữa thay thế hoàn toàn để giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con, đảm bảo sự phát triển của trẻ. Chú ý sử dụng nguồn nước sạch và dụng cụ pha sữa được tiệt trùng hoàn toàn, giữ vệ sinh tuyệt đối;
  • Khi không có đủ điều kiện nuôi con bằng sữa thay thế thì người mẹ có thể cho trẻ bú mẹ hoàn toàn tới khi được 6 tháng tuổi và cai sữa càng sớm càng tốt [tốt nhất sau khi trẻ được 3 tháng tuổi]. Tuyệt đối không cho trẻ vừa bú mẹ vừa ăn sữa thay thế vì việc ăn hỗn hợp 2 loại sữa có thể làm rối loạn hệ thống tiêu hóa và miễn dịch của trẻ, tăng nguy cơ lây HIV từ người mẹ sang con.

Chú ý khi cho trẻ bú mẹ:

  • Vệ sinh thật sạch đầu vú trước khi cho trẻ bú;
  • Cho trẻ bú đúng cách, tránh làm nứt hoặc viêm đầu vú mẹ;
  • Nếu trẻ bị viêm nhiễm khoang miệng hoặc mẹ bị viêm da thì cần phải điều trị khỏi hoàn toàn các tình trạng trên rồi mới cho trẻ bú trực tiếp;
  • Khi trẻ ngừng bú mẹ thì cần cho bé ăn các loại thức ăn thay thế như sữa bột, cháo, bột,... để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho bé;
  • Người mẹ phải điều trị ARV và tuân thủ tốt để đảm bảo tải lượng virus HIV ở mức độ an toàn.

Lưu ý khi chăm sóc cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV:

  • Cho trẻ uống ARV trong vòng 24 giờ sau khi sinh theo chỉ định của bác sĩ để giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con;
  • Hướng dẫn mẹ cho trẻ đi xét nghiệm khẳng định tình trạng nhiễm HIV;
  • Đưa trẻ tới các cơ sở nhi khoa để được tư vấn về việc nuôi dưỡng và chăm sóc bé, kê đơn và cấp thuốc Cotrimoxazol phòng ngừa nguy cơ viêm phổi khi trẻ được 4 - 6 tuần tuổi, theo dõi và điều trị các nhiễm trùng cơ hội, đánh giá sự phát triển của trẻ;
  • Tư vấn về lịch tiêm chủng phù hợp cho trẻ.

Trẻ em nhiễm HIV sống được bao lâu tùy thuộc vào độ tuổi và quá trình chăm sóc, điều trị bệnh. Tốt nhất bệnh nhân HIV nên phối hợp với bác sĩ trong suốt quá trình điều trị để nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.

Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng hàng đầu của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề