Người việt ở đâu đông nhất

Cộng đồng người Việt định cư Úc được đánh giá là một trong những cộng đồng lớn nhất nước Úc chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Với những thuận lợi mà nước Úc mang lại thì lựa chọn Úc là điểm đến định cư trong tương lai là cực kì tuyệt vời qua chỉa sẻ của First Global Visa

Cộng đồng người Việt tại Úc theo nghiên cứu của First Global Visa

Hiện nay cộng đồng người Việt định cư Úc được xếp thứ 6 trong các cộng đồng di dân sinh sống trên đất nước này. Mỗi một tỉnh/bang ở Úc thì có số lượng người Việt khác nhau. Tùy theo tình hình cuộc sống, khu vực phát triển và cuộc sống tại tỉnh/bang đó.

Nhiều thành phố trong các tỉnh/bang ít dân cư có chính sách thu hút người định cư Úc bằng cách cộng thêm điểm. Hoặc hỗ trợ người nhập trong suốt quá trình sinh sống tại tỉnh/bang đó.

Cộng đồng người Việt tại Úc sống nhiều nhất tại tỉnh bang nào?

Định cư Úc người Việt Nam làm gì?

Những nơi có lượng cộng đồng người Việt định cư Úc lớn thì mọi thứ đều sẽ có tiếng Việt. Người Việt sang Úc làm rất nhiều ngành nghề từ nông nghiệp, bán hàng, kỹ sư chế tạo, bác sỹ cho tới đầu bếp….Do vậy việc nhìn thấy tiếng Việt tại những nơi người Việt sinh sống là chuyện rất đỗi bình thường.

Đại đa số người Việt tại Úc rất chăm chỉ làm việc và tiết kiệm nên cuộc sống tại Úc của họ khá đầy đủ và có khả năng giúp đỡ nhiều cho gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên phải nói thêm là một số người Việt và sắc dân châu Á khác gây “ấn tượng” mạnh với các sắc dân Âu châu do sở thích vui chơi liên miên ở sòng bài.

Úc là nơi có rất nhiều người Việt sinh sống và làm việc

Những tỉnh bang có nhiều người Việt Nam sinh sống nhất

Bang New South Wales [NSW]

Bang New South Wales [NSW ] nằm ở Đông Nam Châu Úc, chiếm 10,4% diện tích châu Úc với hơn 6,37 triệu người. Là bang đông dân nhất, có lịch sử lâu đời và nổi tiếng nhất của Úc. Nền kinh tế của NSW là nền kinh tế công nghiệp hóa cao với nhiều thế mạnh trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt như tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, sản xuất nông nghiệp,….

Những ngành mới như công nghệ sinh học, nuôi trồng thủy sản và các trung tâm giao dịch cũng đang phát triển mạnh. Hệ thống giáo dục của bang luôn được chú trọng để phát triển cùng nền kinh tế.

Thành phố lớn và nổi bật nhất ở NSW là Sydney. “Thành phố Cảng” nổi tiếng nhộn nhịp và có nhiều thắng cảnh. Đây là trung tâm tài chính hàng đầu của Úc. Nhiều địa điểm du lịch của khách quốc tế với bãi biển đẹp.

Còn Canberra, thủ đô của nước Úc là nơi có nhịp sống chậm và yên tĩnh hơn. Hầu hết các Đại sứ quán các nước đều tập trung ở Canberra. Canberra còn được biết đến là thủ đô bụi rậm vì được cây xanh bao phủ. Đây cũng là nơi tọa lạc của tòa nhà Quốc hội, vườn Quốc gia, các công viên lớn và các khu bảo tồn.

Bang Victoria

Victoria là một tiểu bang nằm tại góc đông nam của Úc. Tuy là tiểu bang có diện tích nhỏ thứ nhì [sau Tasmania]. Victoria có dân số cao nhất Úc – vào năm 2005 dân số của Victoria đạt hơn 5 triệu người. Thủ phủ của Victoria là Melbourne, nơi tập trung hơn 70% dân số của tiểu bang.

Đến Melbourne, quý vị như lạc vào lối sống xa hoa. Các trung tâm thương mại sang trọng, các tòa nhà chọc trời, những rạp hát, những cửa hàng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật lộng lẫy…

Mặt khác, Melbourne còn nổi tiếng là “thành phố cây xanh” với những công viên rộng lớn bao la, tạo ra không gian thóang mát. Bourke Street, một trong những trục đường chính của thành phố nhiều thương hiệu nổi tiếng như Zara, H&M, David Jones…

Bang Queensland

Đây là tiểu bang rộng thứ nhì Úc châu nếu tính về diện tích. Là bang đông dân thứ ba sau New South Wales và Victoria. Bang này sau đó khuyến khích định cư tự do. Ngày nay, kinh tế của Queensland chủ yếu là do các thành phần kinh tế nông nghiệp, du lịch và khai thác khoáng sản tự do. Hầu hết mọi người ở Queensland sinh ra, lớn lên và trưởng thành đều đồng hành với biển. Queensland có những bãi biển dường như trải dài vô tận và nổi tiếng đẹp nhất thế giới.

Thủ phủ của Queensland là Brisbane. Brisbane là thành phố hiện đại với tốc độ phát triển mạnh. Là thành phố lớn nhất của Úc. Tuy nhiên thành phố Brisbane vẫn giữ được nhịp điệu đời sống nhẹ nhàng thư giãn, không tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường.

Cộng động người Việt tại Úc ở Brisbane [Inala và Darra]… Ngoài ra, còn có ở thành phố Preth khu Mirrabooka, Gerawheen…

Bang Queensland nhìn từ trên cao

Nếu quý vị đang chuẩn bị làm việc và định cư Úc. Và mong muốn có cảm giác như ở tại quê nhà. Hãy qua ngay các khu người Việt ở Úc để ăn một món ăn Việt Nam. Mua những món đồ của người Việt và gặp những hội người Việt ở Úc.

Hi vọng với bài viết trên, quý vị sẽ có cho mình những thông tin chính xác nhất về cộng đồng người Việt tại Úc. Hãy lựa chọn cho mình một tỉnh bang phù hợp với cuộc sống tương lai định cư tại Úc mọi thắc mắc hoặc cần hỗ trợ có thể ghé qua //fgvisa.vn/để hiểu rõ hơn và được tư vấn một cách tốt nhất.

Việt Nam được xếp vào top 10 các quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất tại khu vực Đông Á – Thái Bình Dương. Đi đến 4 châu trên thế giới, trừ châu Phi, bạn đều có thể gặp những người Việt.

Cuối tuần qua, con số 3 tỷ USD mà người Việt dùng để mua nhà ở Mỹ. [Con số thực tế có thể nhiều hơn nhiều lần con số sổ sách].  Đã được công bố đã khiến nhiều người phải giật mình. So sánh với số liệu báo cáo về tổng vốn doanh nghiệp Việt đầu tư vào Mỹ thì con số này gấp tới 20 lần.

Điều này cũng gây ra chính sự bất ngờ với những người Việt đã di cư sang Mỹ. Và trở thành công dân xứ Cờ hoa từ lâu.

Trong một bài phỏng vấn gần đây, Giáo sư Hà Tôn Vinh – một Việt kiều Mỹ thành công. Đã trở về để góp phần xây dựng Việt Nam –chia sẻ: “Rõ ràng, đã có sự thất thoát nguồn tài chính trong nước. Làm hại cho sự phát triển của quốc gia. 3 tỷ USD đáng lẽ cần được giữ lại đầu tư phát triển”.

Nhìn rộng ra, chúng ta có thể nói về câu chuyện người Việt di cư sang nước ngoài. Và như thế, điểm đến của tiền bạc, chất xám mang quốc tịch Việt Nam sẽ không còn chỉ là Mỹ nữa.

Bản đồ di cư của người Việt Nam. Nguồn: IOM.

Theo số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế [IOM]. Lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hiệp quốc. Về vấn đề kinh tế và xã hội [UN DESA]. Thì từ năm 1990 đến năm 2015, đã có 2.558.678 [hơn 2,5 triệu] người Việt Nam di cư từ Việt Nam ra nước ngoài.

Như vậy, tính trung bình trong 26 năm. Mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài. Cũng theo IMO, tính đến năm 2015, có 2,67% công dân Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.

Đích đến mà người Việt di cư lựa chọn phần lớn là các nước phát triển trên thế giới. Cụ thể, người Việt Nam rất ưa chuộng di cư đến các nước như Mỹ [hơn 1,3 triệu người Việt di cư tại đây]. Úc [227,3 nghìn người Việt]. Pháp [125,7 nghìn người Việt]. Đức [gần 113 nghìn người Việt]. Canada [182,8 nghìn người Việt] hay Hàn Quốc [114 nghìn người],…

Các nước có trình độ phát triển không cao, hoặc ngang bằng Việt Nam. Cũng là địa điểm mà người di cư Việt Nam lựa chọn.

Tất nhiên, số lượng những người Việt sẽ ít hơn nhiều. Với chỉ khoảng từ 10.000 đến dưới 100.000 người Việt di cư được ghi nhận tại các nước Đông Âu. Và một số nước Đông Nam Á lân cận như Lào [12.000]. Campuchia [36.000]. Hay Trung Quốc [28.000]. Tuy nhiên, đặc biệt có Malaysia đã thu hút được đáng kể người Việt di cư với con số 87.000 người sống ở đây.

Nhìn trên cả thế giới, có thể thấy người di cư Việt Nam đã đặt chân đến khắp 4 châu lục của thế giới. [Trừ châu Phi, nơi chỉ có một nhóm nhỏ người Việt sống tại Nam Phi].

Nếu đi khắp châu Âu, bạn đều có thể gặp người Việt ở bất cứ đâu. Bởi hầu hết các nước ở châu lục này đều có người Việt di cư sinh sống. Thậm chí, người Việt còn đặt chân lên và sống tại những xứ xa xôi như Nam Mỹ. Tại các nước như Brazil, Argentina, Bolivia, Chile…dù số lượng còn rất hạn chế.

Việt Nam đã được nhắc đến trong ấn bản “Migration and remittances factbook 2016”. Về di cư và kiều hối của các quốc gia trên thế giới của Ngân hàng Thế giới Việt Nam.

Với tất cả những số liệu trên, Việt Nam đã được nhắc đến trong ấn bản “Migration and remittances factbook 2016”. Về di cư và kiều hối của các quốc gia trên thế giới của Ngân hàng Thế giới Việt Nam. Vị trí mà chúng ta được nhắc đến là nằm trong top 10 các quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất tại khu vực Đông Á – Thái Bình Dương. Với số liệu tính đến năm 2013.

Các số liệu từ các cơ quan quản lý thuế cũng cho thấy các nhu cầu liên quan đến quốc tịch của cả người Việt trong và ngoài nước luôn tương đối lớn.

Trong năm 2015, Bộ Tư pháp cho biết đã trình Chủ tịch nước giải quyết tổng cộng 4.974 hồ sơ xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam. Tính chung trong 5 năm qua, Bộ đã tham mưu, trình Chủ tịch nước cho phép hơn 40.000 trường hợp xin nhập, trở lại và thôi quốc tịch Việt Nam.

Cũng theo một báo cáo của Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao Việt Nam. Chưa có thời kỳ nào trong lịch sử nhân loại di cư lại diễn ra với quy mô lớn như hiện nay. Quy luật cung – cầu về sức lao động, dịch vụ. Chênh lệch về mức sống và thu nhập. Các điều kiện về an sinh xã hội… Đã thúc đẩy các luồng di cư từ Việt Nam ra nước ngoài.

Từ những năm 90 của thế kỷ 20 đến nay. Đặc biệt là từ những năm 2000, Nhà nước đã áp dụng chính sách mở cửa trong quan hệ đối ngoại.

Từ đó, kết hợp với việc cả thế giới toàn cầu hóa. Số người Việt Nam ra nước ngoài định cư ngày càng đông. Họ ra nước ngoài để đoàn tụ gia đình. Hoặc làm ăn, kinh doanh. Hay đi du học rồi ở lại. Cũng có nhiều trường hợp kết hôn với công dân nước ngoài rồi theo chồng ra nước ngoài định cư.

Tư vấn Mua bán nhà bên Mỹ & Định cư Mỹ - Canada - Châu Âu

Liên hệ: Tầng 18.09, Tòa nhà OT2 - Sài Gòn Royal, 34 - 35 Bến Vân Đồn, Phường 12, Quận 4

Hotline: 091 390 4477 - 094 806 4444

Fanpage: facebook.com/muanhamy.vn

Related

Video liên quan

Chủ Đề