Người yêu của hàn mặc tử là ai

Ở phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến một trong những câu hỏi: Những nàng thơ của chàng đã đi đâu về đâu trong suốt mấy chục năm qua.

Nói đến các nàng thơ của Hàn Mặc Tử, người ta thường nghĩ đến những Mộng Cầm, Thương Thương, Mai Đình, Ngọc Sương hay Hoàng Cúc. Nhưng thực ra những người đó không phải là hình bóng đầu tiên bước vào thơ chàng. Mà là một người con gái Huế có cái tên rất mộc mạc: Trà.

Mãi sau này khi Hàn Mặc Tử qua đời, ông Nguyễn Bá Tín, em ruột nhà thơ kể lại toàn bộ câu chuyện về những bóng hồng đầu tiên của anh trai mình trong một tập hồi ký.

Nàng tên Trà vì sinh ở Trà Kiệu, tên nhà trường là Thu Yến, con gái út ông cậu họ, anh của mẹ thi sỹ Hàn Mặc Tử, nhà ở phường Đúc[ Huế].

Điều trở ngại lớn nhất là Hàn Mặc Tử phải gọi nàng bằng chị.

Ông Tín đã viết: “Lần đầu gặp chị Trà, anh Trí hơi nghễnh ngãng, lại bị con đò Gia Hội che lấp cái khôn đi, nên không để ý đến ai cả. Mấy lần có dịp chuyện trò, một người chị, tên Phu cho biết là bà con, nhưng chị Phu vốn thích “xe tơ kết tóc” cho nhiều lứa đôi nên chị thêm rằng: “Bà con cũng như với nhà dì Thị vậy”[ý nói có thể kết hôn được, không trở ngại tình bà con].

Anh Trí thì không thông thạo lễ nghĩa bà con, phải xưng hô thế nào cho đúng. Cho nên mỗi lần gặp chị Trà thì ấp a ấp úng không biết nên gọi bằng chị hay nói thế nào cho phải cách. Vì chị còn nhỏ tuổi. Mà chị Trà tự xét còn nhỏ tuổi nên gọi anh bằng anh một cách tự nhiên thân tình. Thế thì, anh đắn đo, có nên gọi chị bằng em không? Khó cho anh quá!”

Sự giao thiệp vì thế mất tự nhiên, trở thành lạt lẽo. Nàng vẫn dịu hiền không tỏ vẻ gì khó chịu. Nàng tự nhiên bắt chuyện rằng có gặp chàng bên tòa báo Đức Mẹ làm chàng hơi hoảng vì cái tính rụt rè mắc cỡ nên chàng không nhớ ra, vả lại ở chỗ đông người, chàng không dám nhìn ai kỹ, nhất là người đẹp.

Nàng cũng rất thích văn và cũng đã từng viết báo. Các tác phẩm của nàng thường viết về thiếu nhi, đạo binh Đức Mẹ. Biết chàng thơ phú tài hoa vậy, nàng xấu hổ không dám nhắc với chàng, nên mãi về sau chàng mới biết có cô trưởng đoàn thiếu nhi, thường ký tên T.Y trên mặt báo.

Nàng chỉ được ba mẹ cho học xong bậc tiểu học, không cho học thêm, vì đơn giản, nàng là con gái đẹp, ngoan hiền tử tế nên rất nhiều nơi đã dạm ướm, mà tiếp xúc nhiều bạn bè ở trường, có thể bị mang tiếng cho gia đình đạo đức.

Từ đó, nàng ở nhà đi học nữ công, thỉnh thoảng đến giúp việc xếp báo, gửi báo cho tòa soạn Báo Đức Mẹ.

Người con gái tên Trà là mối tình yên lặng nhất của Hàn Mặc Tử, đến đỗi nhiều lúc chịu không nổi, chàng cũng có úp mở với em trai mình cho vơi đi nỗi thương nhớ. “Dù cái răng khểnh của anh vẫn cứ tỏ vẻ “khách quan” nhưng cái cười đó không che giấu tôi được nỗi đau nhất của anh, vì tình trong như đã mặt ngoài còn e”- ông Tín nhớ lại...

Và những vần thơ của chàng cũng bất lực trước một mối tình lặng. Chàng chưa từng làm nổi một câu thơ để tặng nàng những ngày đầu tiên, cộng với tính nhút nhát không dám tìm cách nào để tỏ tình. Chính vì vậy, lời tỏ tình mãi mãi là bỏ ngỏ.

Tình yêu âm thầm thổn thức kéo dài cho đến tháng chạp năm ấy.

Một ngày nọ, người chị tên Phu đột ngột vào thăm nhà chàng. Thay vì những điều chờ đợi trong lòng chàng một tin tức, hay một lời gửi gắm của nàng qua người chị đến chàng, thì lại là một thông tin làm chàng sững sờ không tin nổi.

Mới gặp lại, bà chị vồn vã chưa kịp hỏi han gì thì đã oang oang với mẹ chàng: “O ơi, con tiếc quá, phải chi thằng Trí mà ưng con Trà thì hay biết mấy. Con nó thật đẹp, thùy mị dễ thương quá. Con đã để bụng cho thằng Trí rồi... Rứa mà... ”.

Chàng vẫn yên lặng lắng tai nghe.

Mẹ chàng vặn hỏi: “Mà chừ thì ra răng rồi?”. Bà chị vội nói: “Bác Chí [chị gọi bố nàng bằng bác] nhờ con về mời o ra đám cưới con Trà”. Rồi bà chị quay sang bản mặt như đông đá của chàng: “Con Trà em biết rồi đó, hắn sắp lấy chồng, chao! Chị tiếc quá, phải chi em nói một tiếng thì dễ quá”. Rồi bà chị quay sang nói nhỏ với em trai chàng: “Con Trà có vẻ thương thằng Trí. Hỏi thăm luôn”.

Chàng cười nhạt sau chiếc răng khểnh, rồi lặng lẽ đi vào phòng.

Mãi những ngày sau, khi con tim cất lên những tiếng nấc khẽ về một sự tan vỡ lặng lẽ, chàng bắt đầu viết những dòng tâm sự cho nàng, với những câu thơ xa xót, đó chính là bài thơ “Buồn Thu”, một trong những bài thơ buồn nhất trong “Lệ Thanh thi tập”.

Mối tình câm với nàng thầm lặng đến và thầm lặng đi, để lại trong lòng Hàn Mặc Tử một hối hận riêng tư lâu dài mà mỗi lần đọc bài “Buồn Thu”, vẫn còn xót thương cái ấp a ấp úng của tuổi 19, 20 khờ khạo rụt rè đã làm cho cuộc đời phải ngỡ ngàng, trước trớ trêu của định mệnh.

Năm đó, Hàn Mặc tử còn ở tuổi đôi mươi. Nỗi buồn tuy không sâu sắc như những lần sau này nhưng với những tình cảm trong sáng chưa cọ xát với khổ đâu, cũng đủ để làm nên một “Buồn Thu” rưng rưng và hay nhất trong “Lệ Thanh Thi Tập”.

Năm 1936, tức là khoảng 5 năm sau, khi xuất bản “Gái quê”, chàng ra Huế tìm gặp lại bà chị họ nhờ chị trao tặng nàng một tập. Nhưng có lẽ khi đó nàng cũng đã yên phận gia đình từ lâu nên chỉ có gửi đi mà không có hồi âm lại. Và cũng chẳng có hồi âm nào nữa từ cô gái thuở ban đầu bên dòng Hương Giang ấy cho đến cuối cuộc đời chàng...

Theo Hoàng Nguyên

Diễn Đàn Doanh Nghiệp

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Có lẽ với những người yêu thích văn học, nhất là yêu thích thể loại thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam đều từng rất ấn tượng với những tác phẩm thời bấy giờ. Và nhắc đến dòng thơ này thì lại càng không thể không nhắc đến người đã khởi xướng lên Trường thơ Loạn – Hàn Mặc Tử. Với những vần thơ khiến rất nhiều người mến mộ, tuy nhiên để nói về cuộc đời của Hàn Mặc Tử có lẽ cũng còn rất nhiều bất ngờ để khám phá như chính những tác phẩm để đời của ông vậy. Và một trong số những sự kiện khiến người ta cảm thấy tò mò nhất có lẽ vẫn là cuộc tình của ông với bà Mộng Cầm. Vậy thì vì sao mối tình này lại được nhiều người quan tâm? Bí ẩn chất chứa bên trong đó liệu chúng ta có biết? Phải cùng đi tìm hiểu để tìm thêm những đáp án thú vị.

Mộng Cầm Là Ai Trong Cuộc Đời Của Hàn Mặc Tử

Có lẽ cuộc đời của Hàn Mặc Tử đã được kể đi nói lại khá nhiều lần từ trong sách báo đến lẫn truyền miệng trong đời sống, chính vì vậy chúng ta hãy tạm gác lại tiểu sử của ông để đi tìm hiểu về bà Mộng Cầm.

Bà Mộng Cầm có tên khai sinh là Huỳnh Thị Nghệ, bà cũng chính là người thiếu nữ mà ngày xưa Hàn Mặc Tử mê mẩn nhớ nhung trong mộng. Bà Mộng Cầm được sinh ra ở vùng đất Phan Thiết đầy nắng gió, tuy nhiên cha mẹ bà lại rời Phan Thiết để tới Nghệ An mưu sinh kiếm sống, chính vì vậy mà ngày bà được chào đời [ngày 17/07/1917] cha mẹ bà cũng lấy cái tên Huỳnh Thị Nghệ để đặt tên cho bà. Thời gian trôi qua nhanh chóng, bà được gửi về lại Phan Thiết rồi trọ ở nhà cậu của mình để học trường Pline Exercices.

Sau này người ta phát hiện ra bà có khiếu thơ văn chính là từ việc xuất phát mình là cháu của nhà thơ Bích Khê, chính vì vậy mà bà cũng thường hay tham gia các hoạt động viết văn thơ gửi báo chí, cái tên Mộng Cầm cũng chính thức xuất hiện khi bà đặt làm bút danh để đăng lên báo những bài thơ của mình. Nào ngờ đây cũng chính là bước ngoặt tình cảm trong cuộc đời bà khi mà Hàn Mặc Tử bắt đầu thấy thích thú với những con chữ trong thơ của bà, ông bắt đầu tìm đến để làm quen, rồi bày tỏ tình cảm của mình với bà qua bài thơ “Muôn năm sầu thảm”.

Chính từ câu thơ đầu tiên “Nghệ hỡi Nghệ…” của Hàn Mặc Tử mà cho mãi về sau này bà Mộng Cầm vẫn luôn ghi nhớ nó trong lòng. Bởi vì, đối với cuộc đời bà, Hàn Mặc Tử chính là người tình đầu tiên mà bà được nếm trải.

Những Chuyện Thú Vị Xoay Quanh Đôi Tình Nhân Này

Cuối cùng sau nhiều lần tâm tình trò chuyện qua báo chí thư từ, thì vào một mùa hè ông Hàn Mặc Tử đã quyết định đi từ Quy Nhơn vào Phan Thiết để thăm người yêu Mộng Cầm của mình. Trước câu hỏi rằng Phan Thiết thì có nơi nào đẹp để đưa ông đi thăm đó đây, Mộng Cầm đã chọn một địa điểm mà bà cho là thích hợp nhất để làm một chốn hò hẹn yên bình. Đó chính là lầu Ông Hoàng, nơi được xây dựng trên một ngọn đồi nhỏ và thấp, nhưng từ tầm mắt có thể dễ dàng hưởng được những đêm trăng sáng tỏ, có thể thấy được cả Mũi Né cũng như cả thị xã Phan Thiết ở phía xa xa, nhưng hấp dẫn nhất vẫn là những ánh đèn hiệu hay đèn ghe chài cứ lấp lánh như những viên kim cương khổng lồ giữa màn đêm đen dày đặc.

Nhưng điều không ngờ tới thì lần ông vào Phan Thiết thăm Mộng Cầm cũng là lần cuối cùng mà hai người được đi chơi cùng với nhau. Sau thời gian ấy Hàn Mặc Tử có đi ra Huế, rồi mới trở về Quy Nhơn, sau đó thì điều trị bệnh phong tại bệnh viện phong của Quy Hòa rồi từ giã cõi đời ở đó.

Nếu nói không sai thì mối tình giữa Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm thật tình chẳng đi được đến đâu. Chính bà cũng tự tâm sự với nhiều người rằng có thể lúc ấy do bà là con nhà phong kiến, cha mẹ thì lại luôn có ý định cản trở bà lấy một người Công giáo, hơn nữa lại là văn nhân, thơ ca thi sĩ. Nhưng chuyện đó vốn cũng không quan trọng bằng việc Mộng Cầm thật sự lúc ấy đã quá thương Hàn Mặc Tử. Tuy nhiên bà cũng biết căn bệnh phong này nếu cứ gần đàn bà thì sẽ càng mau chết, vì vậy mà bà phải chọn cách là cố tình né tránh để Hàn Mặc Tử có thể mau khỏi bệnh rồi mới tính đến chuyện thưa với cha mẹ. Chỉ tiếc rằng Hàn Mặc Tử lại không thể biến điều đó thành sự thật khi ông cuối cùng cũng đã ra đi.

Chuyện lý thú mà người ta vẫn thường nhắc đến khi nói về đôi Hàn Mặc Tử – Mộng Cầm này chính là từ những vần thơ mà hai người từng viết cho nhau rất thắm thiết, thế nhưng quả thật thì hai người từ lần gặp đầu cho đến khi Hàn Mặc Tử mất đều không hề có chuyện gần gũi bên nhau, có chăng chỉ là một cái nắm tay khẽ hờ.

Sau này để lưu lại những kỷ niệm đẹp đẽ của mình với cố nhân mà Mộng Cầm đã làm một bài thơ mang tên “Kỷ niệm Hàn Mặc Tử ở lầu Ông Hoàng”, bài thơ này chưa bao giờ bà muốn nhiều người biết đến, chỉ để chép tay mà lưu giữ cho riêng mình.

Còn Những Bí Ẩn Trên Mảnh Đất Phan Thiết Này

Để nói về thời gian và lịch sử của những con người đã làm nên Phan Thiết chắc chắn bạn không thể bỏ qua Bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa. Ở đó sẽ mô tả và tái hiện đầy đủ từng bước thăng trầm trong lịch sử hình thành và phát triển của Phan Thiết nói chung và làng nghề nước mắm nói riêng. Ở đây cũng có đề cập đến phòng kiểm định nước mắm – nơi mà ngày xưa chồng của bà Mộng Cầm là ông Hồ Lộng Địch xây dựng lên để góp phần chứng thực, kiểm nghiệm và cấp giấy chứng nhận cho những tĩn nước mắm được đem đi khắp muôn nơi.

Ngoài ra ở đây cũng còn có rất nhiều khu trưng bày đẹp và bắt mắt về những mốc thời gian đáng nhớ, khiến chúng ta phải bồi hồi khi nhớ lại một thời hoàng kim hay chỉ đơn giản là những điều thật sự đã làm nên tuổi thơ, cuộc sống của những con người tại Phan Thiết.

Nếu là một người yêu thơ ca, cái đẹp, lịch sử và đặc biệt là du lịch thì chắc chắn bạn không được bỏ lỡ chuyến tham quan tới bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa để phiêu du trong một không gian và thời gian hoàn toàn khác biệt mới lạ nhé.

Xem thêm bài viết về lịch sử phan thiết: //nuocmamtin.com/lich-su-phat-trien-cua-thanh-pho-phan-thiet-chat-chua-trong-bao-tang-nuoc-mam/

Nguồn hình: sưu tầm

Video liên quan

Chủ Đề