Nguyên nhân bị tiểu són

Són tiểu có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy són tiểu nguyên nhân do đâu và làm thế nào để điều trị, phòng ngừa hiệu quả, bạn đọc có thể theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin cụ thể.

Menu xem nhanh:

  • 1.Són tiểu nguyên nhân do đâu?
  • 2.Điều trị són tiểu bằng cách nào?
  • 3.Phòng ngừa triệu chứng són tiểu

1.Són tiểu nguyên nhân do đâu?

 

Són tiểu là một chứng bệnh thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ với nhiều mức độ nặng nhe và nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Bệnh nhân không thể kiểm soát được lúc nào mình đi tiểu đến khi tiểu ra quần họ mới biết, nhiều người bệnh nặng còn phải thưởng xuyên mang bỉm ra đường, rất khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.

Triệu chứng són tiểu có thể do một số nguyên nhân sau:

– Do sử dụng các loại thuốc chữa bệnh có tác dụng làm tăng lượng nước tiểu, hỗ trợ bàng quang co bóp, đẩy nước tiểu ra ngoài bao gồm: Thuốc giảm huyết áp, thuốc chống trầm cảm, các loại thuốc có tác dụng thư giãn cơ bắp,….

Nguyên nhân bị tiểu són

Són tiểu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

– Chứng són tiểu có thể xảy ra khi phụ nữ có thai, khi ho, hắt xì hơi, hoặc thực hiện một động tác nào đó làm tăng sức ép lên bàng quang;

– Do mắc một số bệnh có liên quan: Lớp niêm mạc trong âm đạo bị mỏng và khô nhất là sau khi tắt kinh nguyệt, bị táo bón, tê liệt, nhiễm trùng đường tiểu, bệnh tiểu đường,…;

Tiểu són thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới, vì đường tiểu của phụ nữ ngắn hơn của nam giới nhiều. Ở phụ nữ trẻ, nguyên nhân thường gặp nhất là do thiếu sự nâng đỡ ở cổ bọng đái (nơi tiếp giáp của bọng đái với niệu đạo). Ở phụ nữ lớn tuổi, nguyên nhân thường gặp là do bọng đái bị yếu.

 

2.Điều trị són tiểu bằng cách nào?

 

Điều trị són tiểu, người bệnh cần tránh không uống nhiều nước vào buổi tối, giảm bớt rượu, cà phê nếu đó có thể là nguyên nhân.

Tập đi tiểu thường xuyên dù chưa mắc tiểu cũng là một cách để giảm tiểu són. Trong trường hợp tiểu són vì cơ kiểm soát đường tiểu bị yếu, một phương pháp tập luyện các cơ ở vùng chậu (được gọi là Kegel exercises) tương đối đơn giản sẽ được hướng dẫn cho bệnh nhân để làm cho đường tiểu được kiểm soát tốt hơn.

Nguyên nhân bị tiểu són

Ho, hắt hơi có thể gây són tiểu

Nếu ho, hắt hơi,… dễ gây ra són tiểu,thì nên điều trị triệt để.

Với những bệnh nhân có triệu chứng són tiểu nghiêm trọng, các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại thuốc. Các thuốc này có thể là thuốc điều khiển sự co bóp của bọng đái; thuốc tăng cường cơ kiểm soát niệu đạo (ống tiểu), thuốc kháng sinh ngừa bệnh nhiễm trùng.

Với những trường hợp bệnh nhân không thích hợp với phương pháp điều trị nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật để điều trị són tiểu.

 

3.Phòng ngừa triệu chứng són tiểu

 

Phòng ngừa triệu chứng són tiểu với những lưu ý sau:

Giảm cân, tập thể dục bụng, giảm ho, tránh nâng vật nặng quá, bỏ hút thuốc, trị bón cũng có thể giúp phòng són tiểu.

Nguyên nhân bị tiểu són

Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên

Đi tiểu đều đặn dù chưa cảm thấy “mắc tiểu” cũng có thể giúp phòng chứng són tiểu.

Chủ động thăm khám sức khỏe khi có triệu chứng són tiểu để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán, tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả.

Tôi bị rỉ nước tiểu khoảng 2 tháng nay. Lên mạng tìm hiểu thì thấy đây được gọi là hiện tượng tiểu són. Xin bác sĩ cho tôi biết nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và cách điều trị ra sao? Cảm ơn bác sĩ! (Trịnh Long – 45 tuổi, Ba Đình, Hà Nội).

Cảm ơn bạn đã chia sẻ tình trạng bệnh lý của mình. Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng – Cố vấn chuyên môn của Dược phẩm Tâm Bình sẽ trả lời câu hỏi của bạn như sau:

1. Tiểu són là bệnh gì?

Tiểu són là tình trạng nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài tại bất cứ thời điểm nào mà người bệnh không thể kìm chế hay kiểm soát được. Tiểu són không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó khiến người bệnh lo lắng, tự ti, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc.

tiểu són là gì?

Tình trạng són tiểu thường xảy ra trước khi người bệnh kịp di chuyển đến nhà vệ sinh. Một số trường hợp khác, nước tiểu rò rỉ ngay khi không có cảm giác mắc tiểu. Nếu tình trạng diễn ra liên tục, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Viganam

2. Nguyên nhân bị tiểu són?

Tiểu són có thể xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Do ảnh hưởng từ phẫu thuật tiền liệt tuyến (ung thư hoặc phì đại) gây ảnh hưởng đến dây thần kinh truyền tín hiệu từ bàng quang lên não.
  • Do mắc các bệnh như: tiểu đường, đột quỵ, xơ cứng rải rác, bệnh Parkinson… gây triệu chứng mất tự chủ tiểu tiện.
  • Do sự suy yếu của cơ vòng (kết nối giữa bàng quang và niệu đạo) khiến nước tiểu chảy vào bàng quang cả khi lượng chất lỏng ở đây đã đầy. Từ đó gây rỉ nước tiểu ra ngoài.
  • Do bàng quang có sỏi, sỏi di chuyển xuống phía dưới làm tắc niệu đạo, gây ứ đọng nước tiểu. Nước tiểu không thoát hết ra ngoài, một lúc sau có hiện tượng rò rỉ.
  • Do thường xuyên sử dụng các loại đồ ăn, thức uống gây kích thích bàng quang như: rượu bia, caffeine, ớt…
  • Do dùng thuốc điều trị gây lợi tiểu, có thể khiến bàng quang tăng hoạt như: thuốc điều trị bệnh tim, huyết áp, thuốc an thần, thuốc giãn cơ…
  • Do bị ho lâu ngày làm gia tăng áp lực lên cơ bàng quang, cơ sàn chậu. Từ đó khiến nhóm cơ này suy yếu, đóng không chặt khiến tiểu són khi ho, hắt hơi hay hoạt động gắng sức.

Ngoài ra, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc táo bón lâu ngày cũng có thể là nguyên nhân khiến tiểu nhiều lần, tiểu són.

3. Phân loại tiểu són

✅ PHÂN LOẠI⭐ĐẶC ĐIỂM✅ Tiểu són áp lực⭐ Là tình trạng nước tiểu rò rỉ ra ngoài khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc làm việc nặng gây áp lực lên bàng quang.✅ Tiểu són cấp kỳ⭐Người bệnh cần phải giải quyết ngay nhu cầu khi mắc tiểu, không thể kìm nén được. Cơ bàng quang co bóp mạnh khiến một lượng chất lỏng rò ra khi chưa kịp vào nhà vệ sinh.✅ Són tiểu tràn (tiểu són khi đầy bàng quang)⭐Mặc dù vừa mới đi tiểu nhưng bàng quang chưa rỗng hoàn toàn khiến nước tiểu nhanh đầy lại. Người bệnh lại có cảm giác mắc tiểu ngay sau đó kèm hiện tượng nước tiểu rò ra ngoài.✅ Tiểu són không tự chủ hoàn toàn⭐Là tình trạng mất kiểm soát tiểu tiện, mặc dù người bệnh ý thức được cần nín tiểu và đã cố nhịn nhưng chất lỏng vẫn tràn ra.✅ Tiểu són chức năng⭐Do các vấn đề về sức khỏe mà người bệnh không thể di chuyển nhanh chóng đến nhà vệ sinh gây són tiểu. Ví dụ, nam giới bị đau xương khớp, người bị các bệnh thần kinh…

4. Chẩn đoán tiểu són

chẩn đoán tiểu són

Để đưa ra phương án điều trị hiệu quả, người bệnh cần được thăm khám tại các cơ sở y tế. Dưới đây là các biện pháp chẩn đoán bệnh:

– Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi cụ thể tình trạng người bệnh gặp phải, tiền sử bệnh tật, các bệnh lý đang mắc… Ngoài ra, bạn có thể được yêu cầu ho để phát hiện nguyên nhân tiểu són là do đâu.

– Xét nghiệm: Xét nghiệm nước tiểu được chỉ định nhằm phát hiện tình trạng nhiễm trùng, kiểm tra protein niệu, phát hiện có máu trong nước tiểu hay không…

– Đo lượng nước tiểu tồn sau khi đi tiểu: Người bệnh được yêu cầu đi tiểu. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra số lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang bằng ống thông hoặc siêu âm. Nếu lượng chất lỏng còn nhiều chứng tỏ đường tiết niệu bị nghẽn hoặc người bệnh đang gặp vấn đề về cơ bàng quang, dây thần kinh.

5. Phương pháp điều trị tiểu són

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng, bác sĩ sẽ chỉ định và hướng dẫn các phương pháp nhằm điều trị tiểu són. Dưới đây là tổng hợp các phương pháp cụ thể:

5.1 Điều trị tiểu són bằng thuốc

5.1.1 Thuốc Tây

Đối với các trường hợp tiểu không tự chủ do bệnh lý, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê thuốc. Cụ thể là:

– Thuốc chẹn Alpha: Công dụng làm giãn các cơ ở cổ bàng quang và cơ ở tuyến tiền liệt. Nhờ đó mà nước tiểu đi xuống niệu đạo dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang.

– Thuốc kháng Cholinergic: Giúp làm giảm các cơn co thắt ở bàng quang khi bộ phận này hoạt động quá mức. Hai loại phổ biến được dùng là Oxybutynin và Tolterodine.

– Thuốc kháng viêm: Sử dụng điều trị tắc nghẽn đường tiết niệu, tiểu són vài giọt, tiểu không tự chủ do viêm nhiễm. Thuốc kháng sinh giúp triệt tiêu những ổ viêm nhiễm, làm lành những tổn thương do vi khuẩn.

Bên cạnh sử dụng thuốc để điều trị tiểu són, bác sĩ có thể yêu cầu đặt ống thông tiểu hay áp dụng các phương pháp ngoại khoa như: phẫu thuật cắt bỏ u tiền liệt tuyến, mổ lấy sỏi… trong các trường hợp cần thiết.

5.1.2 Điều trị tiểu són bằng Đông y

Theo nguyên lý Y học cổ truyền, đái són, tiểu mất tự chủ là tình trạng bắt nguồn từ sự suy giảm chức năng tạng thận và phủ bàng quang. Vì thế, việc điều trị cần chú trọng tăng cường bồi bổ để phục hồi chức năng của các cơ quan này.

điều trị bằng đông y

Một số loại dược liệu giúp bổ thận, trị bàng quang hư yếu là:

– Sơn thù

Đây là dược liệu quý, giúp bổ can thận, khỏe ngũ tạng, trị tiểu són, tiểu rắt, nhất là với những người lớn tuổi. Sơn thù có thể sử dụng bằng cách kết hợp với các dược liệu khác như: Ích trí nhân, Nhân sâm, Ngũ vị tử… Tất cả đem sắc uống hoặc tán nhỏ làm hoàn.

– Ba kích

Đông y cho biết, Ba kích có vị ngọt, tính ấm. Tác dụng của dược liệu này là bổ thận, tráng dương, cường gân cốt, ôn thận. Vì thế, chữa tiểu són tại nhà thường sử dụng rễ Ba kích kết hợp với Sơn thù, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử để sắc hoặc tán bột uống.

– Sâm cau

Bên cạnh công dụng đối với sinh lý đàn ông, Sâm cau còn được biết đến như một loại dược liệu giúp bổ thận, dùng để trị đái són, tiểu không kiểm soát cho người già. Nam giới có thể dùng Sâm cau thái lát, phơi khô rồi sắc nước uống hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

Những loại dược liệu trên tuy có tác dụng tốt. Nhưng quá trình sử dụng phải đun sắc lách cách và khá mất thời gian. Nam giới có thể lựa chọn các sản phẩm Đông y có các thành phần tương tự để tiện lợi hơn khi sử dụng.

5.2 Phương pháp trị tiểu són không cần dùng thuốc

điều trị rò rỉ nước tiểu không dùng thuốc

Đối với các trường hợp tiểu són không do nguyên nhân bệnh lý hoặc bệnh ở mức độ nhẹ. Bệnh nhân chưa cần phải sử dụng thuốc hoặc các phương pháp can thiệp khác. Dưới đây là gợi ý của Th.S, BS Hoàng Khánh Toàn về các phương pháp cải thiện tiểu són không dùng thuốc:

5.2.1 Tập nhịn tiểu

Đối với người khỏe mạnh, nhu cầu đi tiểu thường phát sinh sau 2,5 – 3,5 giờ là bình thường. Các chuyên gia thận niệu khuyên không nên nhịn tiểu. Tuy nhiên, đối với những người đái són, tiểu nhiều, tập nhịn tiểu lại rất được khuyến khích.

Người bệnh cần cố gắng luyện tập để nhịn tiểu từ 5 đến 10 phút. Mỗi lần tăng lên một chút cho đến khi giãn cách được số lần đi tiểu như người bình thường.

5.2.2 Đi tiểu 2 lần

Đây là phương pháp hỗ trợ làm rỗng bàng quang hoàn toàn khá hiệu quả. Theo đó, sau khi đi tiểu khoảng 2-3 phút, người bệnh lại tiếp tục tiểu thêm lần nữa để đào thải triệt để lượng chất lỏng tồn dư trong bàng quang.

5.2.3 Luyện tập cơ sàn chậu

Cơ sàn chậu là nhóm cơ ở phần hạ bộ, giúp kiểm soát hoạt động tiểu tiện. Nếu nhóm cơ này khỏe mạnh, nam giới sẽ hạn chế được tình trạng đái són, tiểu không tự chủ.

Bài tập chữa tiểu són hiệu quả tốt nhất được các chuyên gia khuyên thực hiện là bài tập Kegel. Hướng dẫn thực hiện bài tập như sau:

  • Xác định cơ sàn chậu bằng cách nín tiểu giữa chừng. Nhóm cơ giúp bạn kiểm soát dòng tiểu chính là cơ sàn chậu.
  • Nằm trên sàn hoặc ngồi, siết chặt cơ sàn chậu khoảng 2-3 giây rồi thả ra.
  • Thực hiện khoảng 20-30 lần, mỗi ngày 3-4 lượt.

5.2.4 Điều chỉnh chế độ ăn uống

Để giảm thiểu tình trạng tiểu són vài giọt, tiểu không tự chủ, điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý là rất cần thiết. Người bệnh nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước để tránh táo bón. Bởi táo bón chính là một trong các nguyên nhân tác động đến dây thần kinh, gây rò rỉ nước tiểu.

Bên cạnh đó, người bệnh nên tiết giảm tối đa đồ uống chứa cồn, caffeine, đồ uống có ga bởi chúng gây kích thích bàng quang. Bên cạnh đó, đồ ăn cay nóng, socola, chất tạo ngọt nhân tạo, vitamin C liều cao… cũng có thể là nguyên nhân làm tình trạng thêm trầm trọng. Người đái són không nên sử dụng.

6. Phòng tránh tiểu són ở nam giới

Tiểu són không phải là bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nam giới mắc phải tình trạng này ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, gây bất tiện, tạo nên tâm lý tự ti, mặc cảm. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hằng, để phòng tránh tiểu són, tiểu không tự chủ, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh thân thể, nhất là vùng kín sạch sẽ để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
  • Uống 2-3 lít nước mỗi ngày, không nhịn tiểu để phòng tránh sỏi thận, sỏi tiết niệu gây nghẽn dòng chảy.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện u, sỏi trong đường tiết niệu, u tiền liệt tuyến…và các bệnh lý khác từ sớm.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh.
  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh. Tăng cường các thực phẩm bổ thận, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá…

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng tiểu són ở nam giới và những phương pháp để cải thiện tình trạng này. Nếu bạn còn băn khoăn, thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ ngay đến số tổng đài 0343 44 66 99 của chúng tôi.

Tiểu són là dấu hiệu của bệnh gì?

Són tiểu do đầy bàng quang khiến người bệnh luôn trong trạng thái rò rỉ nước tiểu, không thể thải hết nước tiểu khi đi vệ sinh. Hiện tượng này phổ biến hơn nam giới, nhất người có khối u, tuyến tiền liệt phì đại, sỏi thận, mắc bệnh đái tháo đường hoặc đang sử dụng một số loại thuốc.

Làm gì khi bị són tiểu?

Các biện pháp điều trị bệnh Són tiểu.
Thay đổi hành vi. Tập luyện bàng quang bằng cách nhịn đi tiểu khi bị kích thích. ... .
Tập luyện cơ sàn chậu dành cho nam giới. ... .
Kích thích điện. ... .
Điều trị bằng thuốc. ... .
Sử dụng thiết bị Y tế ... .
Phẫu thuật..

Tại sao ho lại són tiểu?

Hiện tượng són tiểu khi ho và hắt hơi là tình trạng rò rỉ nước tiểu không kiểm soát khi người bệnh ho, hắt hơi và được gọi là chứng són tiểu căng thẳng. Són tiểu căng thẳng xảy ra khi có sự gia tăng áp lực lên bàng quang khiến cho bàng quang khó kiểm soát hoạt động tiểu tiện và dẫn tới tiểu không tự chủ.

Tiểu són nên uống thuốc gì?

Các loại thuốc thường dùng trong điều trị són tiểu bao gồm: Anticholinergics: loại thuốc này làm thư giãn bàng quang khi nó hoạt động quá mức và có thể hiệu quả đối với són tiểu cấp kỳ; Mirabegron: dùng để giãn các cơ bàng quang và tăng lượng nước tiểu; Estrogen: có thể giảm các triệu chứng của són tiểu.